Thơ ngũ ngôn tuyệt cú của Lý Bạch chịu ảnh
hưởng lớn của dân ca và Tạ Thiếu ( 464-499 ,người Dương Hạ ,quận Trần
,có tài văn võ ,thơ miêu tả cảnh sắc tự nhiên ) .
Thơ ông trong sáng ,tươi đẹp mà hàm súc ,Thẩm Đức Tiềm ( 1673-1769 ),nhà thơ đời Thanh cho rằng :
" Chỉ nhãn tiền cảnh ,khấu đầu ngữ ,nhi hữu huyền ngoại âm ,vị ngoại vị
,sử nhân thần viễn " ( nghĩa là : Với cảnh trước mắt ,lời nói cửa
miệng thế mà có tiếng đàn ,có dư vị khiến hồn ta bay bổng ) .
Bài
thơ này do tức cảnh sinh tình ,giãi bày nỗi nhớ quê hương trong đêm
trăng ,bài viết tự nhiên ,sinh động mà hàm súc ,không hề gia công trau
chuốt mà rất tinh tế .
Phiên âm :
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Dịch nghĩa :
Đầu giường trải đầy ánh trăng bạc
Mà ta ngỡ là sương thu buông
Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ tới quê nhà
Lời bình :Bài thơ này thật dễ hiểu nhưng đặc sắc ,điển hình cho phong cách thơ của Lý Bạch .
Đỗ Phủ có câu thơ rằng :Nguyệt thị cố hương minh ( nghĩa là : trăng là ánh sáng quê hương) .Nhà
thơ vốn mẫn cảm ,vậy trăng sáng có thể dẫn tới nhiều tâm tư mà hoài
niệm quê hương là một khía cạnh trong đó .Trong thơ có nói tới sàng tiền (đầu giường ) ,ta nghĩ ngay đến cảnh mơ màng sắp chìm vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh giấc và do đó mà ngỡ (
nghi ) ánh trăng là sương trên mặt đất .Ngẩng đầu lên thấy ngay trăng
sáng nhưng lúc cúi đầu là ý tại ngôn ngoại .Thủ pháp nghệ thuật ở đây
là Bạch miêu ( Vốn là thủ pháp hội họa Trung Quốc ,chỉ vạch các đường
nét chứ không tô điểm hay vẽ mầu .Thuật ngữ này dùng trong thi ca chỉ
bút pháp thơ mộc mạc không trau chuốt ,không mầu mè mà phác họa hình
tượng tươi tắn ,sinh động .) mà chỉ những bậc thi hào mới có thể vận
dụng một cách tự nhiên và đạt đến hiệu quả cao .( Nguyễn Quốc Siêu bình )
Dịch thơ :
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Tương Như dịch )
Bài viết này
trước hết xin được dành tặng các bạn tôi ,những người vì nhiều lý do mà
phải đón Tết nơi tha hương nhưng lòng vẫn ngóng về đất MẸ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét