Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

MIẾU HAI CÔ Ở VĂN MIẾU

Nói đến Văn Miếu -Quốc Tử Giám ở Hà Nội, có nhiều người trên thế giới nghe nói  tới.
     Nói đến Miếu Hai Cô ở Văn Miếu, dân Hà Nội chưa chắc biết  được nửa.
   Sở dĩ nói như vậy là vì trước đây 
ngôi miếu này tọa lạc  ở góc ngã tư  phố Hàng Bột  và phố Nguyễn Thái Học, bên ngoài khu Khải Thánh của Văn Miếu .Miếu được xây dựng từ  bao giờ không ai còn nhớ rõ , cũng không mấy  ai hiểu tường tận, theo các bậc cao niên địa phương kể lại rằng nơi đây thờ Nhị vị Vương Cô ( Vương Cô Đệ Nhất , Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh và Vương Cô Đệ Nhị, Đại Hoàng công chúa Trần Thị Tĩnh, là công chúa, con của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Đức Thánh Trần ). Miếu rất thiêng, trước kia không cứ ngày rằm mùng một, mà ngày thường cũng không lúc nào vắng bóng người đến hương khói.  Ở bên cạnh  Miếu có một cây gạo rất to. Miếu khá lớn nên ngưòi bẻ ghi tàu điện ở đoạn này vẫn thuờng  vào trong miếu nghỉ (ngày trước tàu điện đi vào Hà Đông thì bẻ ghi ở đây ). Ngưòi dân sở tại vẫn thường truyền tụng câu chuyện Cô hiện thân vào buổi sáng sớm, đôi khi, Cô còn ngự xích lô dạo một đoạn rồi biến mất, bác xích lô nào mà đuợc Cô thương thì hôm đó phát tài phải biết. Sau này, chiến tranh phá hoại của Mỹ làm miếu tan hoang nhưng tượng thờ thì vẫn còn nguyên vẹn  nên thành phố quyết định đưa vào trong khuôn viên Văn Miếu, phía tây bên cạnh khu nhà Khải Thánh, gần gốc đa to, Nhị Vị Vương  Cô đuợc thờ chung với Chúa Giám Bản Đền,Tam Toà ThánhMẫu.v.v... Hạ Ban  thờ Ngũ Hổ.
S 1533.jpg



Picture 095.jpg


   Hình Rồng bên phải tường trong miếu.


Picture 096.jpg


  Hình Hổ bên trái
           
S 1531.jpg


  Hạ Ban

S 036.jpg

  
     Ngày thường miếu đóng cửa, chỉ mở vào Rằm và mùng Một.


S 037.jpg


    Tuy  thay đổi vị trí  nhưng sự linh thiêng của miếu Hai Cô chỉ có tăng chứ không hề giảm. Theo lời một số nhân viên trông coi trong Văn Miếu kể lại ,có trường hợp một người  vay tiền người quen nên không cần giấy tờ làm bằng ,rủi thay ,người nọ bỗng dưng lăn đùng ra chết ,khi trả tiền thì ngưòi nhà kia cứ nhất định cho rằng số tiền đó phải lớn hơn .Người  này đành trả số tiền như họ yêu cầu nhưng trong tâm uất ức nên đến cửa Mẫu cửa Cô kêu cầu ,những tưởng chỉ là cầu may trong muôn một ai ngờ về sau nhà kia mang đúng số tiền thừa trả lại .Cách đây ba năm ,có một bà già trong dáng vẻ nghèo khổ ,đi không vững ,què lê kéo rệt  cũng đến đây kêu cầu ,lúc đầu ai cũng nghĩ đây là một bà già nghèo khổ,nhưng  thật ra bà lại rất giầu có ,nhưng không muốn phô trương ,bà kể đã tốn không biết bao nhiêu tiền để chữa bệnh mà chân thì vẫn thế .Một thời gian sau ,thật không ngờ ,trông bà đi lại nói năng ai không biết lại khen bà này nhanh nhẹn như thanh niên .Bây giờ cứ khoảng hai ,ba ngày bà lại đến lau dọn quét tước thay hoa thay nước ở miếu .
    Không chỉ người già mà rất nhiều thanh niên, thậm chí rất trẻ cũng đến lễ


S 1530.jpg


Picture 094.jpg

Sắp lễ

S 039.jpg


     Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên nên đặt ngoài trời





S 033.jpg


   Đây là hai tấm bia nằm trong địa phận Văn Miếu mà không có chú giải gì cả.

   Do nằm trong khuôn viên Văn Miếu nên chỉ ngày Rằm mùng Một, trong giờ hành chính Miếu Hai Cô mới mở cửa để khách thập phương vào thắp hương .
S 035.jpg


   Miếu đóng cửa ngày thường, phía trên hòm công đức có túi hương, ai đến lễ không mang hương thì cứ lấy mà dùng, rồi trả tiền vào hòm công đức cũng được.
     Chính vì vậy nên người ta vẫn tiếp tục ra lễ  ở nơi chốn cũ trước kia, đầu tiên đặt cả đồ lễ, cắm hương lên cây gạo nhưng về sau cây gạo  có người thắt cổ tự tử , một thời gian sau vì  lụi dần  nên bị chặt bỏ. Bây giờ ,  vào buổi tối nếu đi qua nơi  này sẽ thấy không lúc nào vắng người đến lễ, phần lớn  là phụ nữ  đứng tuổi , cũng có nhiều cô gái trẻ.v.v...


S 057.jpg


     Đây trước kia là nơi  tọa lạc của miếu Hai Cô, chuyển từ  những năm 70 thế kỷ XX vào trong khuôn viên Văn Miếu.
   
      Phụ chú :Phố Thanh Miến nằm trên địa phận làng Thanh Miến, gồm đất mấy thôn Thanh Giám ,Thục Miến  và Thanh Ngô sát nhập lại, một đầu thông ra phố Văn Miếu ,phố này chạy dọc theo bức tường phía Đông của Văn Miếu, đầu  kia nối với phố Nguyễn Thái Học. Thục Miến ,Hương Miến là những tên thôn nhắc đến nghề sản xuất bột của dân địa phương này như bột Nếp bột Tẻ (Miến có nghĩa là bột ,Thục miến là bột chín ,Hương miến là bột thơm),tên phố Hàng Bột bắt nguồn từ đây .

    Xin cảm ơn câu hỏi của  Bạn namcua, nhờ đó mới có bài viết này. Nhân đây xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của hai chị Hiền,  Hồng đã vô cùng nhiệt tình trong quá trình tìm hiểu về sự tích của Miếu.

PS: Hiện nay Hai Cô đã bị chuyển về ngự tại Đền Sòng phía trên ngã tư Hàng Bột đoạn đầu ngõ Thông Phong, tuy nhiên dân sở tại vẫn ra nơi cũ lễ bái.
Chỉnh sửa lần cuối: 24/02/2015 -Hà Nội mùng 6 Tết Ất Mùi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét