Phụ lục: Tiểu sử Okakura Kakuzo
Okakura Kakuzo phiên theo Hán Việt là Cương Thương Giác Tam (岡倉覚三), được bằng hữu tặng biệt hiệu Okakura Tenshin (Cương Thương Thiên Tâm – 岡倉天心), sinh ngày 14 tháng 2 năm 1862 và mất ngày 02 tháng 10 năm 1913, tại suối nước nóng Akakura. Dòng dõi gia đình ông gốc ở Fukui nhưng ông chào đời tại Yokohama, nơi cha ông có vai trò một võ sĩ đạo (samurai) thương thặng. Thời niên thiếu ông từng sống trong một ngôi chùa học kinh Phật bằng tiếng Hán, nên ông rất giỏi ngôn ngữ này. Ông là một văn nhân Nhật Bản có nhiều đóng góp cho nghệ thuật dân tộc này và là nhà bảo tồn đồ cổ có tiếng trong thời kỳ nền văn hóa phương Tây tràn ngập nước Nhật. Vào thời ấy người ta có khuynh hướng tống khứ những món đồ cũ kỹ truyền thống để thay vào đó các món đồ tân kỳ. Ông vận động được một người bạn giàu có thu mua các cổ vật đó, sau này những cổ vật này trở thành tài sản vô giá của viện Bảo Tàng mỹ Thuật Boston. Bên cạnh, ông rất nhiệt tình bảo tồn nền văn hóa cổ, mở những cuộc diễn thuyết, viết sách bảo vệ quan niệm truyền thống nghệ thuật Á Đông và tuyên truyền cho Phương Tây hiểu về truyền thống Nhật bản. Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là cuốn ‘Trà đạo” (đúng ra nên dịch là Trà thư), xuất bản năm 1905 tại Hoa Kỳ. Tác phẩm này được viết bằng tiếng Anh mang nhan đề Book of the Tea và sau đó dịch ra nhiều ngôn ngữ khác, làm tên tuổi ông nổi lên trên văn đàn quốc tế.
Ông từng theo học Đại học Hoàng gia Đông Kinh (Tokyo), tại đây ông gặp và theo học một người Mỹ tên là Fenollosa nên rất giỏi tiếng Anh. Năm 1890, Okakura cùng một số bạn bè sáng lập ra Học Viện Mỹ Thuật Nhật Bản đầu tiên với tên Trường Mỹ Thuật Đông Kinh (Tokyo Bijutsu Gakko), và một năm sau ông trở thành hiệu trưởng rồi bị gạt ra khỏi trường vì bị đấu tranh quyền lực. Sau đó ông cộng tác với Hashimoto Gaho và Yokoyama Taikan sáng lập Viện Mỹ Thuật Nhật Bản (Nihon Bijutsuin). Suốt thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji), Okakura giữ chức vị hiệu trưởng Trường Mỹ Thuật Đông Kinh (nay là Đại học Quốc gia Mỹ thuật và Âm nhạc Tolyo). Năm 1904, William Sturgis Bigelow mời ông về cộng tác ở Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật Boston, đến năm 1910 ông lên vị trí Trưởng Bộ Môn Nghệ Thuật Châu Á.
Ông là người đi đây đi đó nhiều, từng qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Okakura nghiên cứu nhiều về nghệ thuật Nhật Bản và qua các tác phẩm lớn (thường viết bằng tiếng Anh) ông giới thiệu cho thế giới hình ảnh nước Nhật với vai trò như là một bộ phận của Châu Á trước sự công kích dữ dội của nền văn hóa Phương Tây.
Tác phẩm Lý Tưởng Đông Phương (The Ideals of the East) của ông viết năm 1904, ngay trước Chiến Tranh Nga-Nhật, nổi tiếng nhờ dòng mở đầu “Châu Á là một”. Luận cứ của ông: Châu Á là “một” trong sự ô nhục của đại lục này, của sự tụt hậu trong việc canh tân hiện đại, và như thế nên trở thành thuộc địa của các thế lực Phương Tây. Câu nói này sau trở thành khẩu hiệu cho thuyết Đại Đông Á. Ngoài hai tác phẩm vừa giới thiệu, ông còn để lại cuốn “Sự Thức Tỉnh của Nước Nhật” (The Awakening of Japan) và “Con Cáo Trắng” (The White Fox)
Tại nước Nhật, Okakura cùng với Fenollosa, sống nhờ “tiền dành dụm” của Nihonga, hay từ tiền bán tranh vẽ theo kỹ thuật truyền thống Nhật Bản (như là một thách đố với trào lưu dùng phong cách phương Tây thay thế đang thịnh hành ở Nhật thời đó). Còn hơn thế, ông là công cụ trong công cuộc hiện đại hóa mỹ thuật Nhật Bản, được biết đến như người bảo tồn di sản văn hóa Nhật, và như thế ông là một trong những nhà cải cách hàng đầu và tiên phong cùng với thời kỳ phục hưng của Minh trị Thiên Hoàng.
Bên ngoài nước Nhật, dù trực tiếp hay gián tiếp Okakura có một ảnh hưởng đối với nhiều nhân vật quan trọng, trong đó phải kể đến triết gia Martin Heidegger, thi sĩ Ezra Pound, đặc biệt là đại thi hào Rabindranath Tagore và bà Isabella Stewart Gardner, một người bạn chí cốt nâng đỡ sự nghiệp của ông.
Vài dòng kính bái.
ĐỨC CHÍNH
Okakura Kakuzo phiên theo Hán Việt là Cương Thương Giác Tam (岡倉覚三), được bằng hữu tặng biệt hiệu Okakura Tenshin (Cương Thương Thiên Tâm – 岡倉天心), sinh ngày 14 tháng 2 năm 1862 và mất ngày 02 tháng 10 năm 1913, tại suối nước nóng Akakura. Dòng dõi gia đình ông gốc ở Fukui nhưng ông chào đời tại Yokohama, nơi cha ông có vai trò một võ sĩ đạo (samurai) thương thặng. Thời niên thiếu ông từng sống trong một ngôi chùa học kinh Phật bằng tiếng Hán, nên ông rất giỏi ngôn ngữ này. Ông là một văn nhân Nhật Bản có nhiều đóng góp cho nghệ thuật dân tộc này và là nhà bảo tồn đồ cổ có tiếng trong thời kỳ nền văn hóa phương Tây tràn ngập nước Nhật. Vào thời ấy người ta có khuynh hướng tống khứ những món đồ cũ kỹ truyền thống để thay vào đó các món đồ tân kỳ. Ông vận động được một người bạn giàu có thu mua các cổ vật đó, sau này những cổ vật này trở thành tài sản vô giá của viện Bảo Tàng mỹ Thuật Boston. Bên cạnh, ông rất nhiệt tình bảo tồn nền văn hóa cổ, mở những cuộc diễn thuyết, viết sách bảo vệ quan niệm truyền thống nghệ thuật Á Đông và tuyên truyền cho Phương Tây hiểu về truyền thống Nhật bản. Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là cuốn ‘Trà đạo” (đúng ra nên dịch là Trà thư), xuất bản năm 1905 tại Hoa Kỳ. Tác phẩm này được viết bằng tiếng Anh mang nhan đề Book of the Tea và sau đó dịch ra nhiều ngôn ngữ khác, làm tên tuổi ông nổi lên trên văn đàn quốc tế.
Ông từng theo học Đại học Hoàng gia Đông Kinh (Tokyo), tại đây ông gặp và theo học một người Mỹ tên là Fenollosa nên rất giỏi tiếng Anh. Năm 1890, Okakura cùng một số bạn bè sáng lập ra Học Viện Mỹ Thuật Nhật Bản đầu tiên với tên Trường Mỹ Thuật Đông Kinh (Tokyo Bijutsu Gakko), và một năm sau ông trở thành hiệu trưởng rồi bị gạt ra khỏi trường vì bị đấu tranh quyền lực. Sau đó ông cộng tác với Hashimoto Gaho và Yokoyama Taikan sáng lập Viện Mỹ Thuật Nhật Bản (Nihon Bijutsuin). Suốt thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji), Okakura giữ chức vị hiệu trưởng Trường Mỹ Thuật Đông Kinh (nay là Đại học Quốc gia Mỹ thuật và Âm nhạc Tolyo). Năm 1904, William Sturgis Bigelow mời ông về cộng tác ở Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật Boston, đến năm 1910 ông lên vị trí Trưởng Bộ Môn Nghệ Thuật Châu Á.
Ông là người đi đây đi đó nhiều, từng qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Okakura nghiên cứu nhiều về nghệ thuật Nhật Bản và qua các tác phẩm lớn (thường viết bằng tiếng Anh) ông giới thiệu cho thế giới hình ảnh nước Nhật với vai trò như là một bộ phận của Châu Á trước sự công kích dữ dội của nền văn hóa Phương Tây.
Tác phẩm Lý Tưởng Đông Phương (The Ideals of the East) của ông viết năm 1904, ngay trước Chiến Tranh Nga-Nhật, nổi tiếng nhờ dòng mở đầu “Châu Á là một”. Luận cứ của ông: Châu Á là “một” trong sự ô nhục của đại lục này, của sự tụt hậu trong việc canh tân hiện đại, và như thế nên trở thành thuộc địa của các thế lực Phương Tây. Câu nói này sau trở thành khẩu hiệu cho thuyết Đại Đông Á. Ngoài hai tác phẩm vừa giới thiệu, ông còn để lại cuốn “Sự Thức Tỉnh của Nước Nhật” (The Awakening of Japan) và “Con Cáo Trắng” (The White Fox)
Tại nước Nhật, Okakura cùng với Fenollosa, sống nhờ “tiền dành dụm” của Nihonga, hay từ tiền bán tranh vẽ theo kỹ thuật truyền thống Nhật Bản (như là một thách đố với trào lưu dùng phong cách phương Tây thay thế đang thịnh hành ở Nhật thời đó). Còn hơn thế, ông là công cụ trong công cuộc hiện đại hóa mỹ thuật Nhật Bản, được biết đến như người bảo tồn di sản văn hóa Nhật, và như thế ông là một trong những nhà cải cách hàng đầu và tiên phong cùng với thời kỳ phục hưng của Minh trị Thiên Hoàng.
Bên ngoài nước Nhật, dù trực tiếp hay gián tiếp Okakura có một ảnh hưởng đối với nhiều nhân vật quan trọng, trong đó phải kể đến triết gia Martin Heidegger, thi sĩ Ezra Pound, đặc biệt là đại thi hào Rabindranath Tagore và bà Isabella Stewart Gardner, một người bạn chí cốt nâng đỡ sự nghiệp của ông.
Vài dòng kính bái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét