Dĩ nhiên người Việt Nam không đợi đến lúc có chùa Một Cột, có chùa Bà Banh mới biết trầm trồ cái khả năng kỳ diệu của sinh thực khí. Dương vật - âm vật và hành vi giao phối đã hiện diện trong nhiều nghi lễ dân gian từ rất lâu ở khắp Đông Nam Á. Trường hợp người Việt cổ, hình ảnh bốn cặp trai gái đang giao hoan trên nắp thạp Đào Thịnh là một bằng chứng. Có lẽ cũng từ rất sớm, tín ngưỡng phồn thực ở Bắc bộ đã phát triển theo hướng nhất định.
Linga-yoni tiếng Việt xưa là nõ-nường. Nõ có nơi gọi là dò (hội cướp dò ở xã Gia Thanh, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú). Theo Viện Văn hóa Dân gian [6], ở trung du và đồng bằng sông Hồng từng có rất nhiều lễ hội cổ truyền mà nội dung liên hệ chặt chẽ với tục "thờ" sinh thực khí. Đa số những lễ hội này tập trung tại Phong Châu (nơi có đền Hùng). Số còn lại rải rác ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng v.v., nghĩa là hầu khắp xung quanh Hà Nội.
Nõ-nường khác linga-yoni. Thứ nhất, trong khi linga-yoni hiện diện thường trực, hoặc sừng sững giữa đền hoặc lủng lẳng trên cổ tín đồ, nõ-nường chỉ lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật vào dịp lễ hội. Thứ hai, nói chung, tượng sinh thực khí của ta kích thước bé nhỏ, khiêm tốn, lấy dáng thông tục tượng trưng, làm bằng vật liệu không bền, làm sơ sài, bôi bác. Thử xét một số trường hợp nổi tiếng như hội Dị Nậu (Vĩnh Phú), trò Trám (Vĩnh Phú), hội Sơn Đồng (Hà Tây), thì thấy tượng chỉ là dùi gỗ, mo cau, mu rùa -- tức những thứ hoặc có sẵn ở thôn quê hoặc rất dễ có. Về kích thước, hội Gia Thanh quy định chiều dài của dò là 13 cm, tức lấy hẳn số liệu về nhân thể làm cơ sở, thiên hẳn về hiện thực trần gian. Có một ngoại lệ là hội rước Ông Đùng Bà Đà ở thị xã Hưng Yên: Ông Bà là hai hình nhân khổng lồ làm bằng tre nứa, bồi giấy, cơ thể hoàn toàn đầy đủ vì trong khi rước có làm động tác tính giao. Khổng lồ nhưng là cả thân hình từ đầu đến chân, lại làm bằng tre giấy tạm bợ, sơ sài, hẳn rước xong là bỏ, sánh sao được với cột đá chống trời cao hàng chục mét!
Vừa nêu trên là những dị biệt giữa hai phong cách xuất hiện và giữa bản thân linga-yoni và nõ-nường. Lại còn có chỗ khác nhau rất cơ bản giữa hai thái độ tiếp cận Ấn-Chàm và Việt. Một đằng điển hình là cá nhân đơn độc lặng lẽ sì sụp "lễ" thần, một đằng chủ yếu là tập thể ì ì à à vui "hội". Tại hội Hy Cương (Phong Châu, Vĩnh Phú), có tục múa "tùng dí": cứ sau mỗi tiếng trống điểm tùng, thì từng đôi lại nhịp nhàng giơ "biểu tượng âm dương" lên mà dí vào nhau. Rất dễ hình dung ra, nghe thấy được những vẻ mặt, ánh mắt nghịch ngợm, háo hức trước mỗi tiếng "tùng", những tiếng cười rúc rích, tiếng đấm lưng thùm thụp, tiếng giỡn la chí chóe sau mỗi lần "dí", ít nhất từ phía người xem. Gần như không sao tưởng tượng nổi một quang cảnh tùng dí trang nghiêm.
So với linga-yoni, nõ-nường kém uy thế rõ ràng. Vậy mà, trong tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam, nhiều khi "biểu tượng âm dương" khiêm tốn của ta còn bị loại bỏ hẳn, không hề được góp mặt. Có những hội không rước, không múa gì cả, đơn giản "cho phép hôm đó trai gái được vào nương dâu tình tự" như hội đền Gióng. Nổi tiếng nhất trong loại này là hội La Khê (Hà Tây): đêm rã đám làng có tục tắt đèn để nam thanh nữ tú tha hồ "tình tự".
"Bơi Đăm, rước Giá, hội ThầyThoải mái thế, còn hội nào vui hơn!
Vui thời vui vậy, chẳng tầy rã La".
Kém tiếng một tí, có hội chen Nga Hoàng ở Bắc Ninh. Hoàng Cầm "gợi" trong Về Kinh Bắc:
"Chen Nga HoàngMê, say, tới tấp, vô cùng. Kém tiếng nào phải kém vui. Hội điển hình là "việc" của cánh thanh niên. Trước hội có lễ, chủ yếu là phần các cụï, trừ những lễ mang ý nghĩa phồn thực. Tại lễ mở cửa rừng ở xã Phú Lộc, theo đòi hỏi của làng, sau khi cụ từ thắp hương khấn khứa sơn thánh, các cặp nam nữ sẽ bắt đầu múa điệu "gà phủ", vờn nhau như trống vờn mái, rồi kéo nhau "tìm chỗ khuất để thực hiện yêu cầu giao phối bắt buộc". Tình huống sắp sẵn căng thế, cụ từ khấn gì hẳn mặc cụ chứ, các cặp trai gái sắp "múa" cứ xôn xao rạo rực, náo nức đợi chờ đến phần đóng góp của mình. Lễ đấy, nhưng vui kém gì hội đâu.
len chèn nguyệt tận
Phụt nửa đêm đèn nến lặn
Ba hồi trống giãi dầm dề
lim dim bao dong
ba nghìn mắt Phật
Tóc tung tình bờ xôi ruộng mật
Quanh co tỏa bốn hướng đình
Từng ngôi sao mắt người lung linh
Ai gọi... im lìm
Í ới... sao chìm
Đôi đôi ú tim... tìm
Òa ập... cánh chim... e ấp... Hỗn mang mê vô cùng
Địa đàng say tới tấp" [7]
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét