Đạo Phật và tất cả tông phái hiển giáo
là những phương pháp diệt khổ, xuất phát từ sự nhìn thấy Khổ Đế và Tập
Đế. Phương pháp diệt khổ bắt đầu bằng cách sửa đổi và tiêu diệt nguyên
nhân gây khổ, như tịnh hóa thân tâm bằng trì Giới và thực hành các phép
Định và Quán. Bằng cách này hành giả chuyển hóa Tâm thức thế gian thành
Huệ Trí và đạt được giác ngộ. Vì đối trị “Nguyên nhân” của Vô minh để
đạt đến giác ngộ cho nên Đạo Phật nguyên thủy cũng như các tông phái
hiển giáo được gọi là Nhân thừa.
Mật tông sử dụng một phương pháp hoàn
toàn mới lạ và sáng tạo so với Hiển giáo. Căn cứ vào triết lý Lý Sự vô
ngại và Sự Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiêm, các bậc thày nhìn thấy sự
đồng nhất giữa con người và vũ trụ, giữa phàm nhân và thánh nhân. Mật
Tông dùng cách đồng hóa thân tâm của người đệ tử chưa giác ngộ với chính
thân tâm của một vị Phật hay một vị thày đã giác ngộ. Vì dùng ngay bản
tâm giác ngộ tức “Kết quả” của sự tu tập làm phương tiện, cho nên Mật
Tông cũng được gọi là Quả thừa.
Tam mật tương ưng tức phương pháp làm tương đồng Thân Khẩu Ý
của người thực hành với Tâm Khẩu Ý của một vị Phật. Mật Tông dùng các
loại Ấn, chú, linh phù, hóa thần…để thực hiện sự tương ưng này.
Một nguyên lý thứ hai là tính thống
nhất giữa Tâm và Vật. Mật Tông cho rằng cơ thể vật chất và cơ thể khí
lực có mối liên hệ trực tiếp của Tâm. Từ hư không nguyên thủy, diễn tiến
của vũ trụ đưa Tánh Không đến dạng khí lực rồi sau đó đến cõi hữu hình
vật chất. Tánh Không giống như cái khăn đang mở rông bị gấp lại, rồi cột
gút nhiều lần để trở thành cơ thể vật chất hữu hình. Muốn trở về tình
trạng ban đầu ta phải tháo gút theo qui trình ngược lại. Tịnh hóa phải
bắt đầu từ cơ thể khí lực rồi sau đó mới đến việc tịnh hóa tâm. Mật Tông
đã sử dụng hiểu biết về khí lực, luân xa, luồng hỏa xà để thực hiện cứu
cánh giải thoát. Mật Tông cũng sử dụng cơ thể như một lò luyện đan
(alchemy) để tinh luyện tâm. Các luồng khí lực, các chất tiết bên ngoài
hay bên trong cơ thể cũng được vận dụng cho qúa trình chuyển hóa từ phàm
ra thánh.
Nguyên lý thứ ba dựa trên khái niệm
Bardo. Mật Tông quan niệm không gian và thời gian của vũ trụ hay của
từng cá thể có thể được chia làm các bardo: Bardo lúc sống, lúc thiền
định, lúc ngủ, lúc nằm mộng, lúc chết, lúc đầu thai. Tất cả các Bardo
này tồn tại liên tục trong một thể thống nhất (continuum). Sáu pháp của
Naropa là các phương pháp tu tập trong các loại Bardo.
Nguyên lý thứ tư phát xuất từ quan niệm
Phật Tánh vốn sẵn có nơi từng cá thể. Sự trực nhận được Phật tánh vốn
sẵn có đưa đến giác ngộ tức thì. Thiền Dzogchen của Mật Tông cũng là
loại đốn Ngộ bằng Kiến tánh, không cần phải sử dụng các phương tiện nào
khác. Tuy nhiên khả năng và điều kiện để một hành giả kiến tánh không
phải là chuyện đơn giản, trái lại phải chuẩn bị rất kĩ càng với thời
gian lâu dài không thể ước lượng được.
V. Mật Tông trong lịch sử Phật giáo Việt nam
Mật Tông có lẽ cũng đã được đưa vào
Việt Nam từ rất lâu. Tương truyền pháp sư Tinidaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi)
từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580. Sư trù trì chùa Pháp Vân, Hà Đông truyền
dạy cả Thiền lẫn Mật. Hình ảnh của Mật Tông trong giai đoạn này có thể
là kiến trúc của Chùa Thầy [1]
Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa
Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp, mà nhiều vị còn rất có uy tín
với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các
thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),...
đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại
giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19. Đặc biệt,
các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì
Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân ngôn kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ưng thân, khẩu, ý.
Năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình, đã phát
hiện một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10. Cột kinh này do Đinh
Liễn, con của Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Trên cột có khắc bài thần
chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một
thần chú phổ biến của Mật tông. Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ
hai. Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư. Trên
các cột kinh này đều có khắc bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni
(Usnisavijaya dharani). Đây là bài chú bằng chữ Hán phiên âm từ tiếng
Phạn. Mười bốn cột kinh nói trên đều không còn nguyên vẹn, nhưng xét
những dòng chữ còn lại thì thấy các minh văn tương đối giống nhau. Trong
đó, có ba cột còn khá nguyên vẹn, có thể đọc được đầy đủ các dòng chữ.
Một số những ấn, chú, linh phù đã phổ
biến từ rất lâu trong quá khứ được coi như dấu vết của Mật Tông trong
Phật giáo Việt Nam. Phật tử Việt Nam rất quen thuộc với các thần chú như
Ngũ bộ chú, Lục tự đại minh thần chú, chú Chuẩn Đề, chú Tỳ lô, chú Đại
Bi…Trong suốt lịch sử Thiền Tông Việt Nam, đặc biệt vào khoảng thế kỉ
11, Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất nhiều những dị nhân, mà sự tu luyện
có liên hệ đến các pháp hành trì Đông Mật. Ví dụ huyền thoại từ sư Vạn
Hạnh đến Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải
v.v… gắn liền với các pháp Tổng trì tam muội, Đại Bi Đà la ni, các phép
trị bệnh , các thần thông biến hóa:
- Vạn Hạnh (?- 1025) Chùa Lục Tổ, làng Dịch Bảng, phủ Thiên
Đức. Người Cổ Pháp, họ Nguyễn. Gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư
đã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận, xem thường công
danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng với Định Huệ thờ Thiền Ông chùa Lục Tổ
làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, Sư học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền Ông viên tịch, Sư chuyên tập pháp môn Tổng trì tam ma địa, lấy
đó làm việc riêng mình. Bấy giờ Sư nói ra lời nào thiên hạ đều cho là
phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính Sư. [2]
- TừĐạo Hạnh (?-1117):
Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích … Lộ
nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại
Điền ra ngoài muốn gây sự đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng
thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang chùa bên nước Ấn Độ
cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim Xỉ (răng vàng) thấy
hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần. [3]
- Nguyễn Minh Không (1066-1141): Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không
trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm, ẩn hơi kín tiếng. Khi đó Lý
Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rú
đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn
hàng vạn, đều chịu bó tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng:
“Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).
“Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).
…Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói:
“Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”
Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Vu bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công [3]
“Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”
Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Vu bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công [3]
- Dương Không Lộ (?- 1119): Thiền sư Không Lộ ở chùa Nghiêm
Quang, huyện Hải Thanh là người họ Dương ở Hải Thanh vậy, mấy đời làm
nghề câu cá, bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già-la-ni-môn.
Trong các năm Chương Thánh, Gia Khánh đời Lý Nhân Tông thường cùng Giác
Hải là đạo hữu ở ẩn đất Hà Trạch quên cả thân mình, ngoài không đi đến
đâu, trong thì tu thiền định. Thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải nể phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản, người ta không sao lường biết được [3]
- Nguyễn Giác Hải: Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải
Thanh, ở tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thưở nhỏ thích câu cá, thường lấy
thuyền con làm nhà, lênh đênh trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ
nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng thiền sư Không Lộ thờ một thầy ở
chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân
được triệu vào ngồi hầu trong chùa Lương Thạch ở Liên Mộng. Bỗng có đôi
tắc kè gọi nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại,
Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo: “Hãy
còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư đọc thần chú,trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt.[3]
Về Sự đồng hành giữa Thiền và Mật trong Đạo Phật Việt Nam
Rõ ràng là có sự đồng hành giữa Thiền
và Mật trong Đạo Phật Việt Nam. Ghi chép về các vị Thiền sư Việt Nam
trong Thiền Uyển Tập Anh cho thấy rất nhiều Thiền sư cũng hành trì Mật
giáo. Tuy nhiên phải hiểu chính xác là "đồng hành" chứ không có "phối
hợp" hoặc "hỗ trợ". Thiền Tông không có hổ trợ cho Mật Tông trong sự tu
chứng hoặc ngược lại. Pháp thực hành Mật Tông cần sức định và quán
của thiền nguyên thủy chứ không cần đến những thủ thuật của Thiền Tông
(vốn không quan tâm đến năng lực định và quán). Tại sao Mật Tông chưa
bao giờ là một tông phái độc lập trong Phật giáo Việt Nam? Ta có thể
hiểu sự kiện này vì Mật Tông Việt Nam trong quá khứ là một mảng không
hoàn chỉnh của Đông Mật. Ngay bản thân Đông Mật tại Trung Quốc hình như
cũng chưa có những Mật điển tối thượng thừa để người thực hành đạt được
giải thoát với quả vị tối thượng.
VI. Nội dung của Mật Tông Việt Nam
Trong quá khứ, ngoài những huyền
thoại, lịch sử Phật giáo Việt Nam không còn lưu lại những kinh điển gì
của Mật Tông. Bàn về kinh điển Mật giáo là bàn về những tài liệu xuất
hiện gần đây nhất.
Kinh điển Mật Tông ở Việt Nam
Năm 1928 cụ Khánh Hòa có thỉnh ba
tạng kinh của Trung Hoa, Nhật Bản đem về VN. Cho đến năm
1970, chưa có ai dịch phần Mật Giáo trong Đại Tạng, hoặc có
dịch cũng rải rác không đáng kể. Hiện
giờ kinh sách mật tông được Việt dịch nhiều hơn [4]. Thày Thiền Tâm
dịch Đại Bi kinh, Tôn thắng Phật đảnh kinh. Thày Thích Đồng Hạnh dịch
Pháp yếu căn bản của Mật Tông, Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni. Cư sĩ Phi
Bằng dịch Thánh cứu độ Phật mẫu tu trì pháp. Cư sĩ Hồng Đức dịch Đa rị
tâm kinh, Đại phật đảnh như lai phóng quang tát đát đa bát đát ra đà la
ni kinh…Thày Quảng Trí và cư sĩ Huyền Thanh là nhóm đang tích cực dịch
và hiện đã hoàn tất một khối lượng đáng kể về Mật kinh, có thể tham khảo
các kinh này tại trang BỒ ĐỀ TÂM.ORG
Kinh sách Đông Mật xuất nguồn từ Trung
Quốc thì rời rạc không hệ thống, lại không có chú thích cần thiết, không
có cao tăng luận giải và hướng dẫn, cho nên ngoài việc giúp hành giả tự
tu tự chứng một số thần thông, chắc chắn không thể định hướng cho một
pháp giải thoát hoàn thiện.
Từ thời đổi mới, khi thông tin được
giao lưu nhiều hơn, một số sách Mật Tông được xuất bản tuy không chính
thức. Lúc này là giai đoạn xuất hiện những tư liệu về Mật Tông Tây Tạng
(Tây Mật). Trần Ngọc Anh đã dịch Cơ sở mật giáo Tây Tạng của Govinda. Ni
sư Trí Hải dịch Giải Thoát trong lòng bàn tay của Pabongka Rinpoche,
Tạng thư sống chết. Lục Thạch dịch Kalachakra của Glenh Mullin và nhiều
tài liệu khác. Khi việc xuất bản chính thức được tự do hơn, nhóm Thiện
Trí thức đã có công chuyển dịch rất nhiều tài liệu Mật Tông Tây Tạng từ
Anh sang Việt.
Như vậy cho đến hết thế kỉ 20, Mật Tông Việt Nam vẫn chưa đủ duyên để lập phái, chưa có Tổ hay hệ truyền thừa. Đa số người thực hành mật Tông tại Việt Nam
chỉ tin vào tính linh thiêng thần bí của các bộ kinh nhỏ rải rác, rồi
sử dụng ấn chú linh phù để mong thành tựu một thần thông nào đó. Làm
sao để phân biệt thật giả trong số kinh sách này. Đối với Phật giáo
công truyền, chúng ta còn chưa chắc rằng một cuốn kinh dạng phổ biến
nhất lại không là do người đời sau viết ra. Với Mật tạng vấn đề còn phức
tạp hơn nữa. Người Trung quốc vốn có truyền thống không chia sẻ những
vốn quí thuộc về gia đình, dòng tộc, hay quốc gia. Kinh điển Phật giáo
đặc biệt là Kinh Mật vốn được coi là quốc bảo của triều đình phong kiến
Trung Quốc, làm sao biết được không có sự cắt xén, và cố tình sửa đổi để
bảo mật. Ví dụ: Chú Uế tích Kim cương nguyên thủy có 46 chữ, nhưng vua
nhà Đường cho cắt bớt đi 3 chữ với một lý do để chú bớt linh khi phổ
biến trong nhân dân. Vậy khi đưa Mật tạng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc có
thể nào những đàn pháp, ấn chú, linh phù đã không bị sửa đổi! Nội dung
một cuốn kinh Mật giáo Trung quốc chỉ là tập hợp những câu thần chú,
nguyên thủy được viết bằng tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), khi đến Trung Quốc
nó được dịch ra Hán Văn. Quan sát những bản Hán văn được dịch thành âm
Hán Việt, ta thấy các câu Thần chú có nhiều sai lạc.
- Thứ
nhất cách phát âm của người Trung Quốc bẩm sinh không chuẩn (ví dụ chữ
Rờ bị đọc là Lờ) nên họ phiên dịch thần chú cũng không chuẩn. Tất cả chữ
R phải đánh lưỡi đều bị phiên âm thành chữ L. Ví dụ: OM ROM phiên âm là
Úm Lam. BRUM phiên âm thành Bộ Lâm hoặc Bột Lỗ Úng
- Thứ
hai, việc phát âm sai đưa đến bản dịch của thần chú có số âm tiết không
giống số âm tiết của câu chú trong bản tiếng Phạn. Ví dụ lấy một thần
chú ngẫu nhiên trong Tú Diệu Mẫu Đà La Ni:
…Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (NAMO RATNATRAYÀYA)
Nẵng mô một đà dã (NAMO BUDDHÀYA)
Nẵng mô phộc nhật-la đà la dã (NAMO VAJRA DHÀRÀYA)
Nẵng mô bát nại-ma đà la dã (NAMO PADMA DHÀRÀYA)
Nẵng mô tát phộc cật-la ha nản_ Tát phộc thương bà lị bố la ca nản
Nẵng mô một đà dã (NAMO BUDDHÀYA)
Nẵng mô phộc nhật-la đà la dã (NAMO VAJRA DHÀRÀYA)
Nẵng mô bát nại-ma đà la dã (NAMO PADMA DHÀRÀYA)
Nẵng mô tát phộc cật-la ha nản_ Tát phộc thương bà lị bố la ca nản
(NAMO SARVA GRAHÀNÏAMÏ _ SARVA A’SAMÏ PARIPÙRAKANÏÀMÏ)…
Trích từ: Phật thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh, Huyền Thanh dịch [5]
So sánh âm tiếng Hán Việt và âm tiếng
Phạn Latin hóa, ta thấy sự sai biệt khó chấp nhận được. Là người dịch
rất nhiều kinh Mật Tông tiếng Hán sang tiếng Việt, Cư sĩ Huyền Thanh
cũng nhận thấy có nhiều sai lạc về âm và âm tiết của những câu thần chú.
Nên anh đã bỏ nhiều công sức để hiệu chỉnh các âm thần chú cho gần đúng
với âm của Phạn ngữ đã Latin hóa. Do đó những kinh Mật Tông tiếng Việt
của dịch giả Huyền Thanh đôi khi có chú thích: “Huyền Thanh phục hồi
Phạn ngữ” là ám chỉ công việc đó.
Tổng kết sưu tầm tài liệu Mật Tông ở Việt Nam tới nay cho thấy chỉ có những kinh điển Đông Mật dịch từ Hán Tạng sang Việt. Tất
cả các kinh này đều thuộc đẳng cấp Krya và Carya (Sự Mật Tông và Hạnh
Mật Tông). Nghĩa là hai loại Mật Tông được xếp là ngoại vi (outer), thấp
hơn so với Anuttarayoga Tantra (Tối thượng Du già Mật Tông) là loại
được xếp vào lọai nội vi (inner). Tuy nhiên thời gian gần đây trang Bồ
Đề tâm.Org có đưa lên mạng những tài liệu Đông Mật dịch từ Hán sang Việt
ghi là thuộc Du già Mật Tông. Ngoài ra còn có một kinh ghi là thuộc về
Tối thượng Du già Mật Tông. Vậy có chăng:
Tối thượng Du già Mật Tông (Anuttarayoga tantra) ở Việt Nam?
Sách Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như sau
này ở Thiền Uyển Tập Anh đều kể một câu chuyện về tái sinh có định
hướng: Từ Đạo Hạnh đã chủ ý chết rồi hóa sinh làm con của Sùng Hiền Hầu
để tạ ơn. Đây có phải là một pháp Phowa, chủ ý chuyển di thần thức để
nhập thai? Liệu trong quá khứ Việt nam có giáo lý về các loại Mật Tông
trình độ cao hay không, đó cũng là một câu hỏi cần xác định. Giả thuyết
cho là Thiền sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi đã đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Việt
Nam ( thế kỉ thứ 6) thì phải biết rằng lúc đó Mật Tông Phật giáo chỉ
mới tượng hình. Mãi đến thế kỉ thứ 7, Ngài Long
Thọ (Nagarjuna) được coi như tổ của Mật Tông, lúc đó mới xuất hiện. Cho
nên ở thế kỉ thứ 11 Từ Đạo Hạnh, nếu biết Phowa, thì chắc hẳn đã tiếp
nhận bí pháp này từ một nguồn khác nữa! Tuy nhiên ngoài huyền thoại, hậu
thế chúng ta không biết gì hơn.Đối với Mật Tông Trung Quốc (Đông Mật)
trong một thời gian dài phát triển có thể đã nhận được phần kinh điển
của Tối thượng Du già. Nhưng tâm lý của người đời trước rất tôn trọng
tính “bí mật” này của Mật kinh nên chuyện lưu giữ và truyền bá giáo pháp
đương nhiên là tuyệt mật. Vì thế, dù có giáo pháp của Mật Tông tối
thượng, thì Trung Quốc cũng không bao giờ để nó được truyền về các nước
khác, đặc biệt các nước được gọi là chư hầu!
Nghi ngờ về tính chính xác của kinh điển Đông Mật tại Việt Nam.
Khi Kinh điển Mật Tông, được đưa vào
Việt Nam từ Trung Quốc, người nghiên cứu về Phật học thấy ngay rằng có
rất nhiều kinh dường như chẳng có dính dáng gì đến cứu cánh giải thoát
của Đạo Phật cả. Có thần chú chỉ nhắm vào tài lộc, phúc thọ, những giá
trị ảo tưởng của thế gian, như cầu quan được quan, cầu tài được tài, cầu
thọ được thọ v.v…!
Chính những nội dung (đã bị thay đổi)
như vậy khiến nhiều người đã hiểu sai con đường rất trí huệ của Mật Tông
dựa trên triết lý Tánh Không và Bát Nhã. Trong thời gian tới đây có thể
có những học giả sẽ cho ta biết chính xác về những loại kinh điển này.
Sự truyền thừa
Về mặt công khai tại Việt Nam cho đến
nay vẫn không xác định được có hay không hệ truyền thừa chính thức của
Mật tông từ quá khứ. Có người cho là thầy Thích Viên Thành (mất 2002) là
tổ thứ 11 của Mật tông Việt Nam? Nhưng không rõ phả hệ.
Sưu tầm từ:http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=288
Sưu tầm từ:http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=288
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét