VII. Mật Tông ở Việt Nam trong thế kỉ 20
Theo lệ thường, các chùa VN vào lúc 4 giờ sáng, cũng có trì tụng khóa bản của Mật Giáo như Đại Bi và Thập Chú, và trong các thời kinh sáng, trưa, tối, các sư ở VN đều có trì tụng kinh Đại Bi, để khởi đầu các thời kinh. Chú Đại Bi được rút ra trong Thiên Thủ Thiên Nhản Đại Bi Tâm Đà La Ni, là một bản kinh chú lớn của Mật Giáo, đả được mọi tín đồ Phật Tử tại VN biết đến và trì tụng. Dù thế, khi được hỏi về tông phái Mật Giáo, các Phật tử gần như không biết đến mặc dù bản than vẫn trì tụng mật chú mỗi ngày!Từ thế kỉ hai mươi, đã có một số tu sĩ Phật giáo Việt Nam tu và dạy mật Tông.
Trước năm 1975, thày Thích Viên Đức có dịch một số kinh sách Mật Tông như Hiển Mật viên thông, Đại thừa trang nghiêm bảo vương, Chuẩn Đề Đà la ni hội thích, Mạt pháp nhất tự Đà la ni. Tất cả gom lại xuất bản thành một Bộ Mật Tông, với lời giới thiệu rất uyên bác của giáo sư Ngô Trọng Anh, được xuất bản tại Sài gòn. Thày Thích Viên Đức còn dịch các quyển khác như: Quán thế âm thập nhất diện thần chú, Tạp tập Đà la ni, Tô tất địa. Tuy nhiên nội dung các sách chỉ là tập hợp những thần chú, ấn khế linh phù. Ngoài ra, sách không giúp người đọc hình dung được về bất cứ triết lý hay hệ thống tu tập nào cả. Với nội dung như vậy, có lẽ Mật Tông Việt Nam chỉ là Krya tantra, tức phần thực hành đơn giản và thấp nhất của Kim cương thừa Ấn Độ hay Tây Tạng.
Hòa thượng Nhẫn Tế
Chùa Tây Tạng Bình Dương : Vào khoảng 1928-1930, các ông Cao Minh, Huyện Trường cùng một số các vị có đaọ tâm đã vận động để xây một ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương tự. Đến năm 1937 chùa mời được hòa thượng Minh Tịnh lúc đó vừa đi Tây Tạng về làm trù trì, Thày Minh Tịnh đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Kế thừa hiện nay là thày Tịch Chiếu. Chùa được xây cất vào khoảng năm 1930 trên đường Thích Quảng Đức thị xã Thủ dầu Một. Kiến trúc và bố trí theo kiểu chùa Tây Tạng. Không chắc là từ thời Minh Tịnh đã có chính thức truyền dạy Mật Tông. Vì rằng thời gian lưu trú của thày Minh Tịnh ở Lhasa quá ngắn, mà thời gian tu học của một Lạt ma hay của bất cứ một dòng phái Mật Tông nào thì cũng quá dài. Không biết thày Minh Tịnh tức Thubten Osall Lama đã học với dòng phái nào ở Tây Tạng, và pháp Mật Tông này có được truyền lại hay không ? Có người cho rằng sự truyền thừa này vẫn tiếp diễn nhưng lại ở bên ngoài chùa Tây Tạng của thày Tịch Chiếu và thế hệ thứ ba? Thày Minh Tịnh đương thời có 03 đệ tử: Tịch Chiếu, Không Chiếu và Thường Chiếu. Thày Tịch Chiếu tiếp tục tu tại cùa Tây Tạng. Thầy Thường Chiếu lấy đạo danh là Như Như Thích Thường Chiếu đạo nhân, tu tại một chùa nhỏ ở Gò Vấp. Thầy gầy gò ăn mặc xuyềnh xoàng, người trong xóm chỉ quen gọi là bác sáu thợ may. Năm 1998 tôi có gặp, trông thày đã yếu lắm, nhưng cũng cố gắng đứng để đánh một hồi trống rất dài trong khi chúng tôi đứng chắp tay ngay đấy im lặng để lắng nghe. Một bà trong chùa nói rằng thầy ít tiếp khách và chỉ đánh trống khi …cảm thấy “vui”. Thày mất sau đó khoảng hai tháng. Thày Thường Chiếu cũng chỉ nói về Thiền tông khi đàm đạo, không thấy nhắc gì đến mật Tông!
Ngoài chùa Tây tạng Bình Dương có thể thuộc về hệ Tây Mật (?) vì Hòa Thượng có qua Tây tạng một thời gian ngắn, còn lại tất cả những khu vực khác của Mật Tông Việt Nam đều là Đông Mật tức Mật Tông hành trì qua sách vở kinh điển truyền đến từ Trung Hoa.
Sa môn Thích Quảng Trí
Thầy Thích Quảng Trí tên thật là Phạm
Thuyên sinh năm 1948 tại Quảng Nam. Thày ưa thích và tìm hiểu Mật giáo
từ nhỏ. Năm 1960 Thầy xuất gia với bổn sư hòa thượng Thích Minh Thể và
được đặt pháp danh là Quảng Trí. Năm 1964, Đức bổn sư viên tịch nên thày
đến Phật học viện Long Tuyền và cầu xin hòa thượng Thích Chơn Phát làm y
chỉ sư. Trong giai đoạn này vì kinh điển thiếu thốn nên việc tìm học
nghiên cứu rất khó khăn. Năm 1970 thầy vào Sài Gòn tiếp tục tu tập và
cùng thày Thích Viên Đức tham cứu, phiên dịch và lưu hành kinh Điển Mật
giáo dưới dạng đánh máy. Năm 1981 gia đình cư sĩ Liên Hoa phát tâm ấn
tống một số kinh điển do thầy dịch. Năm 2000 thầy hướng dẫn cư sĩ Huyền
Thanh sưu tập và biên dịch các kinh điễn Mật giáo và cho lưu hành các
tập “Mật Tạng Phật giáo”. Đến 2005 ở Việt Nam đã lưu hành được 6 tập
dưới dạng photocopy. Trong thời gian này hai tập “Mật Tạng Phật giáo
Việt Nam” đã được ấn tống và đang lưu hành trên nước Mỹ. Sự cần mẫn và
kiên trì của Thày Quảng Trí khi cống hiến cho công trình chuyển ngữ bộ
Mật Tạng là một công đức lớn lao cho nền Phật học Việt Nam. Cuộc sống và
công việc âm thầm của Thày chính là Mật Hạnh trong truyền thống Mật
Tông.
Thầy Thich Viên ĐứcHòa Thượng Thích Phổ Ứng tại Linh Quang Tịnh xá, đường Nguyễn Khoái, Khánh Hội, có công khai chữa bệnh tà ma, cho nên cũng có thể hiểu ông là người hành trì Mật Tông. Hòa Thượng Thiền tâm cũng được biết có hành trì Mật Tông và đã dịch vài kinh về mật giáo.
VIII. Mật Tông Việt Nam hiện tại
Trong nước
1. Hòa Thượng Thích Viên Thành và dòng truyền thừa Drukpa
Dòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương và chùa Thày. Theo lời mời riêng của Ngài John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), thày đã viếng thăm Bhutan với mục đích đề cao giáo pháp dòng Drukpa và mong đem sự thực hành này để phát triển tâm linh cho tăng ni phật tử trong nước.
Tháng 09 năm 2006: Các cao tăng của dòng Drukpa đã đến hà Nội để làm các pháp quán đảnh Đức văn Thù, A Di Đà, Dược Sư và Quán Thế Âm.
Tháng 12, ngày 7, 8, 9 năm 2007: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII cùng các vị Nhiếp chính và cao tăng đã sang Việt Nam để làm lễ quán đảnh cầu quốc thái dân an cho Việt Nam . Nhân dịp, cũng là kỉ niệm 800 năm dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm Drukpa có mặt tại Việt Nam. Đoàn đã đến Hà Nội ( Chùa Quang Ân, chùa Vạn Niên) Hà Tây (Chùa Hương) và Vĩnh Phúc (Chùa Hà Tiên). Xem thông tin về lễ quán đảnh tại Link này
Mật Tông đang phát triển. Cũng trong
những ngày tháng hiện tại tốt đẹp cho sự phát triển này, sẽ thiếu sót
nếu không nói về công trình chuyển đổi từ chữ Siddham của Kinh điển Mật
Tông sang dạng chữ Phạn Latin hóa.
Tống Phước Khải và Dương Đức Thịnh đã cùng nhau hoàn thành phần mềm bộ gõ Siddhamkey 2.0 [6] để có thể chuyển những văn bản cổ chữ Siddham sang văn bản chữ Phạn được Latin hóa. Hiện giờ, với phần mềm này, các câu thần chú viết bằng chữ Siddham đã có thể chuyển sang chữ Latin nhanh chóng. Sự phát âm do đó chính xác hơn nhiều so với thần chú âm Hán Việt trước đây. Phục hồi Phạn chú bây giờ chỉ còn là những cái click chuột đơn giản. Tống Phước Khải sinh năm 1974, chuyên viên tin học độc lập, từng là tác giả của bộ gõ font chữ Hán Nôm (Hanokey 2.0)
Tại hải ngoại:Tống Phước Khải và Dương Đức Thịnh đã cùng nhau hoàn thành phần mềm bộ gõ Siddhamkey 2.0 [6] để có thể chuyển những văn bản cổ chữ Siddham sang văn bản chữ Phạn được Latin hóa. Hiện giờ, với phần mềm này, các câu thần chú viết bằng chữ Siddham đã có thể chuyển sang chữ Latin nhanh chóng. Sự phát âm do đó chính xác hơn nhiều so với thần chú âm Hán Việt trước đây. Phục hồi Phạn chú bây giờ chỉ còn là những cái click chuột đơn giản. Tống Phước Khải sinh năm 1974, chuyên viên tin học độc lập, từng là tác giả của bộ gõ font chữ Hán Nôm (Hanokey 2.0)
Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam đã ra
hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gở và được quán đảnh bởi
nhiều vị Sư Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan …nên đã có sự
tiến bộ đáng kể. Ngoài ra đã có nhiều cơ hội tiếp xúc kinh điển,
sách vở về sự tướng lẩn giáo tướng. Nhiều trung tâm Mật Giáo
Việt Nam được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt
tại hải ngoại, nhờ thế giới tu học Mật Tông Việt Nam tại hải
ngoại có nhiều lợi duyên để tu học dể dàng hơn.
Khoảng thập niên 90, tại Mỹ, có
Khoảng thập niên 90, tại Mỹ, có
- Hội Ái Hữu Mật Giáo, đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd - Annadale VA 22003.
- Mật
Giáo Colorado – 917S . Ventura St – Aurora , CO 80017, do cư sĩ Triệu
Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội
nầy ấn hành các bản kinh như : Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu
Lược, Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển trung, Tông Phật Giáo
Tinh Hoa quyển thượng, Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La
Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo ...- VietNalanda ( Vietnalada.org) trước đây là Viet_Vajra foundation
Trụ sở Maryland. Gồm hai bộ phận: Viet Lotsawa Institute và Viet Tibet house
Thày Thích Trí Siêu
Tuy xuất thân từ Ðại Thừa, nhưng thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Zen, Kim Cang Thừa Tây Tạng. Thầy đã có những cuốn sách viết rất am hiểu về Mật Tông Tây Tạng, ví dụ cuốn Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin)
Thế danh là Lê Bá Hy, sanh năm 1933, tại Hương Thủy, Thừa Thiên. Thọ giới tỳ kheo dòng Gelug Mật Tông Tây Tạng với pháp danh Lobsang Tenzin . Được sư phụ Lobsang Nyima Rinpoche cho về Bắc Ấn nhập thất tự tu. Một thời gian sau sư về Bồ Đề đạo tràng nhập thất ở Việt Nam Phật Quốc. Tại đây sư gặp viện trưởng một tu viện Miến Điện và lại có duyên được giới thiệu về Yangon gặp Hòa thượng thiền sư Mahashi để học hỏi thêm và thọ đại giới lần hai cùng Đạo Phật Nguyên Thủy với pháp danh Ukumara.
PHAM Donald (Kusho Konchog Osel )
Tóm lược:
Từ một Mật Tông “bên ngoài” tức cấp độ thấp, trong suốt một quá trình dài phát triển, bị kềm chế vì nhiều yếu tố khách quan, chúng ta đang tiến tới một Mật Tông với giáo pháp toàn diện và hoàn chỉnh, nhờ tiếp xúc với Mật Tông thế giới, đặc biệt như Mật Tông Tây Tạng và Mật Tông Bhutan. Những bản kinh Mật Tông xưa cổ với chữ Siddham giờ đây có thể xuất hiện trên Internet nhờ cố gắng của nhiều chuyên gia tin học. Riêng ở Việt Nam bộ gõ Siddham 2.0 sẽ giúp những Thần chú không còn bị phiên âm sai lạc nữa. Nhiều năm qua có nhiều người Việt ở hải ngoại đã thọ lễ quán đảnh và chính thức tu tập với các dòng phái Mật Tông Tây Tạng. Hiện nay dòng truyền thừa Drukpa đã chính thức đến Việt Nam. Sách vở Mật Tông đủ loại không còn hiếm hoi như trước đây nữa. Cả Đông Mật lẫn Tây Mật sẽ cùng phát triển trong tương lại gần. Dù là một pháp tối thượng thừa rất khó học khó tu do lệ thuộc nhiều điều kiện khắt khe, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn có rất nhiều người yêu thích Mật Tông. Có lẽ cơ hội và thời điểm đã đến cho những ai có duyên với pháp môn này.
Phạm Doãn ©, tháng bảy 2008
THAM KHẢO:
1. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy (Đặng thị Phong Lan)
2. Thiền Uyển tập Anh
3. Lĩnh Nam Chích quái
4. Kinh sách Mật Tông (Phạm Doãn sưu tầm)
5. Phật thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh (Huyền Thanh)
6. Siddhamkey 2.01 (Tống Phước Khải-Dương Đức Thịnh)
Vài hình ảnh về mật Tông:
1. Pháp khí trong nghi lễ Mật Tông
Chuông và chày Kim Cương
2. Linh phù, Thần chú và Thủ ấn của Mật Tông tại Việt Nam
http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=288
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét