.
Mai
.
Thiền sư Mãn Giác cũng viết về hoa mai trong “Cáo tật thị chúng”:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua – sân trước – một cành mai.)
.
Hoa mai rụng (lạc mai, phiếu mai) là hình ảnh tượng trưng cho sự tàn lụi, mất mát.
.
Lan – “Vương giả chi hoa”
.
Cúc
Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm tức Đào Uyên Minh đời Tấn. Người đời khen ông là bậc ẩn dật cao khiết. Trong bài Ẩm Tửu của ông có nhắc đến hoa cúc: «Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam.» 採菊東籬下悠然見南山 (Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn).
.
Trúc
Yêu
trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: «Thà ăn không có thịt chứ không
thể ở thiếu trúc.» 寧可食無肉不可居無竹 (Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô
trúc).
.Sen? Tùng?
Cũng có ý kiến cho rằng tứ quân tử phải là Mai, Sen, Cúc, Trúc mới đúng vì hoa sen là loài hoa của mùa hạ, như vậy, hợp với thứ tự 4 mùa hơn. Người xưa cũng từng nói: “Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã” (Cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử). Gọi hoa sen là quân tử hoa cũng không ngoa bởi đức tính “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Bên cạnh hoa sen, còn có 1 loài cây khác cũng thường được ví với người quân tử: Tùng. Hình ảnh cây tùng là biểu tượng cứng cỏi, hiên ngang, chịu đựng của người quân tử. Thái thượng ẩn giả đời Đường đã viết trong bài “Đáp nhân” (Trả lời người) cái ung dung tự tại của bậc cao nhân:
“Ngẫu lai tùng thụ hạ
Cao trẩm thạch đầu miên
Sơn trung vô lịch nhật
Hàn tận bất tri niên”
(Ngẫu nhiên đến dưới gốc cây tùng, gối đầu lên tảng đá mà ngủ, Trong núi không có lịch ngày tháng, Lạnh đã hết, không biết đến tháng năm)
Cây tùng (thông) cũng đầy khí phách trong thơ Nguyễn Công Trứ :
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông”
.Trúc mai
Trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, đoạn diễn tả lúc nàng Kiều bán mình chuộc cha, đành lỗi ước với Kim Trọng, nàng than thở có câu:
“Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai. “
Và, đoạn diễn tả cảnh của Kiều lúc sống đầm ấm với Thúc Sinh:
“Một nhà xum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.”
.Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:
“Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng. “
Sẽ có người thắc mắc làm sao mai lại có măng? Nên lưu ý, “Trúc mai” là
cây trúc và mai ở đây không phải hoa mai được đề cập ở trên mà lại là
một giống tre to ở rừng. “Trúc mai” ở đây chỉ người bạn tình chung
thủy. Vì trúc và mai là giống cây có đốt thẳng lóng ngay (tiết thẳng);
và suốt đời không thay đổi đốt, lóng ấỵ..
Mai trúc
Mai trúc lại có nghĩa khác trúc mai ở trên (và hẳn đến đây, bạn có thể nhận thấy sự phức tạp cũng như vẻ đẹp của ngôn từ). Tương truyền ngày xưa có một cậu và một cô bé trạc tuổi nhau, lại rất thân thiết, thường cùng nhau ngồi chơi bên 1 cái đầm. Một hôm, hai người muốn biết tương lai có ở bên nhau nữa không, liền chẻ một lóng tre ra làm đôi, mỗi người cầm một mảnh liệng xuống giòng nước, nguyền với nhau rằng: hễ hai thanh tre ấy mà trôi khép lại làm một thì hai bên kết làm vợ chồng.
Cả hai thực hành, quả nhiên hai mảnh tre trôi xuôi và khép liền nhau như lóng tre chưa chẻ. Thế là cô cậu lấy nhau làm vợ chồng. Và, đầm ấy có tên là “Đỗ Phụ đàm”. Giống tre mọc ở trên bờ đầm gọi là “Mai trúc” nghĩa là giống tre làm mai mối.
Sưu tầm
http://phocuongonline.com/forum/showthread.php?4197-Mai-Lan-C%FAc-Tr%FAc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét