Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

MẬT TÔNG Ở VIỆT NAM

 PHẠM DOÃN .


    
Giới thiệu Mật Tông Việt Nam
Mật tông Phật giáo, tức Mật thừa hay Kim Cương thừa, là một sáng tạo phối hợp giữa các phương pháp tu luyện cổ xưa của nền văn minh tâm linh Ấn Độ với Triết lý Đại Thừa của Phật giáo. Chữ "Mật Tông" tiếng Anh là Tantra dùng để chỉ chung các giáo lý bí truyền Ấn Độ giáo, những cái có từ trước khi Phật giáo xuất hiện, ví dụ Mật Tông của Ấn Giáo. Những nhà nghiên cứu thấy rằng Mật Tông Ấn Độ giáo dù không được phái Vệ Đà chính thống công nhận, nhưng vẫn song hành và hòa trộn với sự tồn tại và phát triển của Vệ Đà và Áo nghĩa Thư (Upanisad). Thường thì các tôn giáo đều có phần công truyền và phần bí truyền, ngoài Mật Tông Ấn giáo còn có mật Tông của đạo Jaina, đạo Bon hoặc của nhiều đạo khác nữa. Vì vậy để phân biệt và chỉ rõ Mật Tông của Phật giáo ta dùng chữ Mật Tông Phật giáo, Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vaijrayana) thì mới chính xác.
I. Vắn tắt lịch sử
Mật Tông Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5-6 tại bắc Ấn Độ, nghĩa là ngay khi Giáo lý Đại Thừa xuất hiện. Chính những bộ luận Trung quán và Duy thức đã đóng góp những nền móng cơ bản cho Mật thừa. Ngài Nagarjuna (Long Thọ) 600-650 được coi là vị Tổ sư của Mật giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu 12 năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Đệ tử của Long Thọ là Nagarboddhi (Long Trí). Long Trí truyền cho Thiện Vô Úy. Phải phân biệt ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 7) xiển dương Mật giáo với ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 2) đã viết Trung Quán luận. Tuy nhiên người ta thường tin rằng Long Thọ đời sau chính là hóa thân của Long Thọ đời trước.
Đến thế kỉ thứ 7, Mật tông được truyền sang Trung Quốc bởi các cao tăng Ấn Độ.
-         Subhākārasiṃha (Thiện Vô Úy) 637-735, là đệ tử của Long Trí, từng là vua xứ Orrissa. Ông là người dịch bộ kinh Đại Nhật (Mahavairocana sutra) ra chữ Hán và đã được vua Trung Quốc Đường Huyền Tông tôn làm quốc sư. Các đệ tử của ngài là Nhật Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm.
-     Nhất Hạnh 638-727 người tỉnh Nhật Lệ, Trung Quốc, học trò của Thiện Vô Úy, cùng dịch kinh Đại Nhật.
-         Vajrabodhi (Kim Cương Trí) 663-723 là anh em với Thiện Vô Úy
-         Amoghavajra (Bất Không Kim Cương) 705-774 là đệ tử của Kim Cương Trí
Cuối thế kỉ thứ 8, Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) mới đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Tây Tạng, sau đó là Atisa (thế kỉ 11) là người có đóng góp rất lớn. Tại Tây Tạng, Mật Tông Phật giáo được phát triển thành một tông phái đầy uy danh với rất nhiều đạo sư cùng nhiều hệ truyền thừa lừng lẫy. Khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mật Tông Tây Tạng phải chịu cảnh phân tán lưu vong. Tuy nhiên chính vì cái duyên lưu vong này mà tinh hoa Mật giáo Tây Tạng mới lộ diện cho toàn thế giới được học hỏi.
Đầu thế kỉ thứ 9, Đạo sư người Nhật Kukai (Không Hải) đem Mật Tông từ Trung Quốc về Nhật Bản, lập ra Chân Ngôn Tông (shingon shu).
Mật Tông từ Ấn Độ còn được truyền sang Bhutan, Nepal, Mông Cổ và Nga.
Lúc ban đầu, Mật Tông chỉ được truyền khẩu. Đến cuối thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Mật Tông mới dần dần được kết tập và hệ thống hóa.
.
II. Phân loại
Theo dòng phái
Mật Tông Tây Tạng có rất nhiều dòng phái phụ (subsect) xuất phát từ bốn dòng phái chính:
  1. Cổ Mật (Nyingma) là dòng Mật cổ nhất sang lập bởi Padmasambhava (Liên Hoa Sanh)
  2. Kagyu có những Đại sư nổi tiếng như Gampopa, Naropa, Niguma v.v…
  3. Gelug sáng lập bởi Je Tsongkapa vào thế kỉ 15 từ truyền thống Kadampa (bởi Atisa) Hiện giờ là dòng của Đạt Lai Lạt Ma.
  4. Sakya lập bởi Sakya trizin với truyền thống đào tạo các đại học giả.
Lúc đầu Mật Tông Trung Quốc chia làm Chân ngôn Tông và Kim Cương tông. Sau đó Nhất Hạnh đã tổng hợp lại. Hiện giờ chưa có tư liệu về các tông phái hay hệ truyền thừa Mật Tông tại Trung Quốc.
 
Theo mức độ cao thấp
Với nội dung phong phú và đa dạng, Mật Tông được chia ra nhiều mức độ để phù hợp với các loại trình độ hiểu biết cao thấp khác nhau:
  1. Kriya tantra: Sự Mật Tông Sự Mật là Mật Tông thực hành các nghi lễ, đàn pháp, cúng dường, ấn chú…sử dụng cơ thể, vật chất và hiện tượng bên ngoài (ngoại vi). Ví dụ cúng dường ngoại vi là cúng dường các phẩm vật bên ngoài cơ thể. Kriya Tantra được xếp vào loại Mật Tông “ngoại vi” là mức độ thấp.
  2. Carya tantra: Hạnh Mật Tông cũng được xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
  3. Yoga tantra: Mật Tông Du già, là loại Mật Tông cao hơn vì đã có những pháp thực hành bằng quán tưởng, tuy nhiên vẫn xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
  4. Anuttarayoga tantra: Mật Tông Tối thượng Du già, là loại Mật Tông “nội thể”, có cứu cánh “tức thân thành Phật”. Một pháp cúng dường gọi là “nội thể” ví dụ cúng dường các khí lực, năng lựợng tâm, hoặc các madala do sự quán tưởng bên trong. Mật Tông Tối Thượng Du già gồm các mật điển quan trọng là Guhyasamaja tantra (Tập hợp cácBí mật) và Kalachakra (Thời luân tức Bánh xe thời gian) Hevajra-tantra (Hô Kim cương). Đây là pháp môn dành riêng cho hạng đại căn. Bản thân Mật Tông Vô Thượng còn chia ra ba cấp độ khác nhau:
    1. Mahayoga
    2. Anuyoga
    3. Atiyoga (Tib. Dzogchen)
Trong khi Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật) được thừa hưởng được toàn bộ các Tantra và các tinh hoa của giáo pháp, thì Mật Tông ở Trung Quốc Nhật Bản… gọi là nhóm Đông Mật, giáo pháp có hạn chế hơn, vì không có bộ Vô Thượng Du Già [3]. Đông mật, có lẽ chỉ gồm hai loại Mật Tông cấp độ “bên ngoài” là Kriya và Carya tantra cho nên sự thực hành chỉ giới hạn ở một số phép lập đàn pháp, cúng dường, sử dụng ấn, chú, linh phù v.v…có tính “ngoại vi”. Căn cứ vào các loại cấp độ như phân biệt ở trên, cho thấy Mật Tông Việt Nam (Đông Mật) trong quá khứ còn non yếu ở mức độ sơ cấp. Muốn đạt đến cứu cánh giải thoát một đời thành Phật, đòi hỏi một giáo pháp trọn vẹn hơn với cả bốn mức độ Mật Tông và các Mật Điển Tối Thượng thừa.
 
III. Triết Lý và các khái niệm đặc thù của Mật Tông
Mật Tông ra đời sau khi Phật Thích ca nhập diệt khoảng một nghìn năm. Lúc này Đạo Phật đã phân chia và suy vong. Và cũng tại thời điểm này, triết lý Đại Thừa đang hồi sung mãn nhất. Các Đại sư Ấn Độ đã sử dụng và sáng tạo từ Triết lý Đại Thừa một cách vô cùng phong phú. Trong đó triết lý Tánh Không và Bát Nhã được đặt làm nền tảng. Triết lý Sự Sự vô ngại và Lý Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiên cũng được vận dụng. Tuy thế Mật Tông lại giữ cho sự phát triển bay bổng của nó một định hướng đúng đắn của Đạo Phật, bằng cách giữ nguyên truyền thống Giới – Định – Huệ, và sự tôn trọng các kinh điển thời Đạo Phật còn nguyên thủy. Mật Tông diễn tả bản thể nguyên thủy của thế giới tức PHẬT TÁNH bằng năm vị Phật Thiền (dhyana-Budhas), thường được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Năm vị Phật Thiền tức năm Trí được chuyển hóa từ năm thức của tâm thế gian khi giác ngộ. 
- Nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Thành sở tác trí, được biểu tượng bằng Phật Bất Không Thành Tưu (Amoghasiddhi)
- Ý thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Diệu Quán Sát trí, được biểu tượng bằng Phật Vô Lượng Quang (Amitabha)
- Mạt-na thức khi giác ngộ sẽ biến thành Bình Đẳng Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava)
- Alaya thức khi giác ngộ sẽ biến thành Đại Viên Kính trí, biểu tượng bằng Phật Bất Động (Akshobyha).
- Trí Huệ toàn mãn gọi là Pháp Giới Thể Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Đại Nhật (Mahavairocana)
                      
Phật Bộ
PhậtĐại Nhật – Vairocana
Pháp GiớiThể Tánh Trí: sự tròn đầy viên mãn của Trí huệ Phật
Vị Trí: Trung Ương
Chủng Tự: OM
Chân Ngôn: Om Vairochana Om
Ấn: Chuyển Pháp Luân
 
Kim Cang Bộ
Phật Bất Động– Akshobyha
Đại Viên Cảnh Trí, Chuyển hóa từ thức thứ Tám (Alaya thức)
Vị Trí: Đông
Chủng Tự: HUNG
Chân Ngôn: Om Akshobhya Hum
Ấn: Xúc Địa Ấn

Bảo Bộ
Phật Bảo Sanh – Ratnasambhava
Bình Đẳng Tánh Tríchuyển hóa từ thức thứ Bảy (mạt na thức)
Vị Trí: Nam
Chủng Tự TRAM
Chân Ngôn: Om Ratnasambhava Tram
Ấn: Thí Nguyện Ấn

Liên Hoa Bộ
Phật Vô Lượng Quang– Amitabha
Diệu Quán Sát Trí chuyển hóa từ thức thứ Sáu (Ý thức)
Vị Trí: Tây
Chủng Tự: HRIH
Chân Ngôn: Om Amitabha Hrih
Ấn: Thiền Định Ấn

Nghiệp Bộ
Phật Bất Không Thành Tựu– Amoghasiddhi
Thành Sở Tác Trí chuyển hóa từ năm Thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân)
Vị Trí: Bắc
Chủng Tự: AH
Chân Ngôn: Om Amoghasiddhi Ah
Ấn: Vô Úy Ấn
Triết Lý và Kinh Điển Mật Tông cũng chia Thế Giới thành hai giới (lãnh vực, realm). Tuy chia thành hai, nhưng hai giới là một toàn thể thống nhất. Hai giới gồm:
- KIM CANG GIỚI (Vaijradhàtu): là Pháp thân, là lãnh vực của TRÍ-HUỆ bát nhã, là Tánh Không, là Chân Đế.
- THAI TẠNG GIỚI (Garbhadhàtu):Là lãnh vực của THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG, là cái LÝ vận hành thế giới hiện tượng, là phương tiện của sự tu chứng, là Tục Đế. Mật Tông gọi thế giới hiện tượng là “Thai Tạng giới”. Mọi vật, sự vật và hiện tượng trong Thai Tạng giới đều vận động để phát triển và chuyển hóa đến mức trưởng thành cuối cùng là Trí Huệ. Do đó Mật Tông nhận thức và sử dụng “Thai Tạng Giới” như phương tiện để đạt đến Trí Huệ. Từ Bi là trạng thái tâm thuộc về Thai Tạng giới, cho nên Từ Bi cũng đựợc dùng như là phương tiện cứu độ.Ngoài ra cùng nội dung và ý nghĩa tương tự, chữ Thai Tạng giới dùng để ám chỉ lãnh vực của trí năng tiềm ẩn của tất cả mọi người lúc chưa hiển lộ thành Trí Huệ. Ví dụ Tâm của người thực hành chưa giác ngộ thuộc về “Thai Tạng giới”, giống như tình trạng của một thai đang phát triển, nghĩa là còncần phải tu tập nuôi dưỡng để hoàn chỉnh.
- MẠN ĐÀ LA (Mandala): Đặt trên nguyên lý Sự Sự vô ngại, Mật Tông xem con người và vũ trụ có cùng một cấu trúc và cùng một lý vận hành. Mạn Đà La là một “sơ đồ” có tính biểu tượng của vũ trụ, của các thành phần của vũ trụ, hoặc chính của bản tâm con người. Mật Tông nhìn bản thể của vũ trụ như tập hợp các thành phần tâm thức (tức trí huệ sau khi chứng ngộ). Trong Mạn Đà La, trí huệ được biểu tượng bằng các vị Phật. Hoạt dụng và hành trạng của các vị Phật được biểu tượng bởi các vật dụng mà các vị Phật cầm nắm hoặc đi kèm. Khi quán tưởng một Man Đà La, người thực hành có thể trực nhận những nguyên lý sâu kín nhất của vũ trụ và cũng có nghĩa là những nguyên lý sâu kín nhất trong nội tâm của mình. Mạn Đà La chia làm 4 loại: Đại Mạn Đà La, Pháp Mạn Đà La, Tam Muội Mạn Đà La và Yết Ma tức Nghiệp Mạn Đà La. Ví dụ về hai Đại Man Đà La chính yếu của mật Tông:
- Mandala Kim Cang giới: Gồm bốn vị Phật thiền xung quanh một Pháp tánh Phật. Ý nghĩa này ám chỉ khi các Thức của người thực hành Thiền đã chuyển thành bốn Trí của một vị giác ngộ, thì sự phối hợp của bốn trí sẽ tạo thành thực thể thứ năm: đó là Trí Huệ Bát Nhã tức pháp thân của Phật (Tathagata). Mạn Đà La Kim Cang giới cũng gọi là Man Đà La Ngũ Trí Như Lai. Các vị thày và cả các nghệ nhân đã sáng tác rất nhiều Mạn Đà La Kim Cang Giới theo nguyên tắc bố trí này.
                                                             
 -  Mandala Thai Tạng giới: Thường được biểu tượng bằng vòng tròn của tám hoa sen xếp liên tiếp.
                                    
 - ẤN (Mudra): Cũng dưạ trên nguyên lý sự sự vô ngại, Ấn là tư thế cơ thể dùng làm biểu tượng bí mật (secret symbol) cho một vị Phật, hoặc cho một trạng thái tâm. Tư thế biểu tượng của bàn tay và các ngón tay được gọi là Thủ Ấn. Tư thế bí mật của toàn bộ cơ thể gọi là Thân Ấn. Mudra nên dịch là Ấn, nếu dịch là Thủ ấn sẽ bị hẹp nghĩa, ví dụ Mahamudra nên dịch là Đại Ấn hoặc Đại Biểu Tượng sẽ chính xác hơn là Đại Thủ Ấn.
- Ví dụ Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmachakra-mudra) của Đức Phật Đại Nhật
 
- Ví dụ Thủ Ấn Liên Hoa (Lotus-mudra) khi trì chú Đại Bi
 
- Shakti, nữ thần trong Mật Tông.Tư thế "một chân co một chân duỗi" là một Thân Ấn của các vị Thần trong Mật Tông:
  
- Hình một vị Phật (Buddha) và người phối ngẫu (consort) thường thấy ở Mật Tông cũng là một loại tư thế cơ thể biểu tượng cho sự phối hợp của Phương tiện “dương” và Trí huệ “âm”. Vì vậy đây cũng là một Ấn, và loại ấn này thuộc về Nghiệp Ấn (karma mudra).
   
- THẦN CHÚ (mantra): là âm thanh bí mật của một vị Phật tức của một vị thày bổn tôn. Khi đệ tử đọc lên âm thanh của một vị thày bổn tôn thì rung động của âm thanh tức rung động của bản tâm người đệ tử sẽ tương ưng với rung động bản tâm của vị thày. Vì trong năm thức của con người, tánh nghe có tính thù thắng hơn cả, nên rung động của âm thanh thần chú tạo nên một tương ưng tâm-tâm rất mạnh mẽ. Mỗi một vị Phật, hoặc một vị Hóa thần, đều có một hoặc nhiều thần chú riêng. Thần chú của Mật Tông Phật giáo thường bắt đầu bằng âm OM
Ví dụ thần chú của Phật Tỳ Lô (Đại Nhật): OM AMOGHA VAIROCANA MANI PADMA    JVALA PRAVARTAYA HUM
Ví dụ thần chú của Phật Quán Thế Âm: OM MANI PADME HUM
 - LINH PHÙ (yantra): là hình vẽ dùng để biểu tượng dùng để nối kết với một năng lực bí mật của các vị Phật hay thần thánh. Linh phù có thể là hình vẽ bí mật, một mandala, một thần chú bằng tiếng Sanskrit.
  
   
- Các vị HÓA THẦN (Yidam):Các Hóa Thần được biểu tượng như những người đã giác ngộ. Nói cách khác Hóa thần cũng chính là Hóa thân của các vị Phật. Ví dụ Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân như Bà Bạch Y, Tara, Chuẩn Đề v.v…Kinh điển có nói đến 32 tướng hóa thân của Quán Thế Âm. Có rất nhiều vị Hóa Thần trong Mật Tông. Có vị hình tướng hiền lành nhưng cũng có vị hình tướng dữ dằn gọi là ác thần Heruka. Phái Niyingma (Cổ Mật) sử dụng đến 8 loại Heruka. Trong sự tu tập, vị thày có nhiệm vụ lựa chọn một loại Hóa Thần thiện hay ác cho phù hợp với bản tâm của đệ tử. Đệ tử dùng sức quán tưởng để đồng hóa (identification) chính mình với các vị Hóa Thần đó, tức là các vị Phật.
   
- Các PHÁP QUÁN ĐỈNH (Abhisheka): Tâm giác ngộ trong Mật Tông được truyền đi một cách liên tục kế tiếp từng hệ truyền thừa. Cũng giống như nguyên lý cơ bản của các pháp tu tập khác của Mật Tông, lễ Quán Đảng là những nghi thức biểu tượng (symbolic rites) để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm (chưa giác ngộ) của người đệ tử được pháp quán Đỉnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của một vị thày. Sự tiếp chạm bàn tay người thày và đỉnh đầu người học trò được hiểu như sự tiếp chạm làm quen của hai dòng năng lực. Khi bước vào một dòng phái Mật Tông, người đệ tử được thày làm một "pháp Quán Đảnh chính" rất quan trọng cho suốt đời sống tu hành của mình. Pháp Quán đảnh chính rất quan trọng cho nên có khi phải thực hiện trong thời gian đến hai ngày. Sau đó tùy theo kỹ thuật tu, người đệ tử sẽ được làm những "pháp Quán Đảnh riêng" cho từng một pháp tu tập đặc biệt nào đó. Có khi các vị Thày cũng làm lễ Quán Đảnh cho từng bài giảng trong khóa học.
Sưu tầm từ:http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=288

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét