Được mệnh danh là phố tơ lụa, Phố Hàng Gai đã trở thành một trong những
phố sầm uất bậc nhất Hà Nội với những cửa hàng tơ lụa san sát luôn tấp
nập khách đến mua hàng. Du khách quốc tế mỗi lần đến thăm Hà Nội không
thể không đến phố Hàng Gai.
Phố tơ lụa Hàng Gai bắt đầu từ các con phố Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, Hàng
Đào, Lê Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nối tiếp Hàng Bông,
chỗ ngã tư Đường Thành, Phủ Doãn, cắt ngã tư Hàng Mành – Lý Quốc Sư và
ngã tư Hàng Hòm – Hàng Trống. Phố dài khoảng 252m.
Thời xưa Phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa. Ngày nay dấu hiệu nhận biết thôn Cổ Vũ không còn được rõ ràng.
Phố Hàng Gai còn được biết đến là phố "văn nhã" chính bởi các cửa hàng
sách xuất hiện khá nhiều trên phố, được trang trí và bày biện hợp lý,
rất ấn tượng.
Nhà trong phố trước kia chỉ là những ngôi nhà cổ một tầng, hoặc có gác thì cũng là gác xép gọi là kiểu “chồng diêm”, không có cửa sổ hoặc chỉ trổ một cửa sổ nhỏ trông xuống đường. Mặt ngoài nhà đóng cửa lùa. Nhà thường hẹp bề mặt nhưng ăn sâu vào trong, có nhiều lớp, cách nhau là những khoảng sân vuông. Lớp trong đôi khi có nhà gác, có nhà cầu, có vườn hoa cây cảnh, cổng sau thông ra ngõ hoặc phố khác. Chẳng hạn nhà số 7 thông ra đường Bờ Hồ, nhà số 63 cổng sau là phố Hàng Hành, nhà số 80-82 có lối ra ngõ Hàng Chỉ.
Người dân Hàng Gai xưa
Trước kia, phố này chuyên bán dây gai, dây đay, dây thừng...nên có tên là Hàng Gai. Dưới thời Pháp phố Hàng Gai có tên gọi là Rue du Chanvre. Từ năm 1945 đến nay phố mang tên là Hàng Gai, dân gian còn hay goi là Hàng Thừng.
Một dấu vết của Phố cổ nữa là nhà làm so le ra mặt phố, không thẳng hàng. Cho đến khoảng năm 1906 Hàng Gai mới có vỉa hè. Phố đã hẹp lại thêm tuyến đường xe điện sắt đặt sát mé đường bên trái số lẻ. Cả phố Hàng Gai có hai nhà có gác hai mái là nhà số 80 và 83.
Ngày nay, phố Hàng Gai được đánh giá là khu phố sầm uất bậc nhất của Hà Nội bởi sự giao thương buôn bán nhộn nhịp người mua, người bán nơi đây.
Địa chỉ bỏ túi: Quán Cafe vườn phố cổ 11 Hàng Gai. Cự Thành chuyên về vải, Hoa Silk chuyên về khăn lụa, Kelly Silk chuyên may đo nóng, Khai Silk luôn hấp dẫn bởi những thiết kế Âu hóa trên nền chất liệu Á Đông… và De Maison với biểu tượng thuyền buồm luôn dành tặng cho thượng khách những phụ kiện trang phục hay đồ lưu niệm thật ấn tượng bất ngờ.
(Hình ảnh được lấy từ Internet)
Thời xưa Phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa. Ngày nay dấu hiệu nhận biết thôn Cổ Vũ không còn được rõ ràng.
Nhà trong phố trước kia chỉ là những ngôi nhà cổ một tầng, hoặc có gác thì cũng là gác xép gọi là kiểu “chồng diêm”, không có cửa sổ hoặc chỉ trổ một cửa sổ nhỏ trông xuống đường. Mặt ngoài nhà đóng cửa lùa. Nhà thường hẹp bề mặt nhưng ăn sâu vào trong, có nhiều lớp, cách nhau là những khoảng sân vuông. Lớp trong đôi khi có nhà gác, có nhà cầu, có vườn hoa cây cảnh, cổng sau thông ra ngõ hoặc phố khác. Chẳng hạn nhà số 7 thông ra đường Bờ Hồ, nhà số 63 cổng sau là phố Hàng Hành, nhà số 80-82 có lối ra ngõ Hàng Chỉ.
Người dân Hàng Gai xưa
Trước kia, phố này chuyên bán dây gai, dây đay, dây thừng...nên có tên là Hàng Gai. Dưới thời Pháp phố Hàng Gai có tên gọi là Rue du Chanvre. Từ năm 1945 đến nay phố mang tên là Hàng Gai, dân gian còn hay goi là Hàng Thừng.
Một dấu vết của Phố cổ nữa là nhà làm so le ra mặt phố, không thẳng hàng. Cho đến khoảng năm 1906 Hàng Gai mới có vỉa hè. Phố đã hẹp lại thêm tuyến đường xe điện sắt đặt sát mé đường bên trái số lẻ. Cả phố Hàng Gai có hai nhà có gác hai mái là nhà số 80 và 83.
Ngày nay, phố Hàng Gai được đánh giá là khu phố sầm uất bậc nhất của Hà Nội bởi sự giao thương buôn bán nhộn nhịp người mua, người bán nơi đây.
Địa chỉ bỏ túi: Quán Cafe vườn phố cổ 11 Hàng Gai. Cự Thành chuyên về vải, Hoa Silk chuyên về khăn lụa, Kelly Silk chuyên may đo nóng, Khai Silk luôn hấp dẫn bởi những thiết kế Âu hóa trên nền chất liệu Á Đông… và De Maison với biểu tượng thuyền buồm luôn dành tặng cho thượng khách những phụ kiện trang phục hay đồ lưu niệm thật ấn tượng bất ngờ.
(Hình ảnh được lấy từ Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét