Hàng Bồ là một trong những con phố cổ của Hà
Nội. Phố được hình thành từ khá lâu và có những nét độc đáo riêng biệt
của nó.
Phố Hàng Bồ nằm ở đoạn giữa phố Bát Đàn và Hàng Bạc hoặc có thể đi từ Hàng Đào, Hàng Ngang, phố nằm ở khu vực Đông Thành với con đê cũ đầu phố Hàng Ngang, Hàng Đào đến ngã tư Hàng Thiếc – Thuốc Bắc. Phố dài khoảng từ 200m đến 250m. Phố Hàng Bồ xưa kia thuộc thôn Xuân Yên, chỗ giáp với đoạn phố Hàng Diều – Thuốc Bắc là thuộc đất thôn Nhân Nội. Thời Pháp thuộc phố có tên gọi là Des Paniers.
Phố gồm có hai đoạn: đoạn phía Đông trước kia còn gọi là phố Hàng Dép không sầm uất bằng bên phía Tây. Phía Tây Hàng Bồ đây vốn là phần đất thuộc thôn Xuân Hoa và thôn Nhân Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ vì thế mà giao thương thuận lợi, bên cạnh đó là sự du cư của người Hoa gốc Thiều Châu, tỉnh phúc Kiến đến định cư cho đến ngày nay.
Phố Hàng Bồ được nhắc tới nhiều nhất xuất phát từ nét đặc trưng nhất của nó: Nghề làm dép guốc và một số nghề mà người Hoa mang tới. Phía bên tay trái xuất hiện là những ngôi nhà nhỏ, hẹp; diện tích chắc khoảng chừng 20m2 được tận dụng phô lộ những đôi dép guốc đủ kích cỡ, hình dáng treo vào những cái đinh gắn lên tường. Ngày nay chính từ đòi hỏi của kinh tế mà một số hộ gia đình nơi đâu chuyển sang làm một số công việc khác cho thu nhập cao hơn: chữa đồng hồ, cắt tóc....
Phía bên tay hoàn toàn trái ngược với những căn nhà sang trọng hơn, tiện nghi hơn, được trang trí hiện đại bày bán những mặt hàng cao cấp thậm chí là xa xỉ về đồ da, những bức tranh thư pháp nghệ thuật...
Hiện đại và truyền thống đan xen trong từng khung bậc cảm xúc của người dân nơi đây
Phố Hàng Bồ nằm ở đoạn giữa phố Bát Đàn và Hàng Bạc hoặc có thể đi từ Hàng Đào, Hàng Ngang, phố nằm ở khu vực Đông Thành với con đê cũ đầu phố Hàng Ngang, Hàng Đào đến ngã tư Hàng Thiếc – Thuốc Bắc. Phố dài khoảng từ 200m đến 250m. Phố Hàng Bồ xưa kia thuộc thôn Xuân Yên, chỗ giáp với đoạn phố Hàng Diều – Thuốc Bắc là thuộc đất thôn Nhân Nội. Thời Pháp thuộc phố có tên gọi là Des Paniers.
Phố gồm có hai đoạn: đoạn phía Đông trước kia còn gọi là phố Hàng Dép không sầm uất bằng bên phía Tây. Phía Tây Hàng Bồ đây vốn là phần đất thuộc thôn Xuân Hoa và thôn Nhân Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ vì thế mà giao thương thuận lợi, bên cạnh đó là sự du cư của người Hoa gốc Thiều Châu, tỉnh phúc Kiến đến định cư cho đến ngày nay.
Phố Hàng Bồ được nhắc tới nhiều nhất xuất phát từ nét đặc trưng nhất của nó: Nghề làm dép guốc và một số nghề mà người Hoa mang tới. Phía bên tay trái xuất hiện là những ngôi nhà nhỏ, hẹp; diện tích chắc khoảng chừng 20m2 được tận dụng phô lộ những đôi dép guốc đủ kích cỡ, hình dáng treo vào những cái đinh gắn lên tường. Ngày nay chính từ đòi hỏi của kinh tế mà một số hộ gia đình nơi đâu chuyển sang làm một số công việc khác cho thu nhập cao hơn: chữa đồng hồ, cắt tóc....
Phía bên tay hoàn toàn trái ngược với những căn nhà sang trọng hơn, tiện nghi hơn, được trang trí hiện đại bày bán những mặt hàng cao cấp thậm chí là xa xỉ về đồ da, những bức tranh thư pháp nghệ thuật...
Hiện đại và truyền thống đan xen trong từng khung bậc cảm xúc của người dân nơi đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét