Phố Hàng Khay là một con phố ngắn nằm giữa phố Tràng Thi và phố Tràng
Tiền, hoặc có thể đi từ Phố Hàng Bài cho đến tận cuối đoạn ngã tư cắt
sang Đinh Tiên Hoàng. Phố có đặc điểm rất đặc biệt là một bên phố thì
toàn nhà, còn phía bên đối diện thì không bởi nó đối mặt với Hồ Hoàn
Kiếm.
Hàng Khay xưa vốn thuộc đất làng Khảm thuộc thôn Thi Vật, tổng Thuận Mỹ,
huyện Thọ Xương, vì thế thời bầy giờ nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm
khảm từ bàn, ghế, tủ, vụ...với nhiều hình dáng khác nhau như cảnh thiên
nhiên, những con hạc biểu tượng cho sự cao quý, những điển tích và
phong cảnh phác họa khuôn mẫu từ những sáng tác dân gian....do nhiều
nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo tạo nên. Nguồn gốc ông tổ truyền nghề
cũng có các quan điểm khác nhau. Người thì cho rằng được bắt nguồn từ
Thanh Hóa đem ra với ông tổ là Nguyễn Kim. Lại có thuyết ông tổ nghề
khảm ở Phú Xuyên, gốc gác ở làng Chuôn (Chương Mỹ). Có nhà nghiên cứu
lại cho tổ nghề khảm họ Trương, tên là Công Thành, lên lập làng nghề từ
thời nhà Lý (Lý Nhân Tông). Các sản phẩm của làng nổi tiếng ngay từ thế
kỷ 13. Thời gian này sản phẩm cũng đã được thông thương với nhiều nước
thông qua các thương nhân Trung Quốc.
Phố Hàng Khay trải qua thời gian cũng đã có nhiều cách gọi khác nhau.
Phố Hàng Khay dưới thời Pháp thuộc có tên là: Rue des incrusteurs (phố
Thợ Khảm) bao gồm cả phố Tràng Tiền bây giờ; sau đó lại được đổi tên là
phố Paul Bert - tên viên toàn quyền Pháp đầu tiên ở nước ta. Sau Cách
mạng tháng Tám, thì được tách ra và mang tên phố Hàng Khay. Từ tháng
12-1946 đến 10-10-1954 thời Hà Nội bị tạm chiếm, Hàng Khay được đổi tên
là phố Anh quốc.Sau giải phóng Thủ Đô phố chính thức có tên gọi như ngày
nay: Phố Hàng Khay.
Ở trung tâm Thủ đô, phố Hàng Khay trở thành "chứng nhân lịch sử": Tháng 10 - 1954 "khi đoàn quân tiến về", từ chiến khu, diễu hành qua Hàng Khay tỏa đi tiếp quản Tòa thị chính Thành phố, Bệnh viện Ðồn Thủy, trại Bảo an binh...Các đoàn đại biểu cấp cao, nguyên thủ quốc gia nhiều nước đến thăm Việt Nam đều qua Hàng Khay để về Nhà khách Chính phủ, khách sạn Metropole, dự mít tinh tại Nhà hát lớn... Phố có tòa nhà năm tầng Hà Nội Tourist, niềm tự hào của kiến trúc Hà Nội "Thời xa vắng". Ðứng trên sân thượng ta có thể thu vào ống kính toàn cảnh của Hồ Gươm đủ mọi góc độ.
Ngày nay Hàng Khay càng trở nên sầm uất chính bởi yếu tố tự nhiên và truyền thống vốn có của nó. Vị trí đắc địa có hướng nhìn ra thẳng Hồ Hoàn Kiếm khiến nhiều du khách phương xa thích thú ngắm nhìn và chụp những bức hình lưu niệm.
Ở trung tâm Thủ đô, phố Hàng Khay trở thành "chứng nhân lịch sử": Tháng 10 - 1954 "khi đoàn quân tiến về", từ chiến khu, diễu hành qua Hàng Khay tỏa đi tiếp quản Tòa thị chính Thành phố, Bệnh viện Ðồn Thủy, trại Bảo an binh...Các đoàn đại biểu cấp cao, nguyên thủ quốc gia nhiều nước đến thăm Việt Nam đều qua Hàng Khay để về Nhà khách Chính phủ, khách sạn Metropole, dự mít tinh tại Nhà hát lớn... Phố có tòa nhà năm tầng Hà Nội Tourist, niềm tự hào của kiến trúc Hà Nội "Thời xa vắng". Ðứng trên sân thượng ta có thể thu vào ống kính toàn cảnh của Hồ Gươm đủ mọi góc độ.
Ngày nay Hàng Khay càng trở nên sầm uất chính bởi yếu tố tự nhiên và truyền thống vốn có của nó. Vị trí đắc địa có hướng nhìn ra thẳng Hồ Hoàn Kiếm khiến nhiều du khách phương xa thích thú ngắm nhìn và chụp những bức hình lưu niệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét