Ấn chương 印章
(con dấu,
con triện)
là một nét
văn hóa rất
độc đáo của
Trung Quốc.
Khắc ấn là
một nghệ
thuật,
nghiên cứu
và giám định
ấn là một
môn học hẳn
hoi. Ấn có
thể bằng
vàng, đá
quý, ngà,
xương. Ấn
dùng trong
công văn
giấy tờ đã
đành, nhưng
ấn có thể
kết hợp với
thư
書
(thư pháp)
và họa
畫
(tranh thủy
mặc), chúng
bổ túc nhau
mà tương
hỗ tương
thành
相互相成. Một
bức họa có
thư pháp và
một hoặc
nhiều ấn
chương trở
thành một
chỉnh thể
gọi là
«kim thạch
thư họa cộng
nhất thể»
金石書畫共一體
(ấn triện
bằng đá hay
vàng, thư
pháp, hội
họa hợp nhất
thành một
thể).
Trong sinh
hoạt hàng
ngày, người
Trung Quốc
phân biệt
hai loại ấn
chương: công
và tư. Ngoài
ra tư ấn còn
có danh
chương
名章 (khắc
tên, biệt
hiệu tác
giả) và
nhàn chương
閑章 (có
nội dung đa
dạng). Chúng
có hình
vuông, tròn,
chữ nhật,
bầu dục, đa
giác.
Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Đặt đúng vị trí, ấn chương tôn thêm giá trị của tác phẩm; ngược lại, sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm, ấn chương khi in ra có nét chữ trắng (gọi là âm văn 陰文, bạch văn 白文) trên nền đỏ. Khắc nổi, ấn chương khi in ra có nét chữ đỏ (gọi là dương văn 陽文, chu văn 朱文) trên nền trắng. Nói chung, thời Tiên Tần ấn triện chủ yếu là âm văn (tức là khắc chìm). Vật liệu làm ấn triện thay đổi khác nhau. Từ thời Tần-Hán, vật liệu làm ấn thay đổi nhiều về ngoại hình ấn triện lẫn chữ khắc bên trong. Thời Nam Tống-Bắc Tống, khắc ấn thêm phát triển vì nhiều thư pháp gia và họa gia kiêm luôn nghề kim hoàn (để đúc ấn bằng kim loại quí) hoặc nghề làm đá (để làm ấn bằng đá quí). Do đó mà có kim ấn, thạch ấn, ngọc ấn.
Các cách đúc ấn vàng thời Tống-Nguyên đã lạc hậu. Thời Minh-Thanh ngọc ấn rất đa dạng. Những ấn bằng đá quí như kê huyết, điền hoàng hoặc các loại đá phổ thông như thọ sơn thạch (của huyện Thọ Sơn tỉnh Phúc Kiến), thanh điền thạch (của huyện Thanh Điền tỉnh Chiết Giang) v.v. đều là văn phòng chi bảo. Vật liệu khắc ấn cũng có thể là thủy tinh thạch, ngọc thạch, ngà voi, xương thú, sừng trâu, hồng mộc. Ngày nay cũng có người dùng êbônic hoặc gốm sứ làm ấn. Do bảo vệ môi sinh, người ta có lẽ sẽ dùng một chất nhân tạo tổng hợp nào đó để làm ấn.
Mỗi thư họa gia có không ít ấn chương, như Tề Bạch Thạch cả chục biệt hiệu nên số ấn chương cũng nhiều chẳng kém. Bản thân ông cũng làm nghề khắc ấn mưu sinh, nên có nhiều ấn cũng không lạ. Bát Đại Sơn Nhân có khoảng 30 ấn, phân làm danh chương và nhàn chương (như đã nói trên). Nhàn chương phản ảnh tư tưởng và tâm trạng tác giả trong một giai đoạn đặc biệt nào đó trong đời ông ta. ấn văn (nội dung của ấn) có thể là một danh ngôn, hoặc do tác giả đặt ra để bày tỏ nỗi lòng hay ý chí. Chuyên gia về ấn có thể xác định ấn được khắc vào khoảng thời gian nào trong cuộc đời tác giả. Chuyên gia Chu Sĩ Tâm (HongKong) đã bỏ công nghiên cứu khoảng 30 ấn chương của Bát Đại Sơn Nhân và phân tích tỉ mỉ ấn văn của từng con ấn, thật là kỳ công. Thí dụ, có một ấn của Bát Đại Sơn Nhân mà ấn văn chỉ có một chữ lư 驢 (con lừa). Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu tâm trạng của đại thư họa gia này. Bát Đại Sơn Nhân mang tâm trạng u uất của một di thần nhà Minh khi Nhà Thanh thành lập. Ông trở nên điên loạn, khi làm tăng khi làm đạo sĩ, nét bút cuồng phóng, cho nên lấy chữ lư là mượn ý của Trần Đinh Sơn Nhân: «Ta nay là thày chùa rồi, sợ gì mà không lấy biệt hiệu là Sơn Lư 山驢 (lừa núi).» Do đó bức tranh hay thư pháp nào của Bát Đại Sơn Nhân có ấn văn lư 驢 thì nó đã được sáng tác từ lúc ông đi tu vậy.
Trên đây là một thí dụ nhỏ. Kỳ thực, mỗi thư họa gia cố tự tạo ấn triện của mình có bản sắc riêng, khi đóng lên tác phẩm, coi như là «chứng thực chính bản» của tác giả. Việc giảo nghiệm một tác phẩm thư họa Trung Quốc trở nên khó khăn là thế. Ngoài việc xem xét chất liệu vải, lụa, hay giấy, người ta còn xem bút pháp, chữ ký cùng với tính cách của ấn chương nữa. Sự khó khăn càng tăng vì số ấn chương của một tác giả có thể rất nhiều và người ta không rõ hết nội dung của chúng (ấn văn). Ngoài ra người chủ mua bức thư họa về có quyền đóng lên đó ấn chương của riêng mình. Qua một đời chủ là tác phẩm mang thêm một hai ấn chương. Đó là lý do ta thấy tác phẩm thư họa cổ thường có nhiều ấn chương chằng chịt.
Trên đây là những điều hết sức cơ bản về ấn chương. Ta cần nhớ mấy điểm chính về các loại ấn chương như sau:
1/ Nhàn chương 閑章: cũng gọi dẫn thủ chương 引首章 (vì đóng ở đầu tác phẩm) hoặc tùy hình chương 隨形章 (vì tùy theo hình dạng có sẵn của cục đá mà khắc ấn). Gọi là nhàn thực tế chẳng nhàn chút nào. Thí dụ, đi mừng một đám cưới, ta tặng một tấm hoành phúc (tức hoành phi) với đại tự «Mỹ ý diên niên» 美意延年 nhưng nội dung nhàn chương là «khổ trung lạc» 苦中樂 (sướng trong cảnh khổ) thì khác nào tát nước vào cô dâu chú rể. Nội dung nhàn chương phải phù hợp nội dung tác phẩm. Nói chung, khi đem tác phẩm mừng tặng ai, nhàn chương với nội dung «như ý cát tường» 如意吉祥 là an toàn và bảo đảm nhất. Trong số nhàn chương cũng phân ra mấy loại:
a- Niên hiệu chương 年號章: Ghi giáp tý 甲子, ất sửu 乙丑, bính dần 丙寅, nhất cửu cửu bát niên 一九九八年, v.v.
b- Nguyệt hiệu chương 月號章: Ghi tên tháng như hoà nguyệt 和月, cốc vũ 谷雨, thịnh hạ 盛夏, v.v.
c- Trai hiệu chương 齋號章: Ghi tên hiệu của thư trai 書齋 (phòng đọc sách) của ta như Mặc Nhân Cư 默人居, Thụy Đức Thảo Đường 瑞德草堂, Tích Tự Các 積字閣, v.v.
d- Nhã thú chương 雅趣章: Nội dung loại này rất đa dạng, ghi nỗi lòng, hoài bão, ý chí, danh ngôn, phương châm v.v. Thí dụ: Lạc nhi khang 樂而康 (vui vẻ mạnh khoẻ), khổ trung lạc 苦中樂 (sướng trong cảnh khổ), thiên địa tâm 天地心 (lòng trời đất), mặc thú 墨趣 hay mặc lạc 墨樂 (thú vui thư pháp), thần công 神功, cần phấn 勤奮 (siêng năng cố gắng), khổ công 苦功 (công phu khổ luyện), trị học 治學 (chuyên học), tửu trung tiên 酒中仙 (tiên trong rượu), thanh thú 清趣 (thú vui thanh nhã), sư cổ bất nệ 師古不泥 (noi theo xưa mà không câu nệ), thư đức 書德 (đức viết chữ), tinh cần 靜勤 (tinh chuyên và cần mẫn), phúc thọ 福壽 , mặc hương 墨香 (hương thơm của mực), quan viễn 觀遠 (nhìn xa), v.v.
2/ Yêu chương 腰章: Đối với một bức trung đường (trực phúc, tức là tấm hình chữ nhật đứng, kiểu portrait) mà quá dài, dù có đóng dẫn thủ chương rồi thì vẫn cảm thấy trống trải. Ở ngang thắt lưng tác phẩm ta đóng thêm một ấn. Ấn chương đóng ở ngang lưng bức thư pháp gọi là yêu chương [yêu 腰: eo thắt ngang lưng]. Yêu chương phải nhỏ hơn nhàn chương và danh chương, có thể hình chữ nhật, vuông, hoặc tròn.
3/ Danh chương 名章: Ấn chương khắc tên hoặc tự hiệu của tác giả, đóng dưới hạ khoản. Có thể đóng hai ấn chương nội dung khác nhau, nhưng tốt nhất là một ấn bạch văn và một ấn chu văn. Thí dụ, ấn văn có thể là: Lê ấn 黎印, Anh Minh ấn 英明印, Anh Minh chi ấn 英明之印, Lê Anh Minh ấn 黎英明印. Các chữ này khi đã in trên giấy phải theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ thì mới đúng qui cách.●
Sưu tầm từ
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Lê Anh Minh
|
|
Ấn vàng
của Hán
Văn Đế.
Ấn văn
là: Văn Đế hành tỷ 文帝行璽 |
Ấn ngọc
đời Tây
Hán. Ấn
văn là:
Hoàng hậu chi tỷ 皇后之璽 |
Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Đặt đúng vị trí, ấn chương tôn thêm giá trị của tác phẩm; ngược lại, sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
|
âm văn
陰文 (bạch
văn 白文):
chữ trắng trên nền đỏ. |
Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm, ấn chương khi in ra có nét chữ trắng (gọi là âm văn 陰文, bạch văn 白文) trên nền đỏ. Khắc nổi, ấn chương khi in ra có nét chữ đỏ (gọi là dương văn 陽文, chu văn 朱文) trên nền trắng. Nói chung, thời Tiên Tần ấn triện chủ yếu là âm văn (tức là khắc chìm). Vật liệu làm ấn triện thay đổi khác nhau. Từ thời Tần-Hán, vật liệu làm ấn thay đổi nhiều về ngoại hình ấn triện lẫn chữ khắc bên trong. Thời Nam Tống-Bắc Tống, khắc ấn thêm phát triển vì nhiều thư pháp gia và họa gia kiêm luôn nghề kim hoàn (để đúc ấn bằng kim loại quí) hoặc nghề làm đá (để làm ấn bằng đá quí). Do đó mà có kim ấn, thạch ấn, ngọc ấn.
|
dương
văn 陽文
(chu văn
朱文):
chữ đỏ trên nền trắng. |
Các cách đúc ấn vàng thời Tống-Nguyên đã lạc hậu. Thời Minh-Thanh ngọc ấn rất đa dạng. Những ấn bằng đá quí như kê huyết, điền hoàng hoặc các loại đá phổ thông như thọ sơn thạch (của huyện Thọ Sơn tỉnh Phúc Kiến), thanh điền thạch (của huyện Thanh Điền tỉnh Chiết Giang) v.v. đều là văn phòng chi bảo. Vật liệu khắc ấn cũng có thể là thủy tinh thạch, ngọc thạch, ngà voi, xương thú, sừng trâu, hồng mộc. Ngày nay cũng có người dùng êbônic hoặc gốm sứ làm ấn. Do bảo vệ môi sinh, người ta có lẽ sẽ dùng một chất nhân tạo tổng hợp nào đó để làm ấn.
Mỗi thư họa gia có không ít ấn chương, như Tề Bạch Thạch cả chục biệt hiệu nên số ấn chương cũng nhiều chẳng kém. Bản thân ông cũng làm nghề khắc ấn mưu sinh, nên có nhiều ấn cũng không lạ. Bát Đại Sơn Nhân có khoảng 30 ấn, phân làm danh chương và nhàn chương (như đã nói trên). Nhàn chương phản ảnh tư tưởng và tâm trạng tác giả trong một giai đoạn đặc biệt nào đó trong đời ông ta. ấn văn (nội dung của ấn) có thể là một danh ngôn, hoặc do tác giả đặt ra để bày tỏ nỗi lòng hay ý chí. Chuyên gia về ấn có thể xác định ấn được khắc vào khoảng thời gian nào trong cuộc đời tác giả. Chuyên gia Chu Sĩ Tâm (HongKong) đã bỏ công nghiên cứu khoảng 30 ấn chương của Bát Đại Sơn Nhân và phân tích tỉ mỉ ấn văn của từng con ấn, thật là kỳ công. Thí dụ, có một ấn của Bát Đại Sơn Nhân mà ấn văn chỉ có một chữ lư 驢 (con lừa). Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu tâm trạng của đại thư họa gia này. Bát Đại Sơn Nhân mang tâm trạng u uất của một di thần nhà Minh khi Nhà Thanh thành lập. Ông trở nên điên loạn, khi làm tăng khi làm đạo sĩ, nét bút cuồng phóng, cho nên lấy chữ lư là mượn ý của Trần Đinh Sơn Nhân: «Ta nay là thày chùa rồi, sợ gì mà không lấy biệt hiệu là Sơn Lư 山驢 (lừa núi).» Do đó bức tranh hay thư pháp nào của Bát Đại Sơn Nhân có ấn văn lư 驢 thì nó đã được sáng tác từ lúc ông đi tu vậy.
|
Các ấn chương chằng chịt trên một bức tranh cổ chứng tỏ tác phẩm đã qua tay rất nhiều đời chủ. |
Trên đây là một thí dụ nhỏ. Kỳ thực, mỗi thư họa gia cố tự tạo ấn triện của mình có bản sắc riêng, khi đóng lên tác phẩm, coi như là «chứng thực chính bản» của tác giả. Việc giảo nghiệm một tác phẩm thư họa Trung Quốc trở nên khó khăn là thế. Ngoài việc xem xét chất liệu vải, lụa, hay giấy, người ta còn xem bút pháp, chữ ký cùng với tính cách của ấn chương nữa. Sự khó khăn càng tăng vì số ấn chương của một tác giả có thể rất nhiều và người ta không rõ hết nội dung của chúng (ấn văn). Ngoài ra người chủ mua bức thư họa về có quyền đóng lên đó ấn chương của riêng mình. Qua một đời chủ là tác phẩm mang thêm một hai ấn chương. Đó là lý do ta thấy tác phẩm thư họa cổ thường có nhiều ấn chương chằng chịt.
Trên đây là những điều hết sức cơ bản về ấn chương. Ta cần nhớ mấy điểm chính về các loại ấn chương như sau:
1/ Nhàn chương 閑章: cũng gọi dẫn thủ chương 引首章 (vì đóng ở đầu tác phẩm) hoặc tùy hình chương 隨形章 (vì tùy theo hình dạng có sẵn của cục đá mà khắc ấn). Gọi là nhàn thực tế chẳng nhàn chút nào. Thí dụ, đi mừng một đám cưới, ta tặng một tấm hoành phúc (tức hoành phi) với đại tự «Mỹ ý diên niên» 美意延年 nhưng nội dung nhàn chương là «khổ trung lạc» 苦中樂 (sướng trong cảnh khổ) thì khác nào tát nước vào cô dâu chú rể. Nội dung nhàn chương phải phù hợp nội dung tác phẩm. Nói chung, khi đem tác phẩm mừng tặng ai, nhàn chương với nội dung «như ý cát tường» 如意吉祥 là an toàn và bảo đảm nhất. Trong số nhàn chương cũng phân ra mấy loại:
a- Niên hiệu chương 年號章: Ghi giáp tý 甲子, ất sửu 乙丑, bính dần 丙寅, nhất cửu cửu bát niên 一九九八年, v.v.
b- Nguyệt hiệu chương 月號章: Ghi tên tháng như hoà nguyệt 和月, cốc vũ 谷雨, thịnh hạ 盛夏, v.v.
c- Trai hiệu chương 齋號章: Ghi tên hiệu của thư trai 書齋 (phòng đọc sách) của ta như Mặc Nhân Cư 默人居, Thụy Đức Thảo Đường 瑞德草堂, Tích Tự Các 積字閣, v.v.
d- Nhã thú chương 雅趣章: Nội dung loại này rất đa dạng, ghi nỗi lòng, hoài bão, ý chí, danh ngôn, phương châm v.v. Thí dụ: Lạc nhi khang 樂而康 (vui vẻ mạnh khoẻ), khổ trung lạc 苦中樂 (sướng trong cảnh khổ), thiên địa tâm 天地心 (lòng trời đất), mặc thú 墨趣 hay mặc lạc 墨樂 (thú vui thư pháp), thần công 神功, cần phấn 勤奮 (siêng năng cố gắng), khổ công 苦功 (công phu khổ luyện), trị học 治學 (chuyên học), tửu trung tiên 酒中仙 (tiên trong rượu), thanh thú 清趣 (thú vui thanh nhã), sư cổ bất nệ 師古不泥 (noi theo xưa mà không câu nệ), thư đức 書德 (đức viết chữ), tinh cần 靜勤 (tinh chuyên và cần mẫn), phúc thọ 福壽 , mặc hương 墨香 (hương thơm của mực), quan viễn 觀遠 (nhìn xa), v.v.
2/ Yêu chương 腰章: Đối với một bức trung đường (trực phúc, tức là tấm hình chữ nhật đứng, kiểu portrait) mà quá dài, dù có đóng dẫn thủ chương rồi thì vẫn cảm thấy trống trải. Ở ngang thắt lưng tác phẩm ta đóng thêm một ấn. Ấn chương đóng ở ngang lưng bức thư pháp gọi là yêu chương [yêu 腰: eo thắt ngang lưng]. Yêu chương phải nhỏ hơn nhàn chương và danh chương, có thể hình chữ nhật, vuông, hoặc tròn.
3/ Danh chương 名章: Ấn chương khắc tên hoặc tự hiệu của tác giả, đóng dưới hạ khoản. Có thể đóng hai ấn chương nội dung khác nhau, nhưng tốt nhất là một ấn bạch văn và một ấn chu văn. Thí dụ, ấn văn có thể là: Lê ấn 黎印, Anh Minh ấn 英明印, Anh Minh chi ấn 英明之印, Lê Anh Minh ấn 黎英明印. Các chữ này khi đã in trên giấy phải theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ thì mới đúng qui cách.●
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Lê Anh Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét