Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

TRẤN BẮC - QUÁN TRẤN VŨ ( ĐỀN QUÁN THÁNH )








  Vua  Lý Thái  Tổ định đô ở Thăng Long  ( Canh Tuất 1010 ) phong cho thần  Trấn Vũ là Huyền Thiên Trấn Vũ Chân Quân  coi giữ mặt Bắc Hoàng Thành. Năm Nhâm Ngọ 1012 vua Lý Thánh Tông xây miếu thờ Trấn Vũ  ở gần thành nhưng không rõ địa điểm nào chỉ thấy sách xưa ghi là gần đầm Thân Cáo ( có lẽ là một chỗ nào đó của Hồ Tây ngày xưa ) Thời Lê Sơ, năm Giáp Ngọ 1474, Lê Thánh Tông sai tu tạo lại Hoàng Thành, mở rộng diện tích và xây đền thờ Trấn Vũ ở bên ngoài tường thành, tức là địa điểm của đền hiện nay.




   So với các bức ảnh cũ trước kia ta thấy có sự khác biệt, đoạn đường giữa Tam Quan và Tháp Môn ngày xưa là đường đi, nay là vỉa hè. Tháp Môn ngày trước sát với Hồ Tây, có hẳn bậc đi xuống hồ, sau này nơi đây bị lấp đi làm đường và vườn hoa( nay là công viên Lý Tự Trọng ).

S 1755.JPG


   Bia Hạ Mã ở góc phải bên ngoài cổng Quán, sát vỉa hè đường Quan Thánh.



   Mặt trước Tam Quan.

S 1753.JPG


   Ở hai  cửa bên có mấy chữ này rất lạ, có lẽ là Tiểu Triện cách điệu.

S 1752.JPG


    Đây là hai chữ ở bên phải.

S 1713.JPG


   Mặt sau của Tam Quan nhìn từ phía trong Đền ra.

S 1714.JPG


   Ba chữ Thạch Bi Đình , ở trong có một tấm bia đá

   Đền Trấn Vũ trải qua nhiều lần tu sửa, duy có hai lần là trùng tu lớn. Năm Vĩnh Trị thứ hai, đời Lê Hy Tông  ( Đinh Tỵ  1677 )  xây dựng Quán Trấn Vũ theo quy mô to lớn, chúa Trịnh Định Vương  ( Trịnh Tạc ) cho đúc tượng đồng thay cho tượng gỗ cũ.



   Tượng Trấn Vũ nặng bốn tấn ,cao ngót bốn mét ,tượng không đội mũ , xõa tóc ra  phía sau, mặc áo đạo sĩ ,chân đi đất ,tay trái giơ lên bắt quyết trừ tà ma ,tay phải chống kiếm xuống lưng một con rùa, lưỡi kiếm có con rắn quấn xung quanh, ngày nay khi đi lễ mọi người thường sờ vào ngón chân, bàn chân của Ngài ,vì hiếu kỳ xem có phải là được đúc nên từ đồng đen như truyền thuyết hay không, phần khác  vì lý do tâm linh thông qua đó mong được Ngài che chở khỏi tà ma ác quỷ. Còn có một giai thoại về việc bán mồ hôi Thần nữa, số là trước đây tượng chưa có áo phủ ngoài  nên mỗi khi trời nồm, hơi nước động lại nhỏ thành giọt. Có một tên Tri huyện can tội ăn hối lộ bị dân kiện mất chức bèn luồn lọt xin vào làm Thủ từ ở Đền, lợi dụng mê tín phao lên rằng tượng thánh đổ mồ hôi, ai thấm lấy sẽ được phúc lành. Thế là hắn chuyên bán những mảnh lụa điều nói là đã thấm mồ hôi thần cho người ta may áo cho trẻ sơ sinh làm khước mà đâm ra vớ bẫm. Người ta làm bài thơ sau để giễu hắn:
                                   
                                                  Xưa vắt mồ hôi dân
                                                  Nay vắt mồ hôi thần
                                                  Thần dân đều vắt hết
                                                  Rồi cũng chết đói nhăn.



Người thợ đúc tượng Trấn Vũ là Trùm Trọng cũng có tượng thờ ở  trái đền bên cạnh.

S 1732.JPG


   Sở dĩ gọi là Quán Trấn Vũ và có tượng đúc hình đạo sĩ là vì nơi đây đã trở thành một trung tâm hành lễ của Đạo giáo. Khi đi thi thủa trước học trò thường vào đây xin thơ Thánh giáng và cầu mộng. Những chuyện mộng mỵ ấy chép thành pho sách nhan đề Trấn Vũ báo mộng  ký.      Truyền thuyết Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn được thần báo mộng chỉ đường vào Lam Sơn theo Lê Lợi cũng ở chỗ này mà ra .
   Năm Cảnh Hưng 29 ( Mậu Tý 1768 ) chúa  Trịnh Tĩnh Vương (Trịnh Sâm ) có cho sửa chữa khu đền này và ghi thêm vào tấm bia đời Vĩnh Trị 2 (1677 ) của Đặng Công Chất . Tấm bia đó khi Nguyễn Thánh Tổ ( Minh Mạng 1824 ) ra Bắc ,đến thăm đền đã sai đục hết chữ đi để xóa sạch những gì là dấu tích của họ Trịnh .
   Chiến tranh cuối thế kỷ XVIII cũng ảnh hưởng đến Quán Trấn Vũ, nhà cửa hư hại nhiều. Năm Tự Đức (Bính Thìn 1856 ), Tri Huyện Thọ Xương là Phan Huy Kiên đứng ra lạc quyên để trùng tu đền, cơi rộng thêm, xây Nội Điện và Tiền Đường, lò thiêu hương, Tam Quan ,gác chuông, hành lang Tả Hữu Vu,nhân dịp đó tô thêm tượng đặt ở Hậu Đường.




S 1716.JPG


   Nhà Tiền Tế tuyệt đẹp với hệ thống Hoành phi Câu đối, Chạm khảm.

S 1720.JPG



S 1717.JPG

       
              Long Môn
S 1718.JPG


     Hổ Bảng   ở hai bên tường trước Tiền Tế

   Trước đó (Năm Thiệu Trị 2-Nhâm Dần 1842 ) vua Nguyễn Hiến Tổ ra Bắc tuần, đến thăm đền có cúng một biển đồng thếp vàng, nhà vua và các  hoàng tử đi theo mỗi người cúng một đồng tiền vàng đem đúc thành một chiếc  vòng  vàng đeo vào  tay tượng.
   Một lần trùng tu lớn nữa là vào năm Thành Thái 5(Qúy Tỵ 1893 ) Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải cho sửa sang lại đền như ngày nay. Ngoài cổng đền xây thêm bốn cột trụ ( Đôi voi chầu trong sân đến năm 1941 mới có ), tượng thần được nâng lên cao, đặt trên một bệ đá cao
mét hai.

S 1739.JPG



S 1712.jpg


    Ông  Voi bên phải.

S 1751.JPG


    Ông Voi bên trái.

   Khi khánh thành, Hoàng Cao Khải tổ chức một buổi lễ long trọng, mời đông đủ các quan cả Tây lẫn Ta cùng dự, cảnh Tây đầm uống rượu, nhẩy đầm trong sân đền đã gây dư luận bất bình trong dân kể cả báo chí Pháp .
   Trong Quán Trấn Vũ còn có một quả chuông cao trên mét rưỡi, đúc cùng năm với pho tượng ( Đinh Tỵ 1677 ) treo ở gác Tam Quan, một chiếc Khánh đồng lớn trên khắc một bài Minh và sáu tấm bia cổ.

   Ngoài ra, tại  Hà Nội ở đền Huyền Thiên phố Hàng Khoai, đình thôn Cự Linh (Gia Lâm ) cũng thờ thần Trấn Vũ, trong đình Cự Linh có một pho tượng Trấn Vũ bằng đồng nặng khoảng ba tấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét