Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

NHẶT SẠN NƠI CỬA KHỔNG SÂN TRÌNH!

Khi viết bài này tôi không hề có ý động chạm đến một ai đó cụ thể mà chỉ thông qua những hình ảnh minh họa trong này để nói lên nỗi  lòng người Hà Nội trước sự xuống cấp của người Việt hiện nay. Các Bạn có thể không cùng góc nhìn với tôi nhưng không thể phủ nhận đây không phải điều ta có thể tự hào.
      Ngày trước, khi xây một công trình nào đó có tính chất tôn nghiêm thì bao giờ trên lối vào chính của công trình đó hầu như đều có dựng một tấm bia Hạ Mã như thế này. Cho dù vương tôn công tử hay trọng quan quyền thần đi chăng nữa thì cũng phải xuống ngựa, xuống kiệu mà đi bộ vào trong.


S 1565.jpg


                                               Bia Hạ Mã Văn Miếu - Hà Nội

S 1566.jpg


     Cánh cổng này đã có thời được dùng để đưa xe vào bãi gửi, tách hẳn với khu chính của Văn Miếu nhưng nay không sử dụng.

S 1567.jpg


    Khoảng sân giữa Tứ Trụ và Văn Miếu Môn này lẽ ra chỉ  dành để đi bộ mà thôi, nhưng hiện nay muốn gửi xe máy thì phải đi qua đây rồi rẽ trái vào bãi gửi.




S 1592.jpg


   Long Môn, Hổ Bảng quét một mầu xám xịt không đúng như nguyên bản, xấu xí vô hồn khiến cho Văn Miếu Môn ban ngày thì nhạt nhòa ảm đạm, ban đêm lại lạnh lẽo thê lương khiến khách vãng lai vội rảo nhanh chân.

S 1591.jpg


   Hiên nay ngoài Văn Miếu Môn,  Đại Trung Môn, Khuê Văn Các là ba cổng to có đề tên, thì chỉ sót lại  Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn  vẫn còn chữ , các cửa khác bị xoá hết mặc dù có tên trong sử sách như Bi Văn  tiếp nối  Thành Đức Môn, Súc Văn tiếp theo  Đạt Tài Môn, hai của này nằm ở hai bên Khuê Văn Các. Ở hai bên Đại Thành Môn là Ngọc Trân Môn và Kim Thanh môn cũng vậy khiến cho du khách muốn hỏi cũng chẳng biết hỏi ai, không hiểu bảo tồn kiểu gì vậy?
                               Thành Đức Môn

S 008.jpg


    Cánh cổng này dẫn đến Miếu thờ Chúa Giám Bản Đền cũng vậy, trắng trơn không chữ!

S 1561.jpg



     Nhà bia nay còn là nơi tá túc ăn trưa cho du khách phương xa chủ yếu là các tỉnh về thăm quan. Ăn uống, xả rác, leo trèo dẫm đạp lên các cụ rùa, coi nơi đây như là cái chợ, không hiểu tại sao ban quản lý vẫn để cho những chuyện như thế này diễn ra hằng ngày, không những khách nước ngoài đã đành, ngay cả người Việt nào có đôi chút hiểu biết thôi cũng lấy làm xấu hổ, xót xa cho sự dung tục đang diễn ra trên mảnh đất linh thiêng này.

S 1528.jpg


    Vơ tiền lễ trong khi khách hành hương đang khấn!


S 071.jpg


    Biểu hiện của sự mê tín thời hiện đại, không những xoa vào đầu các cụ Rùa mà còn xoa cả vào chữ khắc trên bia nữa, quá thể đến thế là cùng, cứ thế này chắc độ dăm trăm năm nữa mòn hết chữ là cái chắc, không lẽ lúc đó lại giới thiệu với du khách đây là Vô Tự Bi ?( bia không chữ )



    Rải tiền lẻ, tiền xu đầy trên mái khu Hậu Đường, nơi đặt tượng thờ Danh Sư Chu Văn An ở tầng một, vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông ở tầng hai, không hiểu để làm gì cơ chứ, thật là hậu sinh khả ố.

S 1631.jpg


    Vậy mà những dịp như Tết Nguyên Đán hoặc vào mùa thi thì thôi rồi là người đến đây, thăm thì chẳng mà đi xoa Rùa với Bia thì nhiều, nhìn qua tưởng là dân ta ham nghiên cứu lịch sử nhưng hoá ra phá hoại dưới ước vọng cao cả muôn đời là mong con cái học giỏi thi đỗ!



S 1610.jpg


   Quả Dùi này mà đánh thì còn gì đời chuông nữa, chẳng ở đâu  có  đầu bịt bằng cao su cho nó êm lại còn đóng đinh như thế này nữa, chắc thế nên người ta treo luôn lên cao cho chắc ăn nhưng không hiểu lúc cần đánh thì cầm thế nào nhỉ?

S 032.jpg


     Ai chẳng muốn điều hay điều tốt đến với gia đình mình, nhưng bằng cách phá hoại thế này thì thật đau xót cho nước nhà quá !
     Tình trạng này đang xảy ra hằng ngày hằng giờ trên khắp mọi nơi người ta đến thăm quan du lịch, chẳng hiểu mấy năm nữa có còn gì để mà thăm hay không, hay đến lúc đó lại nẩy ra tối kiến phá cũ xây mới như kiểu chùa Bái Đính, xem chán chê vẫn không hiểu đây là kiến trúc nước nào, Tầu không ra, Nhật cũng chẳng phải, chắc là Hậu hiện đại thời mở cửa của riêng VN ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét