Trước hết là phân
biệt mấy khái niệm của trung tâm tôn giáo tín ngưỡng cơ bản.
1. Chùa (Tự)
Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có Tăng, Ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi.
Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.
2. Đền (Từ)
Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần.
3. Đình
Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.
4. Quán
Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều
5. Phủ / Điện
Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.
6. Miếu
Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa
7. Nhà thờ
Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.
Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.
8. Thánh thất
Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.
9. Tháp
Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.
10. Đàn
Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.
1. Chùa (Tự)
Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có Tăng, Ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi.
Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.
2. Đền (Từ)
Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần.
3. Đình
Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.
4. Quán
Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều
5. Phủ / Điện
Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.
6. Miếu
Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa
7. Nhà thờ
Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.
Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.
8. Thánh thất
Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.
9. Tháp
Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.
10. Đàn
Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.
Chùa
Chùa trên khắp đất
nước Việt Nam, chỗ nào cũng có. Có liệt kê đến hàng tháng cũng chả
hết. Nói về chùa có hàng năm cũng không hết. Thích gì nói nấy thì
tiện hơn, hì.
Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.
Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn.
Chùa miền Trung kiến trúc hoàn toàn đời Nguyễn, mang dấu ấn triều Nguyễn sâu sắc không thể lẫn. Chùa gỗ ở Huế thực ra cũng không còn nhiều, do chiến tranh tàn phá, mà cũng nhiều chùa xây lại, cũng mất một phần phong vị.
Chùa miền Nam theo Nguyên thủy Nam truyền, thì chùa cổ Khơ Me tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, với những ngôi chùa rất cổ.
Chùa khác ở miền nam thì gần như toàn bộ là xây sau này bằng bêtông, xi măng cốt thép, to lớn, màu sắc, nhưng không cổ kính. Nhiều chùa bị ảnh hưởng của phong cách Hoa - Phúc Kiến nặng, mất hết kiểu Việt.
Đặc trưng của trào lưu Phúc Kiến trong chùa chính là bức tượng Quan Âm đứng giữa giời, cầm cái bình, bắt đầu xuất hiện từ miền nam, rồi lan dần ra miền trung và ra bắc. Thế nên nhiều chùa miền bắc cả nghìn năm nay không để tượng ấy, thì giờ bỗng xuất hiện, đôi lúc lạc lõng kì dị.
Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.
Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn.
Chùa miền Trung kiến trúc hoàn toàn đời Nguyễn, mang dấu ấn triều Nguyễn sâu sắc không thể lẫn. Chùa gỗ ở Huế thực ra cũng không còn nhiều, do chiến tranh tàn phá, mà cũng nhiều chùa xây lại, cũng mất một phần phong vị.
Chùa miền Nam theo Nguyên thủy Nam truyền, thì chùa cổ Khơ Me tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, với những ngôi chùa rất cổ.
Chùa khác ở miền nam thì gần như toàn bộ là xây sau này bằng bêtông, xi măng cốt thép, to lớn, màu sắc, nhưng không cổ kính. Nhiều chùa bị ảnh hưởng của phong cách Hoa - Phúc Kiến nặng, mất hết kiểu Việt.
Đặc trưng của trào lưu Phúc Kiến trong chùa chính là bức tượng Quan Âm đứng giữa giời, cầm cái bình, bắt đầu xuất hiện từ miền nam, rồi lan dần ra miền trung và ra bắc. Thế nên nhiều chùa miền bắc cả nghìn năm nay không để tượng ấy, thì giờ bỗng xuất hiện, đôi lúc lạc lõng kì dị.
Hà Nội
Ở Hà Nội có gần như
đầy đủ tất cả các tòa tôn giáo tín ngưỡng trên. Có thể nói không nơi
nào hội tụ đầy đủ được như vậy.
1.- Chùa Hà Nội :
Có đến 150 chùa được công nhận di tích. Những chùa nổi tiếng còn lại nhiều lắm:
- Hàng đầu là Trấn Quốc, Diên Hựu, Quán Sứ, Kim Liên
- Linh thiêng thì chùa Hà, Phúc Khánh, Hưng Ký...
- Bậc Tổ đình thì Hòe Nhai, Hoằng Ân, Bồ Đề, Bà Đá, Bộc
- Cảnh đẹp thì Trấn Quốc, Tảo Sách, Thiên Niên, Láng,
2.- Đền Hà Nội :
Hay nói đến Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền : Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Trấn Vũ (Trấn Vũ vừa là đền vừa là quán).
Ngoài ra còn những ngôi đền nổi tiếng : Ngọc Sơn, Hai Bà Trưng, Đồng Cổ, Nhân Nội, Thái Cam, Chúa Kho, Ngọc Hà, Võng Thị...
3.- Đình Hà Nội :
Nhiều đình đã bị trưng dụng biến thành cơ quan. Ngôi đình còn nguyên vẹn nhất là đình Khương Thượng, ngoài ra các đình Kim Liên, Trích Sài,...
4.- Quán:
Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên
5.- Phủ : Phủ Tây Hồ nổi tiếng lâu rồi, cảnh cũng đẹp, mỗi tội đông quá
6.- Miếu : Lớn nhất, nổi tiếng nhất và biểu tượng là Văn Miếu. Ngoài ra còn Võ Miếu (đã mất), Y Miếu, các miếu nhỏ rải rác.
7.- Nhà thờ :
Nội thành Hà Nội có 4 nhà thờ : Chính Tòa (Nhà thờ Lớn), Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột. Ra ngoài chút thì có nhà thờ Phùng Khoang,...
8.- Thánh Thất Cao Đài : phố Hòa Mã
9.- Giáo đường Hồi giáo: phố Hàng Cót
10.- Đàn : Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, chỉ còn nơi ngờ là chỗ đó, chứ không chắc. Đàn Xã Tắc được cho là ở cuối con đường mới mở, giờ để thành một ô cỏ. Đàn Nam Giao được cho là ở chỗ mà Vincom sắp xây tòa cao ốc thứ 3 đè lên. Nếu thật thế thì huhu
Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.
1.- Chùa Hà Nội :
Có đến 150 chùa được công nhận di tích. Những chùa nổi tiếng còn lại nhiều lắm:
- Hàng đầu là Trấn Quốc, Diên Hựu, Quán Sứ, Kim Liên
- Linh thiêng thì chùa Hà, Phúc Khánh, Hưng Ký...
- Bậc Tổ đình thì Hòe Nhai, Hoằng Ân, Bồ Đề, Bà Đá, Bộc
- Cảnh đẹp thì Trấn Quốc, Tảo Sách, Thiên Niên, Láng,
2.- Đền Hà Nội :
Hay nói đến Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền : Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Trấn Vũ (Trấn Vũ vừa là đền vừa là quán).
Ngoài ra còn những ngôi đền nổi tiếng : Ngọc Sơn, Hai Bà Trưng, Đồng Cổ, Nhân Nội, Thái Cam, Chúa Kho, Ngọc Hà, Võng Thị...
3.- Đình Hà Nội :
Nhiều đình đã bị trưng dụng biến thành cơ quan. Ngôi đình còn nguyên vẹn nhất là đình Khương Thượng, ngoài ra các đình Kim Liên, Trích Sài,...
4.- Quán:
Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên
5.- Phủ : Phủ Tây Hồ nổi tiếng lâu rồi, cảnh cũng đẹp, mỗi tội đông quá
6.- Miếu : Lớn nhất, nổi tiếng nhất và biểu tượng là Văn Miếu. Ngoài ra còn Võ Miếu (đã mất), Y Miếu, các miếu nhỏ rải rác.
7.- Nhà thờ :
Nội thành Hà Nội có 4 nhà thờ : Chính Tòa (Nhà thờ Lớn), Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột. Ra ngoài chút thì có nhà thờ Phùng Khoang,...
8.- Thánh Thất Cao Đài : phố Hòa Mã
9.- Giáo đường Hồi giáo: phố Hàng Cót
10.- Đàn : Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, chỉ còn nơi ngờ là chỗ đó, chứ không chắc. Đàn Xã Tắc được cho là ở cuối con đường mới mở, giờ để thành một ô cỏ. Đàn Nam Giao được cho là ở chỗ mà Vincom sắp xây tòa cao ốc thứ 3 đè lên. Nếu thật thế thì huhu
Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.
Trong lòng Hà Nội còn có một thứ đáng để nói nữa. Đó là LĂNG.
Hoành tráng đầu tiên là lăng Hoàng Cao Khải ở Thái Hà.
Già lam
Có ai thắc mắc chữ
"lam" trong cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì không?
Tra chữ Hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.
Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.
Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.
Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý Tự chuyên về xử án, Quang Lộc Tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.
Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.
Tra chữ Hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.
Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.
Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.
Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý Tự chuyên về xử án, Quang Lộc Tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.
Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét