Đề hiệu (reign marks) trên đồ gốm sứ thời Ung Chính nhà Thanh
Đề hiệu (reign marks) trên đồ gốm sứ thời nhà Thanh
Hoàng đế Ung Chính – Yongzheng hay Yungcheng
Ung Chính (雍正) tức Thanh Thế Tông (清世宗), tên húy là Dận Chân (胤禛) (13 tháng 12, 1678 – 8 tháng 10, 1735), hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh ở Trung Quốc từ năm 1722 đến 1735.
Thời Ung Chính Yongzhen (1723-1735) , việc đề hiệu (lạc khoản) dưới các món đồ được giao cho thợ chuyên nghiệp, do vậy mà bút pháp, các thể chữ viết về cơ bản khá giống nhau. Thể chữ Khải và Triện đồng thời được ưa chuộng, nhưng chữ Khải chiếm đa số. Lạc khoản niên hiệu trên sứ các lò quan ( lò sản xuất hàng ngự dụng , nội cung, nội phủ ) sản xuất chủ yếu viết 6 chữ:”Đại Thanh Ung Chính niên chế”. Lạc khoản có thể được viết thành 2 dòng 6 chữ, hoặc 3 dòng 6 chữ. Bên ngoài có thể có hai vòng tròn đồng tâm hoặc đóng khung chữ nhật, khung vuông đôi.
Có một nghi đoán rằng khi một món đô sứ đời Thanh ghi đề hiệu Khang Hy được viết thành 3 cột 2 từ thay vì 6 từ chia thành 2 cột, thì món đồ ấy có thể được sản xuất dưới thời Ung Chính. Các đề hiệu thể chữ triện (‘Zhuan’ archaic seal script marks) đã có sử dụng trên một vài cổ vật sứ thời Khang Hy nhưng chỉ trở nên phổ biến dưới thời Hoàng đế kế tục Ung Chính. Chúng phản ánh việc nhận thức vẽ đẹp cổ xưa và thường cũng chỉ có ở các đồ gốm sứ có hình dáng và phủ men đặc biệt. Các triện đề trên phần đế đồ sứ này được viết bằng men màu lam dưới men (underglaze blue), được khắc chìm hoặc đắp nổi. Men phủ trên đồ sứ đi theo với việc sử dụng các đề hiệu thể chữ triện thường là mô phỏng theo đồ đồng , đồ sắt – do ảnh hưởng hoài cổ.
Lạc khoản đồ sứ Ung Chính
Ngoài 6 chữ “Đại Thanh Ung Chính niên chế”, đồ sứ men lam Ung Chính còn có lạc khoản viết thể chữ Khải, ghi 4 chữ “Lãng ngâm các chế”. Lãng ngâm các là tên một thư trai của vua Ung Chính khi chưa đăng cơ, đang thụ phong tước Ung Thân vương.
Để phân biệt đồ sứ các lò dân thời Ung Chính ký lạc khoản 6 chữ “Đại Thanh Ung Chính niên chế” cũng không khó, vì chữ viết tháo, tùy tiện, hoặc chỉ ký 4 chữ “Ung Chính niên chế” xếp thành hình vuông. Thời kỳ này đồ sứ lò dân xuất hiện một loại lạc khoản phổ biến là con dấu vuông, gọi là “hũ kì”, trong khung vuông vẽ các loại hoa lá hay hình tượng muôn vật. Lại có lạc khoản chỉ viết một chữ “Chính”, xung quanh vẽ trang trí hoa lá.
Dưới đây là các hiệu đề mà theo website của Vermeer & Griggs Asian art được viết dưới thời Ung Chính
清 Qing Reign Marks-雍正 Yongzheng Period
(click trên hình để phóng lớn)
KhanhHoaThuyNga dịch theo tài liệu của Publisher: Anthony Gray
Company: GUEST & GRAY
Đề hiệu (reign marks) trên đồ gốm sứ thời nhà Thanh
Hoàng đế Ung Chính – Yongzheng hay Yungcheng
Ung Chính (雍正) tức Thanh Thế Tông (清世宗), tên húy là Dận Chân (胤禛) (13 tháng 12, 1678 – 8 tháng 10, 1735), hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh ở Trung Quốc từ năm 1722 đến 1735.
Thời Ung Chính Yongzhen (1723-1735) , việc đề hiệu (lạc khoản) dưới các món đồ được giao cho thợ chuyên nghiệp, do vậy mà bút pháp, các thể chữ viết về cơ bản khá giống nhau. Thể chữ Khải và Triện đồng thời được ưa chuộng, nhưng chữ Khải chiếm đa số. Lạc khoản niên hiệu trên sứ các lò quan ( lò sản xuất hàng ngự dụng , nội cung, nội phủ ) sản xuất chủ yếu viết 6 chữ:”Đại Thanh Ung Chính niên chế”. Lạc khoản có thể được viết thành 2 dòng 6 chữ, hoặc 3 dòng 6 chữ. Bên ngoài có thể có hai vòng tròn đồng tâm hoặc đóng khung chữ nhật, khung vuông đôi.
Có một nghi đoán rằng khi một món đô sứ đời Thanh ghi đề hiệu Khang Hy được viết thành 3 cột 2 từ thay vì 6 từ chia thành 2 cột, thì món đồ ấy có thể được sản xuất dưới thời Ung Chính. Các đề hiệu thể chữ triện (‘Zhuan’ archaic seal script marks) đã có sử dụng trên một vài cổ vật sứ thời Khang Hy nhưng chỉ trở nên phổ biến dưới thời Hoàng đế kế tục Ung Chính. Chúng phản ánh việc nhận thức vẽ đẹp cổ xưa và thường cũng chỉ có ở các đồ gốm sứ có hình dáng và phủ men đặc biệt. Các triện đề trên phần đế đồ sứ này được viết bằng men màu lam dưới men (underglaze blue), được khắc chìm hoặc đắp nổi. Men phủ trên đồ sứ đi theo với việc sử dụng các đề hiệu thể chữ triện thường là mô phỏng theo đồ đồng , đồ sắt – do ảnh hưởng hoài cổ.
Lạc khoản đồ sứ Ung Chính
Ngoài 6 chữ “Đại Thanh Ung Chính niên chế”, đồ sứ men lam Ung Chính còn có lạc khoản viết thể chữ Khải, ghi 4 chữ “Lãng ngâm các chế”. Lãng ngâm các là tên một thư trai của vua Ung Chính khi chưa đăng cơ, đang thụ phong tước Ung Thân vương.
Để phân biệt đồ sứ các lò dân thời Ung Chính ký lạc khoản 6 chữ “Đại Thanh Ung Chính niên chế” cũng không khó, vì chữ viết tháo, tùy tiện, hoặc chỉ ký 4 chữ “Ung Chính niên chế” xếp thành hình vuông. Thời kỳ này đồ sứ lò dân xuất hiện một loại lạc khoản phổ biến là con dấu vuông, gọi là “hũ kì”, trong khung vuông vẽ các loại hoa lá hay hình tượng muôn vật. Lại có lạc khoản chỉ viết một chữ “Chính”, xung quanh vẽ trang trí hoa lá.
Dưới đây là các hiệu đề mà theo website của Vermeer & Griggs Asian art được viết dưới thời Ung Chính
清 Qing Reign Marks-雍正 Yongzheng Period
(click trên hình để phóng lớn)
KhanhHoaThuyNga dịch theo tài liệu của Publisher: Anthony Gray
Company: GUEST & GRAY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét