Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

CHÙA TRUNG QUỐC - TỔ ĐÌNH BẠCH MÃ TỰ

Thích Tâm MãnNói đến tự viện của Phật Giáo Trung Hoa người ta liền liên tưởng đến ngôi chùa Bạch Mã, ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên được xây dựng trên đất nước Trung Quốc. Theo sách Lạc Dương Già Lam Ký chép:
“ ngôi chùa Bạch Mã được xây dựng vào đời Hán Minh đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 (năm 68 Tây lịch)  ở phía đông ngoài  thành Lạc Dương.” Nay là thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc.
Chùa Bạch Mã được vua Hán Minh Đế xây dưng để làm nơi cư trú, dịch Kinh và hoằng pháp cho hai vị Tăng Tây Vực là ngài Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan. Theo sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận chép: “ Đời Hậu Hán vua Minh Đế nằm mộng thấy thần nhân toàn thân phát ánh sáng vàng, bay đến cung điện.  Vua mừng rỡ hôm sau đem việc này hỏi các triều thần vị thần nhân toàn thân có ánh sáng vàng là thần nhân ở đâu? một viên quan tên là Bác Nghị tấu:  nghe người ta nói  ở Tây Trúc có người đắc đạo xưng là Phật có thể bay đi trên hư không, tòan thân phát ra ánh sáng, vị thần mà bệ hạ nằm mộng có thể là người đắc đạo được xưng là Phật đó.” Vì nhân duyên đó vua Minh Đế sai sứ đi Tây Vực thỉnh được tượng Phật bằng vàng, kinh thư cùng với hai vị sư Tây Vực là ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan.
Sách Trung Quốc Danh Sát Cố Sự chép: “Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan khi đến Lạc Dương ở tại Hồng Lô Tự. Hồng Lô Tự là cơ quan tiếp đãi sứ thần của triều đình nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng cơ sở ở phía đông ngoài  thành Lạc Dương để phụng thờ Phật và cho hai ngài trú ngụ dịch kinh, hoằng pháp. Khi xây dựng xong vì để ký niệm nơi hai Ngài ở đầu tiên là hồng lô tự nên chổ ở mới cũng được gọi là Tự và nhớ công của con ngựa trắng chở kinh thư từ Tây Vực về Lạc Dương nên đặt tên là “Bạch Mã Tự” cơ sở thờ tự của Phật Giáo Bắc Truyền được gọi là “Tự” có nguồn gốc từ đây. Ngày nay khi chúng ta đến tham quan chùa Bạch Mã phía trước chùa còm hai bức tượng con ngựa được làm bằng hán bạch ngọc để kỷ niêm truyền tích bạch mã thồ kinh.
Bộ kinh Phật được dịch đầu tiên ở Đông Độ là bộ King Tứ Thập Nhị Chương, do hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch tại chùa Bạch Mã. Tại chùa Bạch Mã còn có một truyền thuyết về việc Phật Giáo, Đạo gia đấu pháp phần đốt kinh thư để phân tài  cao thấp, qua việc này cho thấy khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc rất khó khăn và đối mặt với sự chống đối của các tôn giáo bản địa.
Kiến trúc chuà Bạch Mã trục chính gồm có cổng Tam quan, Thiên vương điện bên phải có khách đường bên trái là Tổ đường, Đại Phật Điện, Đại Hùng Bảo Điện bên trái là Tiếp Dẫn Điện bên phải là La Hán Đường, Thanh Lương Đài (di tích phần đốt kinh thư so tài giữa Phật Giáo và Đạo Giáo), Tỳ Lô Các bên trái có Văn Thù Điện bên phải có Phổ Hiền Điện. Trong khuông viên chùa Bạch Mã còn có phần mộ của hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Trên bia mộ của Ngài Ma Đằng có ghi “Hán khải đạo viên thông Nhiếp Ma Đằng Đại Sư mộ”. Trên bia mộ Ngài Trúc Pháp Lan ghi “ Hán khai giáo Tổng Trì Trúc Pháp Lan Đại Sư mộ”.
Phía Đông chùa Bạch Mã có bảo tháp Tề Vân, tháp xây bằng gạch có 13 tầng cao khoảng 20 m, điều đặc biệt ở tòa tháp này khi bạn đứng trong phạm vi xung quanh tháp vỗ tay thì sẽ có âm thanh vong lại nghe như tiếng ếch kêu nên tháp này rất nổi tiếng. Vì ngày xưa đứng trên tháp Tề Vân có thể trông thấy thành Lạc Dương cho nên tên tháp được đặt với ý nghĩa cao ngang trời.
Chùa Bạch Mã có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc là ngôi Tổ Đình đầu tiên của Phật Giáo Trung Hoa  xứng danh Pháp Nguyên Tổ Đình với ba ý nghĩa:
1. Nơi đầu tiên phật giáo truyền vào Đông Độ .
2. Cơ sở tự viện đầu tiên của Phật Giáo Bắc Truyền.
3.Dịch kinh trường đầu tiên của Phật Giáo Bắc Truyền. Phật Giáo Bắc Truyền từ đây trổ cành sanh lá trở thành một trong ba chi phái Phật Giáo gồm Phật Giáo Bắc Truyền, Phật Giáo Nam Truyền, Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.
Bạch Mã Tự (chùa Bạch Mã)
Cổng Tam Quan chùa Bạch Mã
Đại Đức Thích Tâm Mãn
Tượng con ngựa trắng thồ kinh thư trước cổng tam quan chùa Bạch Mã
Đại Phật Điện
 Đại Hùng Điện
Tượng Đức Phật Thích Ca, Ca Diếp và A Nan trong Đại Hùng Điện
Tiếp Dẫn Điện
Tượng Đức Tỳ Lô trong Tỳ Lô Các
Tỳ Lô Các
Thiên Vương Điện
Mộ Ngài Nhiếp Ma Đằng
Mộ Ngài Trúc Pháp Lan
Tháp Tề Vân
Mộ Tể Tướng đời Đường Địch Nhân Kiệt trong khuôn viên chùa Bạch Mã

http://www.chuabuuminh.vn/su-lieu/danh-lam-tu-vien/52505A_bach_ma_tu_ngoi_to_dinh_coi_nguon_cua_phat_giao_trung_hoa.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét