Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

CHÙA HÀN QUỐC - TỔ ĐÌNH PHỤNG NGUYÊN

  Thích Vân Phong

Ngôi Cổ Tự này xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 9, năm Kỷ Dậu (889), gắn liền với tên tuổi của Quốc Sư Doseon (Doseon Guksa), Ngài là  Tổ Khai sơn  Đầu tiên xây dựng ngôi Chùa lấy hiệu là Bát Nhã Tự (Ban-yasa).  (nơi này ngày hôm nay là Trường Đại học Diên Thế (Yonsei University) là một Trường Đại học Nghiên cứu tư nhân




Phụng Nguyên Cổ Tự (Bongwon-sa), 999-200 San 1, Phường Phụng Nguyên Động (Bongwon-dong) | Quận Tây Đại Môn (Seodaemun-gu), Thành phố Seoul, Hàn Quốc. Tel: 82 2 392 3007
image001.jpg
Phụng Nguyên Cổ Tự (Bongwonsa), trên dốc của An Mountain, ở phía tây Seoul.
Ngôi Cổ Tự này xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 9, năm Kỷ Dậu (889), gắn liền với tên tuổi của Quốc Sư Doseon (Doseon Guksa), Ngài là  Tổ Khai sơn  Đầu tiên xây dựng ngôi Chùa lấy hiệu là Bát Nhã Tự (Ban-yasa).  (nơi này ngày hôm nay là Trường Đại học Diên Thế (Yonsei University) là một Trường Đại học Nghiên cứu tư nhân, thành lập năm Ất Dậu (1885), là một trong những Trường Đại học lâu đời nhất tại Hàn Quốc và được xem là một trong ba Trường Đại học lớn và toàn diện hàng đầu của đất nước).
năm Mậu Thìn (1748), với sự giúp đỡ của vua và đức Ngài Tán Chấp (Chanjeub) và Tăng Nghiêm (Jeungarm) nhị vị Thiền sư đã di dời ngôi Chùa nơi khác.  Bảng hiệu ngôi Cổ Tự hiện nay, được chữ ký của Thừa tướng Đô Đạo Truyền (Jeong Dojeon) (1342-1398) một nhà Nho giáo lớn.
image002.jpg
Chân dung của Doseon vẽ sơn 1456, tại Wolchul-san-sa Dogap giữ mà là ở        
Yeongam-gun Quận của tỉnh Jeolla Nam.
image003.jpg
          Chân dung của Quốc sư Doseon vẽ sơn vào thế kỷ 18,
 
Đến thời vua Young Jo (1774), Bát Nhã Tự (Ban-yasa) đã được chuyển đổi thành Phụng Nguyên Tự  (Bong-wonsa). Từ đầu thời nhà Lý (Yi), chân dung của các vị vua được thờ trong ngôi Cổ Tự này, và vào cuối thời nhà Lý (Yi), Kim Ngọc Quân (Kim Okgyun - 金玉均 (1851-1894), một trong những nhà lãnh đạo của phong trào hiện đại hoá đất nước, đã tu học tại ngôi Cổ Tự  này. Ngôi Cổ Tự này lớn nhất ở Hàn Quốc, nổi tiếng duy trì và phát triển môn nghệ thuật Linh Sơn Lễ Nhạc Phật giáo. Nơi đây hiện lưu giữ rất tốt các tượng Tam thiên Phật (ba ngàn vị Phật) và Phật Tỳ Lô Giá Na.
 Phật giáo Hàn Quốc có nhiều giáo phái khác nhau, có khoảng 18 Tông phái, Tông phái lớn mạnh nhất của Phật giáo Hàn Quốc là  Thiền phái Tào Khê (Jogye).  Tào Khê tông (Jogye) luôn gìn giữ và phát huy chính thống Phật giáo, và nghiêm túc trong tổ chức ở những ngôi Cổ Tự lịch sử của Hàn quốc. Với cơ sở vật chất tiện nghi để sinh hoạt Tăng đoàn, hoàn chỉnh các Trung, Cao đẳng và trường Đại học,  cáp truyền hình  riêng của Tông phái nổi bật nhất.
 
image005.jpg
 16 vị A La Hán tượng tạc bằng đá
Kế đến là Thiền phái Thái Cổ (Taego), nổi tiếng duy trì và phát huy nghi lễ cổ truyền Phật giáo và một số điệu múa,  hiện thành truyền thống lịch sử Phật giáo Hàn Quốc. Các tính năng khác biệt của Tông phái Thái Cổ (Taego) hơn 50% theo đời sống sinh hoạt giống Tân Tăng Nhật Bản.
image006.png
Biểu tượng Logo Thiền phái Tào Khê (Jogye) là một vòng tròn với ba dấu chấm bên trong.
                                                                            
image009.jpg

      Biểu tượng Logo của  Thiền phái Thái Cổ (Taego) là bánh xe Pháp Luân.                  
Phụng Nguyên Cổ Tự (Bongwon-sa), từng bước thêm trang nghiêm hùng vĩ, do xây dựng lại liên tục. Năm Tân Hợi (1911) bởi Lý Bửu Đàm (Yi Bodam), trụ trì ngôi chùa này. Trong tháng mười hai năm Ất Dậu (1945), Kim Kiết Nguyệt (Kim Giwol) và Kim Unpa cùng chư tôn đức Tăng già, đã đóng góp để xây dựng lại ngôi Cổ Tự quy mô, để kỷ niệm ngày độc lập của Triều Tiên (Joseon). Tấm biển hiệu Phụng Nguyên Cổ Tự (Bongwonsa) viết bằng ký tự Trung Quốc là do Vua Anh Tổ (Yongjo) Sắc tứ.
                                                          
                                                    
image010.jpg
Tòa nhà được xây dựng trong những thập kỷ gần đây, một số đã thoát sự tàn phá của lửa và chiến tranh.
image012.jpg
Năm Bính Ngọ (1966), Ngài Hòa thượng Choi Yungwol trụ trì. 
image013.jpg
     Phụng Nguyên Tự  (Bong-wonsa) thuộc tông phái Thái Cổ (Taego) Hàn Quốc Phật giáo.
                
Ngôi Cổ Tự  này .thuộc Thiền phái Thái Cổ (Tae-Go jong) Phật giáo Hàn Quốc, nơi đây có nhiều truyền thống văn hóa, đặt biệt là Hòa thượng Lý Vạn Phụng (Lee Manbong - 李 万 奉 和尚), một văn nghệ sĩ trí thức Phật giáo Hàn Quốc nổi tiếng, Ngài đã cống hiến cho đạo pháp và dân tộc Hàn Quốc trong lĩnh vực Hội họa, thư pháp và những tác phẩm của Ngài được triễn lãm Quốc tế nhiều nước trên thế giới, Ngài là một trong những nhân tài kiệt xuất của thời đại Phật giáo Hàn Quốc. Hòa thượng Park SongAm thì nổi tiếng chuyên về Nhạc lễ Phật giáo Hàn Quốc.
                          
image014.jpg
Bức tranh đẹp do Hòa thượng Lý Vạn Phụng vẽ trên tường Phụng Nguyên Tự  (Bong-wonsa)

Nơi đây rất nhiều sự hoạt động Văn hóa Phật giáo, đã thành lập các Hiệp hội :
-  Hiệp hội Thanh Niên Phật tử.
-  Hiệp hội Cư sĩ Quan Âm (Kwaneum Layman).
- Sinh viên Hiệp hội Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae). . .
                                              
image016.jpg
Linh Sơn Lễ Nhạc (Yeongsanjae) là một buổi lễ được thực hành tại Hàn Quốc sớm nhất là 613.
Một yếu tố của nền văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, Linh Sơn Lễ Nhạc (Yeongsanjae) là tái hiện sự kiện Phật thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Lúc bấy giờ;  chư Thiên lại rưới trầm thủy hương, rồi lót thảm tốt cùng rải hoa đẹp  khắp con đường, xông hương thơm dọc theo bên đường và dựng những tràng phan, treo những bửu cái, trên cao giăng che với những lụa màu, rồi lại đánh trống, đánh chập chả, thổi ốc, trổi những âm nhạc trời. Con đường ấy rất rộng bằng suốt một lằn tên. Khắp nơi theo hai bên đường che rợp với những loài hoa mọc dưới nước như các thứ sen xanh, vàng, đỏ, trắng, xen trong hoa sen có những chim đẹp như Uyên ương. Dùng lụa màu dệt bằng chỉ vàng ròng trải lên mặt đường, trên đó lại trải lưới bảy báu. . .
Triết học Phật giáo này thông qua thông điệp Tâm linh, được thể hiện, và từ đó thành truyền thống văn hóa Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo Hàn Quốc, luôn gìn giữ và phát huy cho đến nay.
image017.jpg
      Linh Sơn Lễ Nhạc (Yeongsanjae) Phật giáo Hàn Quốc, đạo tràng đang khai diễn
 Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae) bắt đầu với một buổi nghi lễ, cảm ứng đến  tất cả chư hiền thánh linh, tinh thần của trời đất và để thể hiện sự cung kính, dùng kim Kinh ngọc Kệ, hòa âm phối khí ca ngâm, bạch vịnh, tán thán ca ngợi chư Phật, Bồ tát, Hiền Thánh Tăng, trang sức nghi lễ và các điệu múa nghi lễ khác nhau như múa chập chả, múa trống, múa khăn, và áo mão lễ nghi. Các thành phần nghi lễ khác bao gồm : nghi lễ Sái tịnh Tẩy uế, nghi lễ dâng Trà, cúng dường gạo cho Đức Phật và Bồ tát, Pháp hội giảng các Kinh Đại thừa và nghi lễ cúng thí cho người quá cố, Khai thị cho họ được chuyển hóa nghiệp thức, vãng sanh Cực Lạc Quốc. . .
Thiền phái Thái Cổ Phật giáo Hàn Quốc, có trụ sở tại Thành phố Seoul, hội Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae) được tổ chức khắp các Tự viện Phật giáo Hàn Quốc,  để đưa tất cả chúng sanh vào thế giới an lạc hạnh phúc, qua nghệ thuật Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae).  Lễ hội phục vụ như một không gian quan trọng để truyền đạt các giá trị Tâm linh qua hình thức nghệ thuật và giúp cho tăng năng lực thiền định, và phát huy Tuệ giác.
”   
image018.jpg
                  Chuẩn bị những điệu múa Hoa của các nữ Phật tử Hàn Quốc
Hiện nay Ủy ban Di sản Văn Hóa phi vật thể quyết định đề nghị đưa vào danh sách để bảo vệ như sau :
R1:  Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae) đã trở thành bản sắc văn hóa dân tộc Hàn Quốc, được duy trì phát triển và tiếp tục kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
R2: Qua phản ảnh và sáng tạo của con người, góp phần bảo đảm tầm nhìn của Di sản Văn hóa phi vật thể, đa dạng văn hóa tại địa phương, Quốc gia và Quốc tế.
R3: Các yếu tố đề cử trình bày hệ thống quốc gia, các biện pháp bảo vệ và mô tả các cam kết của Hiệp hội Bảo tồn Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yeongsanjae) để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể này.
R4: Ban Quản lý Di sản văn hóa xem yếu tố này như là Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.
R5: Bộ phận hành chính của Di sản văn hóa, xem yếu tố này là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.
Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo (Yongsan - Yeongsanjae), bao gồm các loại hình nghi lễ và khiêu vũ, là tái hiện lịch sử của Phật thuyết Kinh Pháp Hoa (Saddharma Pundarica – Sutra) tại Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Hiện nay, thông qua các nghi lễ được xem như Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng, những người tham gia trong nghi thức truyền thống, cầu nguyện cho đất nước Nam và Bắc Triều Tiên thống nhất, và hoà bình trên thế giới. Khán giả được một cơ hội duy nhất để trải nghiệm nhiều khía cạnh của thực tế của văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.
Thể loại văn hóa phi vật thể này đã được UNESCO công nhận vào năm 2009.
Một số hình ảnh Video và photo Đàn tràng Pháp hội Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo Hàn Quốc (Yeongsanjae), kính mời quý đọc giả cùng thưởng thức môn nghệ thuật này :
Yeongsan Jae photo 1.jpg


Yeongsan Jae photo 10.jpg


Yeongsan Jae photo 11.jpg


Yeongsan Jae photo 12.jpg


Yeongsan Jae photo 13.jpg


Yeongsan Jae photo 14.jpg


Yeongsan Jae photo 15.jpg


Yeongsan Jae photo 16.jpg


Yeongsan Jae photo 17.jpg


Yeongsan Jae photo 18.jpg


Yeongsan Jae photo 19.jpg


Yeongsan Jae photo 2.jpg


Yeongsan Jae photo 20.jpg


Yeongsan Jae photo 21.jpg


Yeongsan Jae photo 22.jpg


Yeongsan Jae photo 23.jpg


Yeongsan Jae photo 24.jpg


Yeongsan Jae photo 25.jpg


Yeongsan Jae photo 26.jpg


Yeongsan Jae photo 27.jpg


Yeongsan Jae photo 28.jpg


Yeongsan Jae photo 29.jpg


Yeongsan Jae photo 3.jpg


Yeongsan Jae photo 30.jpg


Yeongsan Jae photo 31.jpg


Yeongsan Jae photo 32.jpg


Yeongsan Jae photo 33.jpg


Yeongsan Jae photo 34.jpg


Yeongsan Jae photo 35.jpg


Yeongsan Jae photo 36.jpg


Yeongsan Jae photo 37.jpg


Yeongsan Jae photo 38.jpg


Yeongsan Jae photo 39.jpg


Yeongsan Jae photo 4.jpg


Yeongsan Jae photo 40.jpg


Yeongsan Jae photo 42.jpg


Yeongsan Jae photo 43.jpg


Yeongsan Jae photo 44.jpg


Yeongsan Jae photo 45.jpg


Yeongsan Jae photo 46.jpg


Yeongsan Jae photo 47.jpg


Yeongsan Jae photo 49.jpg


Yeongsan Jae photo 6.jpg


Yeongsan Jae photo 7.jpg
Yeongsan Jae photo 8.jpg


Yeongsan Jae photo 9.jpg

http://www.chuabuuminh.vn/su-lieu/danh-lam-tu-vien/565250_to_dinh_phung_nguyen_co_tu_bongwonsa_duy_tri_phat_huy_truyen_thong_nghi_le_phat_giao_han_quoc.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét