(Dịch theo nguyên tác tiếng Anh: The Book of Tea)
Việt dịch: Đức Chính
(Có tham khảo bản dịch của Bảo Sơn)
Mục Lục
Quyển hai: Trà đạo (dịch từ cuốn Book of Tea của Okakura Kakuzo)
1.- Chén trà nhân loại.
2.- Các trường phái trà.
3.- Lão giáo và Thiền tông.
4.- Trà thất.
5.- Thưởng giám nghệ thuật.
6.- Hoa.
7.- Trà sư.
Phụ lục 2: Tiểu sử Okakura Kakuzo
Triết lý về trà không đơn thuần là chủ nghĩa duy mỹ theo cái nghĩa thường được chấp nhận của nó; vì nó còn biểu cảm một cách đan kết quan niệm luân lý và tôn giáo của chúng tôi về con người và tự nhiên. Trà đạo mang khái niệm vệ sinh vì nó đòi hỏi phải hết sức tinh khiết; trà đạo mang tính kinh tế vì nó biểu lộ sự tiện ích nằm trong sự giản dị chứ không rườm rà và tốn kém; trà đạo là đường nét kỹ hà của tâm linh vì nó hàm nghĩa quan niệm về sự cân xứng của chúng tôi đối với vũ trụ. Trà đạo đại biểu cho tinh thần đích thực của nền dân chủ Phương Đông bằng cách biến bất cứ ai hâm mộ nó đều thành những nhà quý tộc trong khẩu vị.
Một thời gian dài Nhật Bản biệt lập khỏi phần còn lại của thế giới, cái thế đó dẫn đến tình trạng hướng nội quán chiếu, lại hết sức thuận lợi để phát triển Trà đạo. Ở chúng tôi nhà cửa và trang phục, tập quán và ẩm thực, gốm sứ, sơn mài, hội họa – và cả đến văn chương – mọi thứ đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một học sĩ nào của nền văn hóa Nhật không biết đến Trà đạo. Trà đạo đã nhuần thấm vào sự thanh nhã của những khuê phòng đài các, đi vào tận những ngôi nhà tranh vách đất của người bình dân. Người nông dân xứ chúng tôi được học cách cắm hoa, anh thợ cày hèn kém nhất cũng biết quý kính những hòn đá và các dòng nước. Trong ngôn ngữ thường tục chúng tôi hay dùng từ “bất cập trà đạo’ để chỉ người thiếu sự quan tâm vừa trang nghiêm vừa hài hước đối với vỡ kịch của đời mình. Lại nữa, chúng tôi quen nói “thái quá trà đạo” để làm bật lên tính cách của một người duy mỹ buông lung, chẳng đếm xỉa gì đến bi kịch trần tục, mặc cho xuân tình của cảm xúc trào dâng và nổi loạn.
Có lẽ kẻ ngoại đạo thực sự ngỡ ngàng khi thấy Trà đạo “rườm rà mà trống rỗng”. Kẻ đó phải thốt lên: Quả là trong chén trà chứa đầy giông tố! Nhưng khi chúng tôi xét nhìn rốt ráo chén trà nhỏ bé trong thú vui của nhân loại như thế nào, sớm tuôn tràn nước mắt như thế nào, trong cơn khát vô cùng tận chúng tôi đã uống cạn nó như thế nào, lúc ấy chúng tôi sẽ không còn trách mình vì sao bỏ lắm công phu cho một chén trà đến như thế. Loài người đã làm lắm điều tồi tệ. Chúng ta đã hiến sinh quá đáng cho tửu thần Bacchus, và thậm chí còn tô điểm cho đẹp hình tượng vấy máu của thần chiến tranh Mars. Vậy tại sao chúng ta không tự hiến dâng mình cho Nữ hoàng Trà, và say sưa trong dòng suối ấm áp tuôn xuống từ bàn thờ của Nàng? Với chất lỏng màu hỗ phách đựng trong chiếc chén sứ trắng ngà, người mới được khai đạo cũng có thể với tới sự trầm mặc ngọt ngào của Đức Khổng Tử, vị cay cay của Ngài Lão Tử và hương thơm lâng lâng tỏa ra từ Đấng Thích-ca mâu-ni.
Ai không thể cảm nhận được những điều bé nhỏ trong sự việc lớn của chính mình, thì có khả năng bỏ sót những điều to lớn trong sự việc nhỏ của kẻ khác. Với tính tự mãn mượt mà của mình, một người Phương Tây bậc trung sẽ thấy trong nghi thức dùng trà chỉ là một trường hợp khác so với ngàn lẻ một sự kỳ quặc cấu thành nét kỳ quái và ngây ngô như trẻ con của Phương Đông. Người ấy có thói quen đánh giá nước Nhật còn dã man, trong khi nước Nhật mê mãi trong các nghệ thuật cao thượng vì hòa bình: chính người ấy gọi nước Nhật là văn minh kể từ khi nước Nhật lao vào cuộc đồ sát trên khắp các mặt trận ở Mãn Châu. Sau đó không biết bao nhiêu lời bình phẩm mà kể về tinh thần võ sĩ đạo, thứ Nghệ Thuật Chết khiến người chiến binh của chúng tôi hoan hĩ đi vào việc tự hy sinh; nhưng lại hiếm khi chú tâm đến Trà đạo, thứ đại diện rất nhiều cho Nghệ Thuật Sống của chúng tôi. Nếu như kêu đòi được văn minh dựa vào vinh quang khủng khiếp của chiến tranh, thôi thì chúng tôi xin cứ dã man thì hơn. Chúng tôi đành phải chờ đến lúc các nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được đền bù bằng sự tôn trọng vậy.
Bao giờ phương Tây sẽ hiểu, hay cố thử hiểu, Phương Đông đây? Người Châu Á chúng tôi vốn sợ loại mạng nhện kỳ bí của các sự kiện và điều huyễn tưởng, tức những thứ mà chúng tôi bị thêu dệt nên. Chúng tôi bị khắc họa như đang sống với hương sen; nếu không thì bị khắc họa đang sống chung với loài chuột nhắt và gián. Hoặc là thứ chủ nghĩa cuồng tín nhưng vô tài, hoặc thứ dâm đảng hạ tiện; chúng tôi bị nhìn như thế. Bản chất duy linh của người Ấn Độ cũng từng bị chế nhạo là ngu ngốc; đức khiêm nhượng của người Trung Hoa là đần độn, lòng ái quốc của người Nhật là kết quả của thuyết định mệnh. Chúng tôi còn bị nói tổ chức thần kinh của chúng tôi bị chai sạn mất rồi nên kém nhạy cảm với sự đau đớn!
Tại sao các ngài lại không vui thú với cái giá chúng tôi phải trả? Cả châu á sẽ quay qua chúc tụng. Còn hơn thế nữa nếu các ngài hiểu ra mọi điều chúng tôi hình dung và viết về các ngài. Toàn bộ sự huyền ảo nằm ở nơi đó, tất cả lòng cảm phục một cách vô thức, mọc oán giận thầm kín với cái mới và cái mơ hồ. Các ngài được trao cho phẩm hạnh quá cao quý khiến phải ganh tị, và các ngài cũng pham tội ác khác thường đến nỗi không sao lên án được. Văn nhân của chúng tôi thời trước – những người tự cho mình là hiền triết – truyền lại cho chúng tôi nghe rằng trong lớp y phục đang mặc các ngài che gấu bên trong chiếc đuôi lông lá, và các ngài thường bắt trẻ sơ sinh đem nấu ăn! Không, tệ hơn nữa là chúng tôi thường nghĩ các ngài là hạng người phi thực tế nhất trên đời vì các ngài chuyên thuyêt những điều không thể làm được.
Những hiểu lầm như vậy may thay mau chóng tan biến đi nơi chúng tôi. Thương mại buộc tiếng Châu Ân đi đến nhiều hải cảng Phương Đông. Lớp trẻ Châu Á đua nhau sang học các trường Phương Tây hầu trang bị cho mình một nền giáo dục hiện đại. Sự thấu hiểu của chúng tôi chưa đi sâu vào nền văn hóa của các ngài, nhưng ít ra chúng tôi đang tỏ thiện chí cầu học. Đồng bào tôi có một số người theo đòi quá nhiều tập quán và nghi thức của các ngài, họ cứ ngở mặc áo cổ cứng và đội mũ quả dưa có nghĩa là đã đạt đến nền văn minh của các ngài. Sự giả dối màu mè đó quả đáng thương mà cũng đáng trách, họ làm như chúng tôi tỏ thiện chí tiếp cận với Phương Tây bằng đầu gối. Tiếc thay Phương Tây chưa có thái độ thích đáng để hiểu Phương Đông. Hội thừa sai Công giáo đến để truyền đạt hơn là tiếp thu. Những gì các ngài được biết về chúng tôi là mấy bản dịch sơ sài từ nền văn học đồ sộ của chúng tôi, nếu không muốn nói dựa trên vài giai thoại thiếu xác thực của mấy kẻ lãng du đi ngang qua xứ chúng tôi. Quả hiếm có ngòi bút hào hiệp như Lafcadio Hearn hay của tác giả quyển “Truyền kỳ đời sống Ấn Độ” (tạm dịch từ: “The Web of Indian Life”) chiếu rọi vào khoảng tối tăm Đông Phương bằng ngọn đuốc của chính tâm tư của chúng tôi.
Bộc bạch về trà đạo ra biết đâu làm lộ ra sự ngu dốt của tôi. Điều các ngài nói rằng các ngài đang mong muốn nghe nói thì đó chính là tinh thần tao nhã của của trà đạo, chứ chẳng phải thứ gì hơn thế. Tiếc là tôi không phải một tín đồ trà đạo tao nhã. Tai hại làm sao giữa Tân và Cựu thế giới có sự hiểu sai lệch về nhau, ai đó cũng chẳng cần tạ lỗi về sự góp phần nhỏ bé trong việc xúc tiến để thông hiểu nhau nhiều hơn. Nếu người Nga chịu hạ cố xuống để hiểu người Nhật nhiều hơn thì buổi đầu của thế kỷ 20đã không xảy ra cuộc chiến đẫm máu. Biết nói gì về hậu quả đối với đời sống nhân loại của thái độ không hiểu biết một cách trịch thượng về các vấn đề Phương Đông! Chủ nghĩa đế quốc Bạch Dương chẳng lẽ không đáng bị khinh thị khi hồ đồ hô hào về Hiểm Họa Da vàng, mà quên mất rằng Châu Á cũng đã thức tỉnh về sự tàn bạo của Thảm Họa Da Trắng. Các ngài có thể cười chúng tôi “quá lạm với trà”, nhưng chúng tôi không phải chẳng có chút ngờ rằng các ngài ở Phương Tây “chẳng có tí trà nào” trong thể chất?
Thôi chúng ta hãy dừng đừng trào phúng kích bác nhau giữa các lục địa nữa, và khôn ngoan hơn hãy vì lợi ích chung của mỗi bán cầu, nếu không vậy thì thật đáng buồn. Chúng ta đã đi theo những hướng phát triển khác nhau, đấy không phải là duyên cớ vì sao chúng ta không bổ sung cho nhau. Các bạn đã phát triển mở rộng với cái giá bất ổn trong nội tâm, còn chúng tôi tạo ra sự hài hòa nhưng đó là sự yếu ớt trước họa ngoại xâm. Các bạn có tin không? – Phương Đông có một số điểm đáng trọng hơn Phương Tây!
Khá lạ kỳ nhân loại còn lâu nữa mới hội ngộ nhau chung một chén trà. Đó lại là lễ nghi Á Châu duy nhất khiến mọi người mến mộ. Người da trắng nhạo báng tôn giáo và luân lý của chúng tôi, nhưng lại chấp nhận món thức uống màu nâu mà chẳng chút do dự. Hiện nay bữa trà chiều là một phần quan trọng trong xã hội Phương Tây. Tiếng va chạm khe khẻ giữa khay chén với nhau pha lẫn vào tiếng y phục sột soạt nhè nhẹ của quý bà quý cô hầu trà khách, lẫn vào những lời đối đáp về kem và đường, chúng tôi thấy rõ nơi ấy có sự sùng bái trà vượt qua tất cả. Tính kham nhẫn đầy triết lý của vị khách mời đối với số phận thứ nước hãm mơ hồ đang chờ đón ông ta chính là lúc và chỉ lúc ấy tinh thần Á Đông đang ngự trị tối thượng.
Ở Châu Âu, lời ghi chép sớm nhất về trà được tìm thấy trong bản văn du ký của một người Á rập, không thể trước năm 879, có thuật rằng nguồn thu nhập chính của Quảng Đông là đánh thuế vào muối và trà.[1] Marco Polo có chép lại vào năm 1285 có một vị Thượng Thư Bộ Hộ (Chinese minister of finance) bị cách chức vì tự ý tăng thuế trà[2]. Lúc ấy là thời kỳ đua nhau đi khám phá vùng đất mới và người Châu Âu bắt đầu biết đến vùng Viễn Đông nhiều hơn. Cá cnhà du hành như Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1588), Tareira (1610), đều có nói về trà. Trong những năm vừa nói đến ở trên, con tàu của Công Ty Đông Ấn Hà Lan mang về Châu Âu lô trà đầu tiên. Trà được nước Pháp biết đền năm 1636 và đi đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón trà vào năm 1650 và ca ngợi trà là “Thức uống tuyệt vời và mọi thầy thuốc đều nói vậy, gôi tên là tcha, các nước khác gọi là tay, sau đổi thành tee”
Cũng như bất kỳ thức uống ngon nào trên thế giới, việc truyền bá trà không tránh khỏi sự chống đối. Các ngoại giáo của trà đạo như Henry Saville (1678) từ chối uống thứ nước này và coi đó la thứ tập tục thô lậu. Năm 1756, trong cuốn Trà Luận (Essay on Tea), Jonas Hanway nói rằng dường như uống trà khiến đàn ông mất đi phong độ và sự lịch lãm, đàn bà mất đi nét yêu kiều. Khởi đầu giá trà nằm ngoài tầm tiêu dùng của dân dã, khoảng 15-16 xi-ling mỗi pao, gíá cả đó khiến trà thành “biểu chương cho sự trọng thị và trọng đãi, tặng phẩm dành cho các ông vua bà chúa và các vị đại thần” Thế nhưng bất chấp những mặt hạn chế thói quen uống trà lan rộng với tốc độ diệu kỳ. Nửa đầu thế kỷ 18 các quán cà phê ở Luân Đôn thực sự trở thành quán trà, nơi tụ hội của các tài tử như Addison và Steele, tiêu thú với những “món trà”. Thức uống này chẳng bao lâu sau trở thành món nhu yếu của cuộc sống – món hàng phải chịu thuế. Nhân chuyên này chúng ta hãy nhớ lại xem thứ gì đã dự phần quan trọng trong lịch sử đương đại. Nước Mỹ thuộc địa đã cam chịu sự áp bức cho đến khi sức chịu đựng của con người không còn nữa trước sưu cao thuế nặng đánh vào trà. Nền độc lập của Mỹ đánh dấu từ ngày ném các thùng trà xuống cảnh Boston.
Hương vị trà có sức quyến rũ tinh tế khó ai cưỡng lại được và trà được người ta lý tưởng hóa. Các nhà hoạt kê Phương Tây chẳng chịu chậm chân hòa trộn hương hoa tư tưởng của họ vào hương vị của trà. Trà không ngạo nghể như rượu, không e dè ngượng ngập như cà phê, cũng không hồn nhiên giả tạo như ca-cao. Năm 1711, tờ báo The Spectator từng viết: “Vậy nên tôi muốn bình theo lối riêng của mình rằng tất cả mọi gia đình biết khéo thu vén việc tề gia nên dành mội sáng một giờ để dùng trà, bánh mì và bơ; và tha thiết có lời khuyên các gia đình đòi hỏi tờ báo này phải được giao đúng giờ và coi nó một cấu phần trong bộ trà cụ”. Samuel Johnson tự tả chân mình như “kẻ uống trà dày dạn và vô sĩ, là người suốt hai mươi năm trời chan vào món ăn thứ hãm từ loài cây hấp dẫn này, người thích tiêu thú với trà mỗi buổi chiều và giải buồn bằng trà lúc canh khuya, chào đón bình minh cũng bằng trà ”
Charles Lamb, kẻ ngoan đạo thuần thành với trà, rung lên nốt nhạc chân tình về trà đạo khi ông viết rằng lạc thú vĩ đại nhất ông từng biết là âm thầm làm mộ việc thiện và tình cờ việc ấy bị người khác biết. Trà đạo cũng vậy, là nghệ thuật che dấu đi cái đẹp để bạn tự tìm ra cái đẹp đó, sự che dấu đó lại gợi lên điều thách đố bạn dám không bóc trần ra. D0ó là sự bí ẩn cao quý tự cười chính mình, một cách bình lặng nhưng thấu suốt, và đó là sự trào lộng tự thân – nụ cười triết lý. Theo ý nghĩa đó, bất cứ nhà trào lộng đích thực nào cũng có thể gọi là triết gia trà. Chẳng hạn Thackeray, và dĩ nhiên cả Shakespeare. Trong sự phản kháng lại chủ nghĩa duy vật, các thi nhân của thời buổi Suy đồi (khi thế giới không đồi phế?) hẳn đều khai rộng con đường cho trà đạo. Nay có lẽ đã đến lúc chúng ta nên trầm tư về sự Bất toàn (Imperfect) mà cả Đông lẫn Tây đều gặp phải trong niềm an ủi chung.
Giới đạo gia thường tụng rằng “Thái cực vô cực, lưỡng tinh tương bác” (the great beginning of the No-Beginning, Spirit and Matter met in mortal combat: Lúc Thái cực còn ở giai đoạn vô cực thì hai tinh đánh lẫn nhau). Mãi về sau, vua Hoàng Đế, tức Thái Dương trên trời, mới chiến thắng Chúc Dung (Shuhyung),[3] Quỷ Vương hắc ám dưới đất. Lúc hấp hối sắp chết, Tà thần khổng lồ này đập đầu vòm trời làm trời vỡ ra. Tinh tú không còn chỗ bám vào, mặt trăng lang thang dật dờ giữa những vực sâu hoang lương của đêm trường. Trong tuyệt vọng đó, Hoàng Đế du hành tứ phương tìm người vá lại bầu trời. Sự tìm kiếm của ngài không phí công. Ngoài biển Đông xa khơi hiện lên một Nữ Hoàng là bà Nữ Oa (Niuka), đầu có sừng và mang đuôi rồng, mặc bộ giáp lửa sáng chói. Bà đem cầu vồng ngũ sắc vào lò luyện vá lại và dựng lại bầu trời. Truyền thuyết lại còn kể rằng bà Nữ Oa quên không bịt hai khe nhỏ trên bầu trời, nên từ đó nhị nguyên tình ái[4] nảy sinh – hai linh hồn lăn lóc trong khoảng không gian mãi cho đến khi chúng hợp với nhau lại để hoàn thành vũ trụ. Mỗi chúng ta phải dựng mới cho mình một bầu trời hy vọng và hòa bình.
Bầu trời của nhân loại thời nay thực sự đã tan nàt trong Trận Đại Tranh giành sự giàu có và quyền lực. Cả thế giới đang mò mẫm đi trong bóng tối của sự ích kỷ và thô tục. Tri thức bị ác tâm mua chuộc, lòng từ thiện chỉ nhằm vì tư lợi. Đông và Tây, như hai con rồng lăn lộn giữa biển cuồng loạn, uổng công đấu tranh giành lại viên ngọc quý của nhân sinh. Chúng ta lại phải nhờ đến bà Nữ Oa sữa lại sự tàn phá kinh khủng đó; chúng ta chờ đợi sự hóa thân vĩ đại của bà. Trong khi đó, chúng ta hãy uống một ngụm trà. Ánh sáng chiều tà rọi xuống bụi tre, suối nguồn reo với tiếng vui tai, tiếng thông xào xạc nghe như tiếng nước sôi trong ấm. Hãt để hồn chúng ta trôi vào chốn hư vô, và thơ thẩn trong nét cuồng dại mỹ miều của sự vật.
[1] Nguồn tư liệu không rõ ràng và thiếu dẫn chứng chính xác.
[2] Thời điểm này nhà Nguyên đã chiếm Vân Nam và giao quyền cho họ Đoàn làm Tổng Quản.
[3] Hàm ý câu kinh trên được thần thoại hóa thành việc Hoàng Đế đánh Chúc Dung. Lc nay Lưỡng tinh tưoơng bác, hợp nhi thành hình (tạm dịch thoát: hai tinh đánh nhau dẫn đế hợp lại thành vạn vật)
[4] Ám chỉ hai nguyên lý Âm-Dương.
Việt dịch: Đức Chính
(Có tham khảo bản dịch của Bảo Sơn)
Mục Lục
Quyển hai: Trà đạo (dịch từ cuốn Book of Tea của Okakura Kakuzo)
1.- Chén trà nhân loại.
2.- Các trường phái trà.
3.- Lão giáo và Thiền tông.
4.- Trà thất.
5.- Thưởng giám nghệ thuật.
6.- Hoa.
7.- Trà sư.
Phụ lục 2: Tiểu sử Okakura Kakuzo
Khi vừa ngoài đôi mươi tôi đã được một vị thầy tặng cho cuốn mang tựa đề “Trà Đạo” của Okakura Kakuzo do Bảo Sơn dịch. Thú thật lúc đó tôi chẳng đánh giá cao tác phẩm này, thậm chí còn cho là lạc đề. Quả vậy, trong tác phẩm này Okakura Kakuzo chẳng nói mấy về trà, cũng chẳng biểu lộ một cảm xúc nào thưởng thức một chén trà, cũng chẳng nêu ra được sự khác biệt về các loại trà cùng cảm giác cho vào miệng một ngụm trà như thế nào. Nói cho chân chất, lúc đó khi đọc tôi chẳng hề thấy hương vị trà trong câu văn mà chỉ thấy man mác lời trần tình của một con người thay dân tộc mình nói về tâm thức Nhật Bản với giọng văn trầm uất lạ kỳ. Lúc thì sùng bái cổ nhân, lúc thì khuyên chớ sao chép cổ vật nhiều quá : một tâm trạng u hoài của kẻ bất phùng thời, một tâm hồn quá thiên về dân tộc tính.
Khởi đầu “Trà Đạo” tôi chỉ thấy lời than vãn của người trách kẻ khác không hiểu mình; rồi sau đó tản mạn nói về ông Lão, ông Thích và thi thoảng điểm xuyết ông Khổng hay một triết gia nào đó. Phơn phớt vài chương nói loáng thoáng về trà, chưa đủ để gọi là Trà đạo. Bàn về trà thất lại xoay quanh biện biệt nền kiến trúc Nhật và Phương Tây, với hàm ý tôn vinh văn hóa dân tộc mình. Rồi bất chợt lại chuyển qua tư tưởng «thưởng giám» nghệ thuật mang hơi hướm nặng nề của thiền tông. Trà chẳng thấy đâu! Để rồi cuối cùng kết thúc bằng câu chuyện bi hùng của một trà sư Lợi Hưu, nhưng câu chuyện đó lại dựng trên một cái nền phù phiếm trần tục chứ không trên nền tảng chén trà.
Sự bồng bột của tuổi trẻ không làm tôi nén được nỗi bất bình. Tôi xoay qua hỏi thầy, và nhận được một nụ cười khó hiểu. Thầy nói: «Sau này con sẽ hiểu». Gần ba mươi năm trôi qua, người thầy tôi thương mến cũng đã đi về cõi hư vô. Tôi thi thoảng cũng quay về với những tư tưởng Thiền, Lão và Khổng Mạnh. Mọi việc cứ trôi đi và tôi cũng quên dần cuốn “Trà Đạo”. Một tình cờ khác tôi tìm được nguyên bản tiếng Anh của tác phẩm này. Cho là cơ duyên, tôi bắt đầu mò mẫm dịch lại tác phẩm này như một nhu cầu học tiếng Anh thôi thúc.
Lần vào câu chữ và nghiền ngẫm nghĩa lý từng chương, tôi chợt ngộ ra nụ cười của ông thầy năm cũ. Khi dịch đến chương «Thưởng giám nghệ thuật» tôi mới giật mình nhận ra cái tinh túy mà tác giả muốn trao gởi. Nếu nói rõ ra trà thơm thế nào, vị đăng đắng ra sao, màu nước thế nào mới đẹp thì nó chẳng còn là đạo nữa rồi. Lúc ấy trà chỉ là một kỹ thuật thuần túy hay cao hơn cũng chỉ đạt đến mức nghệ thuật pha chế mà thôi. Cú giật mình đó làm tôi tạm dừng dịch. Tôi pha một ấm trà ngon, ngồi yên tỉnh một mình trên gác thượng và uống từng ngụm nhỏ. Trong đầu ôn lại những gì đã trải qua gần một đời người, đem những điều đó quán tưởng với những tư tưởng thiền học. Tâm hồn tôi lâng lâng, hương vị trà không còn là hương vị quen thuộc của ngày thường. Chén trà trở thành một con người, vừa là thầy vừa là bạn, đối ẩm với tôi. Trong thoáng chốc đó tôi chợt nhận ra gần một cuộc đời của mình chỉ là những cuộc chơi ngu dại và nỗi vui kỳ lạ đan lẫn trong khói điếu thuốc lá khi hiểu ra, dù chỉ một phần, sự minh triết của thiền. Okakura Kakuzo có lý khi thả trôi ngòi bút theo dòng suy tư miên man.
À ra là thế! Chén trà vốn không là đạo, chính tư duy của các triết nhân suy tưởng bên chén trà biến trà thành đạo. Cũng như cây đa vốn chẳng linh thiêng, nhưng vị thần được thờ ngự trên nó khiến nó linh thiêng. Và hiểu ra đạo là cơ duyên của từng người, cơ duyên của bạn khác tôi thì không thể theo cùng con đường đạo của tôi. Nụ cười của thầy tôi đây rồi! Gần ba mươi năm tìm kiếm không phải là cái giá quá đắt.
Đức Chính
Mùa Thu năm Kỷ Sữu -2009
I. Chén trà nhân loại
Trà khởi đầu là một thứ thuốc, sau nâng lên thành món nước uống giải khát. Vào thế kỷ thứ tám, tại Trung Quốc, trà thâm nhấp vào giới thi nhân như là là một trong những thú tiêu khiển của giới này. Qua thế kỷ mười lăm, nước Nhật nâng cao giá trị trà lên thành một thứ tôn giáo duy mỹ – gọi là Trà Đạo. Trà đạo là một thứ đạo đặt nền tảng trên sự tôn thờ cái đẹp xen lẫn giữa muôn vàn điều nhớp nhúa của cuộc sống đời thường. Ăn sâu vào trong trà ý niệm về sự thanh khiết và hòa điệu, sự huyền nhiệm của lòng nhân ái lẫn nhau, tính lãng mạn của trật tự xã hội. Then chốt của trà đạo là tôn thờ sự Bất toàn, như là một nỗ lực dịu dàng hoàn thành điều có thể nào đó trong điều không thể mà ta biết rõ đang hiện hữu trong cuộc sống.Triết lý về trà không đơn thuần là chủ nghĩa duy mỹ theo cái nghĩa thường được chấp nhận của nó; vì nó còn biểu cảm một cách đan kết quan niệm luân lý và tôn giáo của chúng tôi về con người và tự nhiên. Trà đạo mang khái niệm vệ sinh vì nó đòi hỏi phải hết sức tinh khiết; trà đạo mang tính kinh tế vì nó biểu lộ sự tiện ích nằm trong sự giản dị chứ không rườm rà và tốn kém; trà đạo là đường nét kỹ hà của tâm linh vì nó hàm nghĩa quan niệm về sự cân xứng của chúng tôi đối với vũ trụ. Trà đạo đại biểu cho tinh thần đích thực của nền dân chủ Phương Đông bằng cách biến bất cứ ai hâm mộ nó đều thành những nhà quý tộc trong khẩu vị.
Một thời gian dài Nhật Bản biệt lập khỏi phần còn lại của thế giới, cái thế đó dẫn đến tình trạng hướng nội quán chiếu, lại hết sức thuận lợi để phát triển Trà đạo. Ở chúng tôi nhà cửa và trang phục, tập quán và ẩm thực, gốm sứ, sơn mài, hội họa – và cả đến văn chương – mọi thứ đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một học sĩ nào của nền văn hóa Nhật không biết đến Trà đạo. Trà đạo đã nhuần thấm vào sự thanh nhã của những khuê phòng đài các, đi vào tận những ngôi nhà tranh vách đất của người bình dân. Người nông dân xứ chúng tôi được học cách cắm hoa, anh thợ cày hèn kém nhất cũng biết quý kính những hòn đá và các dòng nước. Trong ngôn ngữ thường tục chúng tôi hay dùng từ “bất cập trà đạo’ để chỉ người thiếu sự quan tâm vừa trang nghiêm vừa hài hước đối với vỡ kịch của đời mình. Lại nữa, chúng tôi quen nói “thái quá trà đạo” để làm bật lên tính cách của một người duy mỹ buông lung, chẳng đếm xỉa gì đến bi kịch trần tục, mặc cho xuân tình của cảm xúc trào dâng và nổi loạn.
Có lẽ kẻ ngoại đạo thực sự ngỡ ngàng khi thấy Trà đạo “rườm rà mà trống rỗng”. Kẻ đó phải thốt lên: Quả là trong chén trà chứa đầy giông tố! Nhưng khi chúng tôi xét nhìn rốt ráo chén trà nhỏ bé trong thú vui của nhân loại như thế nào, sớm tuôn tràn nước mắt như thế nào, trong cơn khát vô cùng tận chúng tôi đã uống cạn nó như thế nào, lúc ấy chúng tôi sẽ không còn trách mình vì sao bỏ lắm công phu cho một chén trà đến như thế. Loài người đã làm lắm điều tồi tệ. Chúng ta đã hiến sinh quá đáng cho tửu thần Bacchus, và thậm chí còn tô điểm cho đẹp hình tượng vấy máu của thần chiến tranh Mars. Vậy tại sao chúng ta không tự hiến dâng mình cho Nữ hoàng Trà, và say sưa trong dòng suối ấm áp tuôn xuống từ bàn thờ của Nàng? Với chất lỏng màu hỗ phách đựng trong chiếc chén sứ trắng ngà, người mới được khai đạo cũng có thể với tới sự trầm mặc ngọt ngào của Đức Khổng Tử, vị cay cay của Ngài Lão Tử và hương thơm lâng lâng tỏa ra từ Đấng Thích-ca mâu-ni.
Ai không thể cảm nhận được những điều bé nhỏ trong sự việc lớn của chính mình, thì có khả năng bỏ sót những điều to lớn trong sự việc nhỏ của kẻ khác. Với tính tự mãn mượt mà của mình, một người Phương Tây bậc trung sẽ thấy trong nghi thức dùng trà chỉ là một trường hợp khác so với ngàn lẻ một sự kỳ quặc cấu thành nét kỳ quái và ngây ngô như trẻ con của Phương Đông. Người ấy có thói quen đánh giá nước Nhật còn dã man, trong khi nước Nhật mê mãi trong các nghệ thuật cao thượng vì hòa bình: chính người ấy gọi nước Nhật là văn minh kể từ khi nước Nhật lao vào cuộc đồ sát trên khắp các mặt trận ở Mãn Châu. Sau đó không biết bao nhiêu lời bình phẩm mà kể về tinh thần võ sĩ đạo, thứ Nghệ Thuật Chết khiến người chiến binh của chúng tôi hoan hĩ đi vào việc tự hy sinh; nhưng lại hiếm khi chú tâm đến Trà đạo, thứ đại diện rất nhiều cho Nghệ Thuật Sống của chúng tôi. Nếu như kêu đòi được văn minh dựa vào vinh quang khủng khiếp của chiến tranh, thôi thì chúng tôi xin cứ dã man thì hơn. Chúng tôi đành phải chờ đến lúc các nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được đền bù bằng sự tôn trọng vậy.
Bao giờ phương Tây sẽ hiểu, hay cố thử hiểu, Phương Đông đây? Người Châu Á chúng tôi vốn sợ loại mạng nhện kỳ bí của các sự kiện và điều huyễn tưởng, tức những thứ mà chúng tôi bị thêu dệt nên. Chúng tôi bị khắc họa như đang sống với hương sen; nếu không thì bị khắc họa đang sống chung với loài chuột nhắt và gián. Hoặc là thứ chủ nghĩa cuồng tín nhưng vô tài, hoặc thứ dâm đảng hạ tiện; chúng tôi bị nhìn như thế. Bản chất duy linh của người Ấn Độ cũng từng bị chế nhạo là ngu ngốc; đức khiêm nhượng của người Trung Hoa là đần độn, lòng ái quốc của người Nhật là kết quả của thuyết định mệnh. Chúng tôi còn bị nói tổ chức thần kinh của chúng tôi bị chai sạn mất rồi nên kém nhạy cảm với sự đau đớn!
Tại sao các ngài lại không vui thú với cái giá chúng tôi phải trả? Cả châu á sẽ quay qua chúc tụng. Còn hơn thế nữa nếu các ngài hiểu ra mọi điều chúng tôi hình dung và viết về các ngài. Toàn bộ sự huyền ảo nằm ở nơi đó, tất cả lòng cảm phục một cách vô thức, mọc oán giận thầm kín với cái mới và cái mơ hồ. Các ngài được trao cho phẩm hạnh quá cao quý khiến phải ganh tị, và các ngài cũng pham tội ác khác thường đến nỗi không sao lên án được. Văn nhân của chúng tôi thời trước – những người tự cho mình là hiền triết – truyền lại cho chúng tôi nghe rằng trong lớp y phục đang mặc các ngài che gấu bên trong chiếc đuôi lông lá, và các ngài thường bắt trẻ sơ sinh đem nấu ăn! Không, tệ hơn nữa là chúng tôi thường nghĩ các ngài là hạng người phi thực tế nhất trên đời vì các ngài chuyên thuyêt những điều không thể làm được.
Những hiểu lầm như vậy may thay mau chóng tan biến đi nơi chúng tôi. Thương mại buộc tiếng Châu Ân đi đến nhiều hải cảng Phương Đông. Lớp trẻ Châu Á đua nhau sang học các trường Phương Tây hầu trang bị cho mình một nền giáo dục hiện đại. Sự thấu hiểu của chúng tôi chưa đi sâu vào nền văn hóa của các ngài, nhưng ít ra chúng tôi đang tỏ thiện chí cầu học. Đồng bào tôi có một số người theo đòi quá nhiều tập quán và nghi thức của các ngài, họ cứ ngở mặc áo cổ cứng và đội mũ quả dưa có nghĩa là đã đạt đến nền văn minh của các ngài. Sự giả dối màu mè đó quả đáng thương mà cũng đáng trách, họ làm như chúng tôi tỏ thiện chí tiếp cận với Phương Tây bằng đầu gối. Tiếc thay Phương Tây chưa có thái độ thích đáng để hiểu Phương Đông. Hội thừa sai Công giáo đến để truyền đạt hơn là tiếp thu. Những gì các ngài được biết về chúng tôi là mấy bản dịch sơ sài từ nền văn học đồ sộ của chúng tôi, nếu không muốn nói dựa trên vài giai thoại thiếu xác thực của mấy kẻ lãng du đi ngang qua xứ chúng tôi. Quả hiếm có ngòi bút hào hiệp như Lafcadio Hearn hay của tác giả quyển “Truyền kỳ đời sống Ấn Độ” (tạm dịch từ: “The Web of Indian Life”) chiếu rọi vào khoảng tối tăm Đông Phương bằng ngọn đuốc của chính tâm tư của chúng tôi.
Bộc bạch về trà đạo ra biết đâu làm lộ ra sự ngu dốt của tôi. Điều các ngài nói rằng các ngài đang mong muốn nghe nói thì đó chính là tinh thần tao nhã của của trà đạo, chứ chẳng phải thứ gì hơn thế. Tiếc là tôi không phải một tín đồ trà đạo tao nhã. Tai hại làm sao giữa Tân và Cựu thế giới có sự hiểu sai lệch về nhau, ai đó cũng chẳng cần tạ lỗi về sự góp phần nhỏ bé trong việc xúc tiến để thông hiểu nhau nhiều hơn. Nếu người Nga chịu hạ cố xuống để hiểu người Nhật nhiều hơn thì buổi đầu của thế kỷ 20đã không xảy ra cuộc chiến đẫm máu. Biết nói gì về hậu quả đối với đời sống nhân loại của thái độ không hiểu biết một cách trịch thượng về các vấn đề Phương Đông! Chủ nghĩa đế quốc Bạch Dương chẳng lẽ không đáng bị khinh thị khi hồ đồ hô hào về Hiểm Họa Da vàng, mà quên mất rằng Châu Á cũng đã thức tỉnh về sự tàn bạo của Thảm Họa Da Trắng. Các ngài có thể cười chúng tôi “quá lạm với trà”, nhưng chúng tôi không phải chẳng có chút ngờ rằng các ngài ở Phương Tây “chẳng có tí trà nào” trong thể chất?
Thôi chúng ta hãy dừng đừng trào phúng kích bác nhau giữa các lục địa nữa, và khôn ngoan hơn hãy vì lợi ích chung của mỗi bán cầu, nếu không vậy thì thật đáng buồn. Chúng ta đã đi theo những hướng phát triển khác nhau, đấy không phải là duyên cớ vì sao chúng ta không bổ sung cho nhau. Các bạn đã phát triển mở rộng với cái giá bất ổn trong nội tâm, còn chúng tôi tạo ra sự hài hòa nhưng đó là sự yếu ớt trước họa ngoại xâm. Các bạn có tin không? – Phương Đông có một số điểm đáng trọng hơn Phương Tây!
Khá lạ kỳ nhân loại còn lâu nữa mới hội ngộ nhau chung một chén trà. Đó lại là lễ nghi Á Châu duy nhất khiến mọi người mến mộ. Người da trắng nhạo báng tôn giáo và luân lý của chúng tôi, nhưng lại chấp nhận món thức uống màu nâu mà chẳng chút do dự. Hiện nay bữa trà chiều là một phần quan trọng trong xã hội Phương Tây. Tiếng va chạm khe khẻ giữa khay chén với nhau pha lẫn vào tiếng y phục sột soạt nhè nhẹ của quý bà quý cô hầu trà khách, lẫn vào những lời đối đáp về kem và đường, chúng tôi thấy rõ nơi ấy có sự sùng bái trà vượt qua tất cả. Tính kham nhẫn đầy triết lý của vị khách mời đối với số phận thứ nước hãm mơ hồ đang chờ đón ông ta chính là lúc và chỉ lúc ấy tinh thần Á Đông đang ngự trị tối thượng.
Ở Châu Âu, lời ghi chép sớm nhất về trà được tìm thấy trong bản văn du ký của một người Á rập, không thể trước năm 879, có thuật rằng nguồn thu nhập chính của Quảng Đông là đánh thuế vào muối và trà.[1] Marco Polo có chép lại vào năm 1285 có một vị Thượng Thư Bộ Hộ (Chinese minister of finance) bị cách chức vì tự ý tăng thuế trà[2]. Lúc ấy là thời kỳ đua nhau đi khám phá vùng đất mới và người Châu Âu bắt đầu biết đến vùng Viễn Đông nhiều hơn. Cá cnhà du hành như Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1588), Tareira (1610), đều có nói về trà. Trong những năm vừa nói đến ở trên, con tàu của Công Ty Đông Ấn Hà Lan mang về Châu Âu lô trà đầu tiên. Trà được nước Pháp biết đền năm 1636 và đi đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón trà vào năm 1650 và ca ngợi trà là “Thức uống tuyệt vời và mọi thầy thuốc đều nói vậy, gôi tên là tcha, các nước khác gọi là tay, sau đổi thành tee”
Cũng như bất kỳ thức uống ngon nào trên thế giới, việc truyền bá trà không tránh khỏi sự chống đối. Các ngoại giáo của trà đạo như Henry Saville (1678) từ chối uống thứ nước này và coi đó la thứ tập tục thô lậu. Năm 1756, trong cuốn Trà Luận (Essay on Tea), Jonas Hanway nói rằng dường như uống trà khiến đàn ông mất đi phong độ và sự lịch lãm, đàn bà mất đi nét yêu kiều. Khởi đầu giá trà nằm ngoài tầm tiêu dùng của dân dã, khoảng 15-16 xi-ling mỗi pao, gíá cả đó khiến trà thành “biểu chương cho sự trọng thị và trọng đãi, tặng phẩm dành cho các ông vua bà chúa và các vị đại thần” Thế nhưng bất chấp những mặt hạn chế thói quen uống trà lan rộng với tốc độ diệu kỳ. Nửa đầu thế kỷ 18 các quán cà phê ở Luân Đôn thực sự trở thành quán trà, nơi tụ hội của các tài tử như Addison và Steele, tiêu thú với những “món trà”. Thức uống này chẳng bao lâu sau trở thành món nhu yếu của cuộc sống – món hàng phải chịu thuế. Nhân chuyên này chúng ta hãy nhớ lại xem thứ gì đã dự phần quan trọng trong lịch sử đương đại. Nước Mỹ thuộc địa đã cam chịu sự áp bức cho đến khi sức chịu đựng của con người không còn nữa trước sưu cao thuế nặng đánh vào trà. Nền độc lập của Mỹ đánh dấu từ ngày ném các thùng trà xuống cảnh Boston.
Hương vị trà có sức quyến rũ tinh tế khó ai cưỡng lại được và trà được người ta lý tưởng hóa. Các nhà hoạt kê Phương Tây chẳng chịu chậm chân hòa trộn hương hoa tư tưởng của họ vào hương vị của trà. Trà không ngạo nghể như rượu, không e dè ngượng ngập như cà phê, cũng không hồn nhiên giả tạo như ca-cao. Năm 1711, tờ báo The Spectator từng viết: “Vậy nên tôi muốn bình theo lối riêng của mình rằng tất cả mọi gia đình biết khéo thu vén việc tề gia nên dành mội sáng một giờ để dùng trà, bánh mì và bơ; và tha thiết có lời khuyên các gia đình đòi hỏi tờ báo này phải được giao đúng giờ và coi nó một cấu phần trong bộ trà cụ”. Samuel Johnson tự tả chân mình như “kẻ uống trà dày dạn và vô sĩ, là người suốt hai mươi năm trời chan vào món ăn thứ hãm từ loài cây hấp dẫn này, người thích tiêu thú với trà mỗi buổi chiều và giải buồn bằng trà lúc canh khuya, chào đón bình minh cũng bằng trà ”
Charles Lamb, kẻ ngoan đạo thuần thành với trà, rung lên nốt nhạc chân tình về trà đạo khi ông viết rằng lạc thú vĩ đại nhất ông từng biết là âm thầm làm mộ việc thiện và tình cờ việc ấy bị người khác biết. Trà đạo cũng vậy, là nghệ thuật che dấu đi cái đẹp để bạn tự tìm ra cái đẹp đó, sự che dấu đó lại gợi lên điều thách đố bạn dám không bóc trần ra. D0ó là sự bí ẩn cao quý tự cười chính mình, một cách bình lặng nhưng thấu suốt, và đó là sự trào lộng tự thân – nụ cười triết lý. Theo ý nghĩa đó, bất cứ nhà trào lộng đích thực nào cũng có thể gọi là triết gia trà. Chẳng hạn Thackeray, và dĩ nhiên cả Shakespeare. Trong sự phản kháng lại chủ nghĩa duy vật, các thi nhân của thời buổi Suy đồi (khi thế giới không đồi phế?) hẳn đều khai rộng con đường cho trà đạo. Nay có lẽ đã đến lúc chúng ta nên trầm tư về sự Bất toàn (Imperfect) mà cả Đông lẫn Tây đều gặp phải trong niềm an ủi chung.
Giới đạo gia thường tụng rằng “Thái cực vô cực, lưỡng tinh tương bác” (the great beginning of the No-Beginning, Spirit and Matter met in mortal combat: Lúc Thái cực còn ở giai đoạn vô cực thì hai tinh đánh lẫn nhau). Mãi về sau, vua Hoàng Đế, tức Thái Dương trên trời, mới chiến thắng Chúc Dung (Shuhyung),[3] Quỷ Vương hắc ám dưới đất. Lúc hấp hối sắp chết, Tà thần khổng lồ này đập đầu vòm trời làm trời vỡ ra. Tinh tú không còn chỗ bám vào, mặt trăng lang thang dật dờ giữa những vực sâu hoang lương của đêm trường. Trong tuyệt vọng đó, Hoàng Đế du hành tứ phương tìm người vá lại bầu trời. Sự tìm kiếm của ngài không phí công. Ngoài biển Đông xa khơi hiện lên một Nữ Hoàng là bà Nữ Oa (Niuka), đầu có sừng và mang đuôi rồng, mặc bộ giáp lửa sáng chói. Bà đem cầu vồng ngũ sắc vào lò luyện vá lại và dựng lại bầu trời. Truyền thuyết lại còn kể rằng bà Nữ Oa quên không bịt hai khe nhỏ trên bầu trời, nên từ đó nhị nguyên tình ái[4] nảy sinh – hai linh hồn lăn lóc trong khoảng không gian mãi cho đến khi chúng hợp với nhau lại để hoàn thành vũ trụ. Mỗi chúng ta phải dựng mới cho mình một bầu trời hy vọng và hòa bình.
Bầu trời của nhân loại thời nay thực sự đã tan nàt trong Trận Đại Tranh giành sự giàu có và quyền lực. Cả thế giới đang mò mẫm đi trong bóng tối của sự ích kỷ và thô tục. Tri thức bị ác tâm mua chuộc, lòng từ thiện chỉ nhằm vì tư lợi. Đông và Tây, như hai con rồng lăn lộn giữa biển cuồng loạn, uổng công đấu tranh giành lại viên ngọc quý của nhân sinh. Chúng ta lại phải nhờ đến bà Nữ Oa sữa lại sự tàn phá kinh khủng đó; chúng ta chờ đợi sự hóa thân vĩ đại của bà. Trong khi đó, chúng ta hãy uống một ngụm trà. Ánh sáng chiều tà rọi xuống bụi tre, suối nguồn reo với tiếng vui tai, tiếng thông xào xạc nghe như tiếng nước sôi trong ấm. Hãt để hồn chúng ta trôi vào chốn hư vô, và thơ thẩn trong nét cuồng dại mỹ miều của sự vật.
[1] Nguồn tư liệu không rõ ràng và thiếu dẫn chứng chính xác.
[2] Thời điểm này nhà Nguyên đã chiếm Vân Nam và giao quyền cho họ Đoàn làm Tổng Quản.
[3] Hàm ý câu kinh trên được thần thoại hóa thành việc Hoàng Đế đánh Chúc Dung. Lc nay Lưỡng tinh tưoơng bác, hợp nhi thành hình (tạm dịch thoát: hai tinh đánh nhau dẫn đế hợp lại thành vạn vật)
[4] Ám chỉ hai nguyên lý Âm-Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét