C.- Quần thể Kim Tự Tháp ở Abusir:
không hiện hữu Kim Tự Tháp lừng danh như Kim Tự Tháp Đỏ Khufu[1] nhưng ở đây còn nhiều Kim Tự Tháp tuy không còn tốt lắm nhưng có giá trị lịch sử vì niên đại cách chúng ta khá xa (một số cách nay khoảng 4.000 năm). Quần thể Kim Tự Tháp Abusir nằm bên tả ngạn sông Nil, giữa quần thể Giza và quần thể Saqqara. Nghĩa là đối diện chéo với thủ đô Cairo bên bờ bên kia sông Nil.
Tại quần thể này được nghiên cứu nhiều nhất là các Kim Tự Tháp Sahure, Neferirkare, Neferefre, Amenemhet I, và Khentkaues.
1.- Kim Tự Tháp Sahure: Kim Tự Tháp này cao 48 m, đáy vuông có cạnh 78,5 m, độ lài mặt Kim Tự Tháp 50°11’40″; có niên đại vào triều đại thứ 5 Ai Cập cổ đại và hiện được biết là Kim Tự Tháp có niên đại cổ nhất ở khu quần thể này.
Như đã nói, Kim Tự Tháp này có từ triều đại thứ 5 nên sự hủy hoại của thời gian không nhỏ. Từ đó việc nghiên cứu trở nên khó khăn, nhất là dáng vẽ ban đầu của nó. Những khai quật chỉ cho biết Kim Tự Tháp được xây dựng trên một mặt nền có lót ít nhất hai lớp đá vôi trắng khai thác từ mỏ đá Maasara gần đó. Riêng phần lõi nằm trên 6 lớp đá vôi và đáng chú hơn nữa Kim Tự Tháp này không hoàn toàn có đáy vuông như những Kim Tự Tháp khác và hành lang dẫn vào trong làm thành những bậc thang.
2.- Kim Tự Tháp Neferirkare: cao 70 m, cạnh đáy vuông 105 m, góc lài 53°7’48″; xây vào triều đại thứ 5. Kim Tự Tháp Neferirkare được đánh giá là Kim Tự Tháp lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở khu quần thể Abusir dù hình ảnh bên ngoài hoang tàn như một gò mối.
Theo nghiên cứu, lúc nguyên thủy Kim Tự Tháp không có miếu đường thờ Pharaoh, nó được xây sau này bởi vị Pharaoh nối ngôi. Miếu đường này có những hàng cột hình hoa sen. Bao quanh phức hợp Kim Tự Tháp này là vòng tường bằng gạch bùn mà ngày nay dấu vết của nó vẫn có thể nhận ra được.
3.- Kim Tự Tháp Neferefre: cao 65 m, độ lài không rõ; niên đại vào triều đại thứ 5. Kim Tự Tháp này được khảo sát tiên phong bởi Perring, Lepsius, de Morgan, Borchardt và một số nhà nghiên cứu khác. Nhưng các nhà nghiên cứu này không thống nhất với nhau vị Pharaoh từng nằm ngủ yên bên trong: có người cho là Kim Tự Tháp của Neferefre, số khác nói của Shepseskare. Cuối cùng đến thập niên 1970, đoàn nghiện cứu của Đại Học Prague (Tiệp Khắc) làm một nghiên cứu có hệ thống mới xác định là Kim Tự Tháp Neferefre.
Manh mối 1: Trong miếu đường cạnh Kim Tự Tháp tìm thấy một mẫu giấy cói papyrus ghi rõ là nơi thờ Pharaoh Neferefre;
Manh mối 2: một khối đá vôi tìm thấy ở một ngôi làng vùng Abuzir được xác định khả dĩ có nguồn gốc từ Kim Tự Tháp Neferirkare (mục số 2). Dữ kiện trên khối đá này suy đoán ra là Kim Tự Tháp của Pharaoh Neferefre.
Khảo cứu cơ thể học trên xác ướp cho thấy vị Pharaoh nằm nơi này trạc 20-23 tuổi và đây cũng là chứng cứ tin rằng đó là Neferefre.
Lối vào bằng đá granit hồng nằm ngay giữa mặt Bắc Kim Tự Tháp, hơi uốn cong theo hướng Đông-Nam trước khi đến tiền phòng của nơi quàn xác ướp. Tiền phòng và phòng quàn Pharaoh bố trí theo trục Đông-Tây, làm bằng đá vôi trắng mịn thớ.
Bên ngoài có phức hợp này có tường bao bằng gạch bùn. Phía Đông có một sân, chếch về phía bắc có khu để đồ thờ và bên hông có miếu đường.
4.- Kim Tự Tháp Amenemhet I: Pharaoh Amenemhet I là người khai sáng triều đại thứ 12 và trọ vì khoảng 30 năm, thuộc thời vương quốc thứ hai (năm 1975-1640 trước Công nguyên). Triều đại này Ai Cập cổ đại rất hùng cường, bao gồm cả vùng Hạ Nubia.
5.- Kim Tự Tháp Khentkaues: nằm phía Nam Kim Tự Tháp Neferirkare, được Ludwig Borchardt thám hiểm lần đầu tiên. Ban đầu Borchardt chỉ đánh giá đây là cặp mộ cổ song táng, mãi đến thập niên 1970 đoàn khảo cổ học Tiệp Khắc mới xác định rõ là Kim Tự Tháp của Pharaoh Khentkaues.
Cũng như nhiều Kim Tự Tháp khác ở Abusir, Kim Tự Tháp này cũng bị hư hại nặng: chỉ còn cao 4m. Nhờ sự khảo sát và khai quật của đoàn Tiệp Khắc người ta mới biết đây là một Kim Tự Tháp có lõi làm bằng đá vôi chất lượng cao.
Hành lang dẫn vào bên trong cũng bắt đầu ở vách phía Bắc bằng đá vôi trắng, và cũng dẫn đến phòng quàn Pharaoh. Phòng quàn cũng bằng đá vôi trắng và trên trần là một khối lớn phẳng. Trong Kim Tự Tháp cũng có một phòng quàn nhỏ dành cho hoàng hậu.
(còn tiếp)
[1]
Kim Tự Tháp Khufu còn gọi là Kim Tự Tháp Đỏ vì nguyên thủy nó có lớp ốp
lát bằng đá graphite đỏ bên ngoài; cũng gọi là Kim Tự Tháp Lớn vì là
Kim Tự Tháp lớn nhất. Nó là một trong 7 kỳ quan cổ đại còn sót lại đến
ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét