Thích Ca Sơ
Sinh
Một trong những pho
tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó là tượng Thích Ca Sơ
Sinh.
Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;
Đản Sinh : Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Thành Đạo : Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Chuyển Pháp Luân : Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).
Nhập Niết Bàn : Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.
Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.
Bốn Thánh Địa Phật giáo đó search trên Google Earth, tớ đã đưa trong topic Du lịch bằng Google Earth
Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;
Đản Sinh : Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Thành Đạo : Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Chuyển Pháp Luân : Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).
Nhập Niết Bàn : Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.
Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.
Bốn Thánh Địa Phật giáo đó search trên Google Earth, tớ đã đưa trong topic Du lịch bằng Google Earth
Tòa Cửu
Long
Theo truyền
thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân
nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ
xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên
trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống
người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin
rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời
sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.
( Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - A hàm, cũng như Kinh Đại Bổn - Nikaya đã đề cập đến việc Đản sinh của Ngài, từ con người bình thường trần thế lại hóa thân trở thành con người phi thường ngay giữa đời này. Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp đã mô tả :
Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.
Tòa Cửu Long chùa Bà Đá
( Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - A hàm, cũng như Kinh Đại Bổn - Nikaya đã đề cập đến việc Đản sinh của Ngài, từ con người bình thường trần thế lại hóa thân trở thành con người phi thường ngay giữa đời này. Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp đã mô tả :
“Vị Bồ tát khi sinh ra Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai
chân, mặt hướng về phía Bắc bước đi bảy bước, một lọng trắng
được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con
ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên
đời ! Ta là bậc tối tôn trên đời ! Nay là đời sống cuối cùng,
không còn tái sinh ở đời này nữa…” .
- Ghi Chú của Vườn Lam ).
Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.
Tòa Cửu Long chùa Bà Đá
Như viết ở phần đầu, Chính điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại chính điện.
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa
Tuy vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn, Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.
Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng lớp cao và sâu như chùa miền Bắc.
Phạm Thiên
- Đế Thích
Theo truyền thuyết
Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng,
Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.
Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới, bản thân Thế giới cũng chính là Đại ngã Brahma. Như thế Brahma là Tối cao vô thượng, là Khởi thủy nguồn cội, là bản thể của thế giới.
Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.
Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm hỗ trợ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới, bản thân Thế giới cũng chính là Đại ngã Brahma. Như thế Brahma là Tối cao vô thượng, là Khởi thủy nguồn cội, là bản thể của thế giới.
Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.
Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm hỗ trợ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
Trong chùa, tượng
Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị
này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư
Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt
Nam !!!
Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét