Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là đất
thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các; đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các thôn
Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai
thôn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.
Phố chạy dài từ đông sang tây, bắt đầu từ Hàng Mắm đến ngã tư Hàng Ngang
- Hàng Đào, có độ dài khoảng 280m.
Phố Hàng Bạc, như tên gọi vốn lấy nghề đúc bạc và sản xuất đồ mỹ nghệ kim hoàn làm kế sinh nhai.
Đến phố Hàng Bạc, du khách thực sự bị choáng ngợp bởi hàng trăm chiếc tủ kính đựng đồ trang sức bằng vàng, bạc đẹp và rực rỡ trước cửa những ngôi nhà hình ống sâu hun hút - đặc trưng của đô thị cổ Hà Nội được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Ngoài những nghệ nhân kim hoàn có kinh nghiệm ba, bốn chục năm là một lớp đông đảo thợ trẻ thuộc thế hệ con cháu ở các làng nghề kim hoàn truyền thống: Châu Khê (tỉnh Hải Dương), Định Công (Hà Nội), Đồng Sâm (tỉnh Thái Bình) đang say mê làm việc tại phố nghề
Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.
Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư triều Lê Thành Tông (thế kỷ 16) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc
Khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc)
Phố hàng Bạc còn 4 di tích lịch sử phường nghề truyền thống nhận thấy được.
+ Di tích trường đúc bạc - số nhà 58 (nơi đúc bạc thỏi, nén).
+ Di tích Trương Đình - số nhà 50.
+ Di tích Kim Ngân Đình - số nhà 42.
+ Nhà thờ tổ nghề kim hoàn Định Công - số nhà 51.
Tuy nhiên, tại đình Kim Ngân di tích kiến trúc và đồ thờ tự còn tương đối đầy đủ.
Việc chế tác vàng bạc giờ đây đã có các thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhưng hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc vẫn giữ những kĩ xảo thủ công độc đáo mà máy móc, thiết bị khó bề thay thế. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phầm đơn chiếc góp phần thu hút khách.
Đến phố Hàng Bạc, du khách thực sự bị choáng ngợp bởi hàng trăm chiếc tủ kính đựng đồ trang sức bằng vàng, bạc đẹp và rực rỡ trước cửa những ngôi nhà hình ống sâu hun hút - đặc trưng của đô thị cổ Hà Nội được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Ngoài những nghệ nhân kim hoàn có kinh nghiệm ba, bốn chục năm là một lớp đông đảo thợ trẻ thuộc thế hệ con cháu ở các làng nghề kim hoàn truyền thống: Châu Khê (tỉnh Hải Dương), Định Công (Hà Nội), Đồng Sâm (tỉnh Thái Bình) đang say mê làm việc tại phố nghề
Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.
Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư triều Lê Thành Tông (thế kỷ 16) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc
Khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc)
Phố hàng Bạc còn 4 di tích lịch sử phường nghề truyền thống nhận thấy được.
+ Di tích trường đúc bạc - số nhà 58 (nơi đúc bạc thỏi, nén).
+ Di tích Trương Đình - số nhà 50.
+ Di tích Kim Ngân Đình - số nhà 42.
+ Nhà thờ tổ nghề kim hoàn Định Công - số nhà 51.
Tuy nhiên, tại đình Kim Ngân di tích kiến trúc và đồ thờ tự còn tương đối đầy đủ.
Việc chế tác vàng bạc giờ đây đã có các thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhưng hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc vẫn giữ những kĩ xảo thủ công độc đáo mà máy móc, thiết bị khó bề thay thế. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phầm đơn chiếc góp phần thu hút khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét