Translate

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

SỬ DỤNG MÁY ẢNH SỐ - I



Với những bạn đang làm quen với máy ảnh số, việc tìm hiểu các tính năng trên máy là rất cần thiết. Một số ký hiệu cơ bản sau sẽ giúp ích cho bạn trong bước đầu đến với thế giới ảnh số.

Chế độ chụp (Shooting Mode)
Đa số các máy ảnh bỏ túi thường có nút chọn chế độ chụp dạng xoay tròn với từng chức năng tương ứng. Hoặc cũng có thể dạng nút gạt, menu...

 
Auto: Chế độ tự động hoàn toàn. Mọi thông số đều được mặc định sẵn, các nút chức năng khác vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa quen với các tính năng của máy.

 
Manual: Chế độ điều chỉnh bằng tay. Người dùng có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để có được bức ảnh với những góc chụp mỹ mãn.
 
Program: Chế độ bán tự động. Với các chương trình lập sẵn, máy chỉ cho phép người dùng điều chỉnh một số ít tính năng hỗ trợ thêm như ánh sáng, đèn flash khi điều kiện chụp thực tế đòi hỏi.
 
Tv (S): Ưu tiên tốc độ. Chế độ này thích hợp để chụp các chủ thể di chuyển với tốc độ cao. Người cầm máy chọn tốc độ chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết.
 
Av (A): Ưu tiên khẩu độ. Người dùng chọn khẩu độ và máy sẽ tính toán thông số tốc độ ống kính để đạt độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp khi cần làm nổi bật chủ thể; các đối tượng khác cũng như hậu cảnh được làm mờ.  
 
Movie: Quay video. Chế độ này dùng để quay những đoạn phim ngắn. Tùy theo máy mà thời lượng cho phép của các video clip sẽ khác nhau, có hoặc không có âm thanh.
 
Portrait: Chế độ chụp chân dung. Máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc chủ thể).
 
Landscape: Chế độ chụp phong cảnh. Độ nét được điều chỉnh đến vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao, thích hợp để chụp phong cảnh.
 
Night Scene: Chế độ chụp cảnh đêm. Các thông số ánh sáng và tốc độ chụp được mặc định nhằm làm sáng chủ thể cùng hậu cảnh xung quanh trong điều kiện lúc trời tối hoặc về đêm.
 
Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh. Máy chụp ở tốc độ cao và tự động tùy chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo đủ sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh.
 
Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm. Máy chụp ở tốc độ thấp và tự động tùy chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo ảnh chụp không quá sáng. Chế độ này dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng đang di chuyển.
 
Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh. Chế độ này dùng để chụp 2 hoặc nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép của máy ảnh.
 
SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt:          Foliage: Chụp cây, hoa, lá...
          Beach: Chụp ở bãi biển
          Fireworks: Chụp pháo hoa
          Underwater: Chụp dưới nước
          Indoor: Chụp trong nhà
          Kids & Pets: Chụp trẻ em và vật nuôi trong nhà như chó, mèo...
          Night Snapshot: Chụp cảnh đêm
          Snow: Chụp giữa trời có tuyết
Các chế độ chụp khác (Drive Mode)

 
Single Shooting: Chế độ chụp đơn ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi lần nhất nút bạn chỉ chụp một ảnh.
 
Continuous Shooting: Chế độ chụp liên tục, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi bạn nhấn nút lần nữa.
 
Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự chụp. 
 
Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm.






Bạn từng nghe nói rằng máy ảnh số càng tốt thì chất lượng ảnh càng cao. Nhưng sự thật là bạn có thể làm nên những tấm hình tuyệt đẹp với chiếc máy rất đơn giản, rẻ tiền và cũng có thể tạo ra bức ảnh xấu xí từ chiếc Nikon đắt giá nhất. Tất cả nằm ở thao tác của người chụp.
Dưới đây là 10 bí quyết "nhà nghề" để bạn kiểm chứng:
1. Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng, bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.

Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng tự động (auto).Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng mù (cloudy) và cặp kính mát Costa Del Mar trước ống kính.


2. Dùng kính mát 

Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.

Tấm ảnh này không được chụp qua bộ lọc.Tấm ảnh này dùng cặp kính mát đặt trước ống kính, tạo ra sắc độ đậm hơn và bầu trời sâu thẳm hơn.


3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng 

Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.

Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.


Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn, không bị nheo mắt.
Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.


4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode 

Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần nằm dài ra nền đất khi dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.

Bông hoa này được chụp ở chế độ Close up, đền flash tắt.


Nhưng chú ý, khi dùng chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.


5. Chỉnh đường chân trời

Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng.

Bạn hãy tìm đường chân trời trong tự nhiên để định hướng. Đôi khi phải dùng đường thẳng nơi biển và trời gặp nhau hay một dải đất vắt ngang. Trong tấm ảnh này, bờ của hồ nước được dùng để căn chỉnh.


Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường chân trời nằm thật ngang bằng.


6. Thẻ nhớ dung lượng lớn

Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3.0 megapixel cần ít nhất thẻ 256 MB, 4.0 megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6.0 megapixel cần thẻ từ 1 GB trở lên.


7. Chỉnh kích cỡ ảnh 

Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau, nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x 480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2272 x 1702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.


8. Giá đỡ

Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh bị rung tay do thấm mệt.

Giá đỡ Ultrapod II, sản phẩm của Pedco, nhỏ gọn, khoảng 20 USD.


9. Đặt giờ chụp 

Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Bạn có thể dùng "self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.


10. Chụp hình nước chảy chậm

Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.

Bức ảnh dòng thác chảy chậm này được chụp bằng cách đặt máy ảnh lên giá đỡ, để cửa trập đóng sau hơn 1 giây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét