Translate

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ


18:27 14 thg 5 2013Công khai0 Lượt xem 0


1.MỞ ĐẦU:
          Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị  nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.


       Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).
==================================================

2.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:
Quan điểm thứ nhất

           * Tam phủ gồm :
1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ




           * Tứ phủ gồm :


1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Địa Phủ  ( cõi đất)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

Quan điểm thứ hai
    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:




           * Tam phủ gồm :
1.     Đệ Nhất Thiên Phủ
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ
3.     Đệ Tam Thoải Phủ
           * Tứ phủ gồm :
1.     Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
2.     Đệ Nhị  Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
3.     Đệ Tam Thoải Phủ  ( miền sông nước)
4.  Đệ Tứ Địa Phủ  ( cõi đất)

       Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.


      Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu :Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau:



      Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ . 
==================================================

Sưu tầm từ:http://hatvan.tk/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét