PHƯƠNG TIỆN TU HỌC ĐẦY TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Các bạn thân mến,Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
Theo ý kiến từ tự viện Namyal, là bản tự riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma, thì các Phật tử tin rằng chỉ cần chiêm bái mandala cũng đủ làm chuyển hóa dòng tâm thức của cá nhân thông qua các ấn tượng mạnh mẽ về nét đẹp tuyệt hảo của tâm thức Phật được biểu thị trong mandala. Hậu quả là người chiêm bái có thể có được lòng từ bi tỉnh thức lớn hơn, và một ý nghĩa tốt đẹp hơn về trạng thái toàn thiện.
Bài viết này chỉ nhắm giới thiệu vài khía cạnh nghệ thuật lý thú và ý nghĩa triết học của các đồ hình mạn-đà-la. Tài liệu này có được do việc chuyển ngữ, tổng hợp và diễn giải từ các nguồn khác nhau có ghi rõ xuất xứ trong phần tham khảo. Bài viết đã được viết lại, bổ xung, và điều chỉnh để tái bản ngày 27 tháng 11 năm 2007
Lưu ý: Ngoại trừ những dịch phẩm, các bài viết có liên quan đến Phật giáo từ tác giả Làng Đậu khởi đăng trên Internet cho phép người đọc được tự do in lại hay phổ biến toàn bộ nguyên văn mà không có sự cắt xén để tránh gây ngộ nhận hiểu sai khi câu văn đã bị đưa khỏi ngữ cảnh. Chân thành cảm tạ.
Lưu ý quan trọng trước khi đọc bài viết này:
Do tính phức tạp của các mạn-đà-la, bài viết chỉ giới hạn trong một số kiến thức sơ lược và không phải là bài viết có tính học thuật. Chỉ có những hành giả đã hoàn tất trực tiếp thực hành mạn-đà-la và các thiện xảo sư mới đủ quyền năng cung cấp các hiểu biết sâu sắc đầy đủ về ý nghĩa, kiến thức về việc thực hành mạn-đà-la. Việc thực hành mạn-đà-la đăc biệt là mạn-đà-la thời luân đòi hỏi một sự khởi tâm và được cho phép bởi một vị guru. Do đó, bài viết này chỉ chú ý về các ý nghĩa nghệ thuật không có tính thực hành.
Tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi nghiệp quả do trong việc tự ý tiến hành mạn-đà-la mà không có hướng dẫn chính thức của đạo sư có quyền hạn trong Kim Cương thừa. Ngoài ra, để có thể hiểu sâu hơn, bài viết đòi hỏi người đọc có một ít kiến thức về Phật giáo và tốt nhất về Phật giáo Tây Tạng.
Lược sử về nguồn gốc Mạn-đà-la và thuật ngữ mạn-đà-la:
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn, nghĩa khác là ngôi nhà hay cung điện. Thuật ngữ này thường được dùng cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Một cách chung thì từ vựng này dùng để chỉ các đồ hình có mang đặc tính tượng trưng thể hiện một dạng thức hình học của vũ trụ hay của tiểu bản thể con người. Khởi gốc, các đồ hình mạn-đà-la có thể đã phát nguồn từ đạo Bà-la-môn. Theo Nitin Kumar 2, thì mạn-đà-la có thể xuất hiện sớm nhất ở Ấn hay Ấn-Âu và liên hệ đến học thuật Rig Veda.
Thuật ngữ này là một chương, một tập hợp của các bài chú (mantra) hay bài thánh kệ được tụng lên trong các buổi lễ Vệ-đà, có lẽ đến từ ý nghĩa của vòng tròn như là trong một vòng của các bài hát. Đặc trưng vũ trụ của mạn-đà-la được cho rằng có nguồn gốc từ trong các bài thánh kệ này, qua đó, các âm thanh thiêng liêng được chuyển tải trong các dạng thức di truyền của các chúng sinh và sự vật. Từ mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" nghĩa là cốt lõi với tiếp vĩ ngữ "la" với ý nghĩa hàm chứa thêm vào đó. Do vậy, mạn-đà-la, theo đó, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi".
Mạn-đà-la có trong đạo Bà-la-môn cổ đại và có cả trong "đạo computer" hiện đại!!!!!
Sâu xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...
Các "dáng dấp" của mạn-đà-la trong thiên nhiên
Hiện nay trong thế giới Tây Phương thì thuật ngữ mạn-đà-la được xem như là một đồ hình hay một dạng thức hình học đóng vai trò biểu tượng cho vũ trụ hay một tiểu vũ trụ của thế giớì. Theo nghĩa rộng này thì mạn-đà-la có mặt trong nhiều truyền thống tôn giáo khác ngoài Phật giáo như là Đạo giáo với đồ hình lưỡng nghi, Thiên Chúa giáo với một số dạng thánh giá biểu trưng, Hồi giáo với các kiến trúc đặt biệt tổng quát của các đền thờ (có hình ảnh của mặt trăng, mặt trời các vì sao). Xa hơn nữa, nhiều người còn cho mạn-đà-la là các hình vẽ thường là màu có tính đối xứng tâm đa phần các hình vẽ này được tạo ra bởi kĩ thuật máy tính..
"mạn-đà-la" theo nghĩa mở rộng trong các vũ trụ quan khác: Đạo giáo, Hồi giáo, và Hệ nhật tâm của Copernicus (1473-1543) Tuy vậy, chỉ trong Phật giáo Tây Tạng, đồ hình mạn-đà-la mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một nghệ thuật độc đáo nhằm phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ tâm linh trong thiền định. Bởi lý do này, nội dung bài viết chủ ý đề cập đến các đồ hình mạn-đà-la trong Phật giáo Mật tông.
Theo lịch sử Phật giáo, thì các mục đích, ý nghĩa và kĩ thuật liên quan đến nghệ thuật tinh thần về tranh mạn-đà-la đã được truyền dạy bởi đức Thích-ca Mâu-ni. Đây là các giáo pháp Mật tông bao gồm các phương tiện cho sự tinh lọc tâm lý bên trong một môi trường thuần khiết.15
Tất cả các giáo pháp này đều dựa trên cơ sở của "Tứ Diệu Đế" (Bốn chân lý) mà đức Phật truyền giảng cho các đệ tử lần đầu để dẫn dắt họ đến giác ngộ. Các chân lý bao gồm việc công nhận mỗi chúng sinh đều kinh nghiêm qua sự khổ đau; các hiểu biết về nguồn gốc của các đau khổ, các phương pháp và lộ trình để thành tựu được sự giải thoát khỏi đau khổ, tức là đạt đến giác ngộ đại mãn nguyện.
Các giáo pháp Mật tông bao gồm sự thuần khiết hoá các thành tố tâm lý và thể chất của con người thông qua thiền định (quán chiếu) trên vị chúng sinh tinh khiết hay gọi là thánh hộ trì bên trong một môi trường thuần khiết tức là mandala. Ở đây, các Thánh hộ trì hay Thánh bổn tôn mang ý nghĩa biểu tượng cho trạng thái giác ngộ bên trong hành giả mà mọi cá nhân đều có năng lực để giác ngộ chứ không phải là các vị thần thánh bên ngoài.
Vành tròn của mandala vẩn còn giữ ý nghĩa về sự tròn vẹn hay hình tròn nó có ý nghĩa là một nhóm các vị Thánh Hộ Trì liên quan đến vị Thánh Bổn Tôn ở trung tâm hay của chủ đề của mandala (trong thiền định Tây Tạng thì các Thánh hộ trì và Thánh Bổn tôn sẽ hỗ trợ cho hành giả trong việc tu học giáo pháp Mật tông). Chữ Tạng ngữ của mandala là kyil-Khor, túc là trung tâm (kyil) và bao quanh (khor), toàn bộ thuật ngữ này như là toàn bộ vật chủ bao hàm các Thánh Hộ Trì, gồm có Thánh Bổn tôn ở trung tâm và các Thánh Hộ Trì tuỳ tùng xung quanh. Thí dụ như mandala thời luân là vòng của các Thánh Hộ Trì thời Luân cũng như là cung trời và các vùng chung quanh nơi mà các Thánh Hộ Trì cư ngụ.
Qua nhiều thế kỉ, các giáo huấn Thời Luân đã được lưu truyền không dứt đoạn từ thầy đến trò. Thời luân là các triết lý và thực hành thiền định trong Kim Cương Thừa hay Mật tông. Chữ Anh ngữ viết là Kalachakra, nó còn có nghĩa là một vị Thánh hộ trì -deity - trong Mật tông.
Dạng mạn-đà-la có mặt sớm nhất có lẽ là tại Ấn độ được làm bằng tay với phấn màu trên nền đất bởi một thiện xảo sư (guru) Mật tông như là một phần của lễ khởi tâm cho các đệ tử. Mục đích cơ bản là nhằm tạo ra một khoảng không thiêng liêng, trong đó, hình tượng sáng tạo có thể khẳng định năng lực của nó lên trên vật liệu. Bên trong vòng thế giới của mạn-đà-la, guru không còn là phàm nhân mà trở thành không thể chia cắt với mẫu hình Phật, ở đây thường là đôi Phật Kalachakra-Vishvamata (Ở đây ta hiểu Kalachakra là một vị Thánh Hộ Trì và Vishvamata là vị đối ứng của Phật Kalachakra). Người hành lễ được che mắt và mang đến để được chỉ thị để cài đặt sự tưởng tượng về thế giới và bản ngã thường tục và bước vào để tự hình tượng hóa mình như là Phật Kalachakra. Một lễ như thế có rất nhiều chi tiết và cần nhiều tháng để chuẩn bị với nhiều ngày để tiến hành. Ở một thời điểm nào đó trong truyền thống Ấn độ, vị đại sư Pandita Abhayakaragupta đã khởi sự thực hành với các mạn-đà-la thu nhỏ. Các loại mạn-đà-la cát đầu tiên đã làm bằng tay.
Nguời Tây Tạng biết đến mạn-đà-la ngay từ khi họ du nhập nghệ thuật và văn hóa Phật giáo, tiến trình làm quen với mạn-đà-la này bắt đầu từ giai đoạn đầu của lịch sử vào thời Songtsen Gampo 13 và vào khoảng thế kỉ thứ 7 và thứ 9. Những chứng liệu sớm nhất cho thấy các hình vẽ mạn-đà-la có mặt từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến 10. Tự viện đầu tiên ở Tây Tạng vào khoảng năm 779 dựa trên các nguyên lý kiến trúc 3 chiều của mạn-đà-la, được cho biết là làm theo sơ đồ (plan) của tự viện Uddandapura Đông Ấn.
Đến thể kỉ thứ 11 thì Thời Luân thâm nhập vào Tây Tạng và đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VII đã truyền giảng nó tại chùa Namgyal. Dòng truyền liên tục này được kéo dài cho đến đức Đạt-Lai Lạt-ma thứ XIV hiện nay. Trong tiếng Tây Tạng thì mạn-đà-la được viết là "dkyil 'khor" tức là "tâm của hình tròn với các bức tường ngoại vi và môi trường bao quanh" Một cách cơ bản nhất về mặt học thuật thì Phật giáo Tây Tạng được chia làm hai tầng. Tầng đầu tiên nghiên cứu về kinh điển tuyệt hảo, đây là các giáo pháp của đức phật Thích-ca. Tầng thứ hai nghiên cứu về Mật Thừa cũng là các giáo pháp truyền dạy từ đức Phật dành cho các hành giả ở trình độ cao (advanced). Mật Thừa là các giáo pháp về thiền định trên một thánh Hộ trì (deity) hay một vị Phật và được xem như là đạo pháp nhanh chóng để đạt đến giác ngộ. Các Phật tử phải học tầng Kinh điển trước khi được học về Mật Thừa 15
Nhiều tranh vẽ lên vải (thangka) vào thế kỉ 11 và 12 tại Tây Tạng cho thấy các tính năng mạn-đà-la phức tạp cao. Các mạn-đà-la dùng trang trí tường ở các mật thất trang nghiêm Tây Tạng bao gồm Tabo và Alchi. Ở tự viện Shakya nhiều chủng loại phong phú về mạn-đà-la được vẽ từ 1280 đến 1305. Tự viện Ngor tìm thấy năm 1429 đã có nhiều thế kỉ liên hệ đến mạn-đà-la khổng lồ chưa nơi nào vượt qua được về thành tựu của mức độ phức tạp và thẩm mỹ của tranh tượng. Tự viện này rất tiếc đã bị tiêu hủy.
Ngày nay, chỉ ở các tự viện Tây Tạng, các sư mới có các công cụ hình phểu dài nhằm tạo ra các hình đường nét tuyệt mỹ và mềm mại. Với công cụ này, với sự nhẫn nại và kĩ năng thiện xão, các nghệ nhân Tây tạng có thể tạo được các mạn-đà-la cát phong phú và phức tạp ở mức đáng khâm phục
Đến năm 1988 thì lần đầu tiên đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đã chính thức cho phép kiến trúc và biểu thị mạn-đà-la trước công chúng cho thế giới Tây Phương. Đó là một mạn-đà-la Thời Luân dựng lên bởi các sư từ tự viện Namgyal (tự viện riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala Ấn Độ) ở Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên tại NewYork. Việc khai mở cho chiêm bái mandala này là một cống hiến văn hóa, và có ý nghĩa bảo tồn văn hóa Tây Tạng. 15
Xem Đức Đạt Lai Lạt Ma được Chính Phủ Hoa Kỳ
Trao Tặng "Congressional Gold Medal"
Quốc Hội Hoa Kỳ trao
Huy Chương Vàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét