Trước năm 1884 chưa có Tường hoa nối liền giữa Đắc Nguyệt Lâu và Kính Tự Đình như bây giờ
Qua Đắc Nguyệt Lâu rẽ trái vào đền có một bức tường hoa, trên mỗi chiếc cột là một vế đối, tổng cộng ba đôi. Tiếp đó là Kính Tự Đình, nơi xưa kia dùng để đốt giấy tờ có chữ Hán, chữ của thánh hiền nên phải kính trọng, có một số người quẩy đôi bồ không đi trên đường, hễ cứ thấy tờ giấy có chữ nào vương vãi trên đường thì gắp bỏ vào bồ rồi đem về đây để đốt, do vậy nơi đây được đặt tên như vậy.
Ba đôi câu đối trên tường hoa được viết kiểu Thảo Thư, bút pháp khoáng đạt nhưng vẫn trang trọng, dễ đọc. Cách sắp xếp câu đối ở đây vẫn theo quy tắc:
Câu đối bên phải, ở trên đọc trước, bên trái, ở dưới đọc sau.
Đôi câu đối đầu tiên:
Lục thanh y cựu sắc
Hoàng bạch bái tân niên
Nghĩa là:
Non nước vẫn sắc xưa
Trẻ già mừng năm mới
Hoàng bạch bái tân niên
Lục thanh y cựu sắc
Đôi câu đối thứ hai:
Nhất trần vô nhiễm sắc
Tứ tự giai thường xuân
Nghĩa là:
Bụi trần không chút gợn
Năm tháng thảy đều xuân
Tứ tự giai thường xuân
Nhất trần vô nhiễm sắc
Đôi câu đối thứ ba:
Bình hồ trương nhật nguyệt
Cố điện tiểu càn khôn
Nghĩa là:
Hồ phẳng trải dài cùng năm tháng
Chốn xưa thu lại cả đất trời
Cố điện tiểu càn khôn
Bình hồ trương nhật nguyệt
Hoành phi đề ba chữ Kính Tự Đình ( Đình Kính Trọng Chữ )
Đình ảnh lạc hồ trung
Văn quang xung Đẩu bắc
Đôi câu đối này ở hai bên Kính tự đình:
Văn quang xung Đẩu bắc
Đình ảnh lạc hồ trung
Nói lên sự khai sáng của chữ viết và cảnh đẹp của đình. Tôn trọng chữ viết tức là tôn trọng tri thức của tiền nhân, cổ nhân dụng tâm thật thâm thuý.
Nhà Giảng Kinh: Nơi đây trước kia Hội Khuyến Thiện dùng làm nơi giảng kinh Đạo Nam. Kinh này do Nguyễn Ngọc Tỉnh, còn gọi là Đồ Tỉnh chép ra. Ông người làng Hạc Châu( Xuân Trường- Nam Định), là một nhà Nho tiến bộ.
GS Đào Duy Anh, trong bài Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận động ái quốc - Kinh Đạo Nam dài 25 trang in trong tập hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm (Nxb Trẻ, 1989) có cho biết:
|
|
GS Đào Duy Anh - Kinh Đạo Nam |
Côn dược thiên trùng thương hải ngoại;
Bằng Đoàn vạn lý tử tiêu gian.
Thế là chỉ rõ tên Bùi Bằng Đoàn ra bằng một câu thơ, mà các nhà Nho học giỏi đều nhận là rất hay, bình thường khó có người tức tịch làm ra được, huống chi người cầm kê đây là người sức học cũng tầm thường.
Bùi Bằng Đoàn do đó tin là có Tiên, Thánh giáng bút thực, báo cáo lên tỉnh rằng đó là việc tôn giáo thực chứ không phải là hoạt động chính trị như hương lý báo. Sau đó án sát Nam Định là Mai Toàn Xuân cũng cho vợ đến lễ để đặt phong bì kín và thử như thế. Bùi Bằng Đoàn là người Nho học có tiếng cho nên được giáng bút một câu thơ chữ. Mai Toàn Xuân xuất thân là bồi Tây nên ít học, chỉ được giáng bút một câu thơ Nôm, nhưng cũng vạch rõ cả ba chữ họ tên như vẽ ra:
Đầu cành Mai mới điểm hoa;
Non sông bốn bể đâu mà chẳng Xuân?
Sau đó tỉnh báo cáo lên Thống sứ rằng đây chỉ là một hoạt động tôn giáo, không nên ngăn cấm. Vì thế mà bản kinh in xong vào mùa Đông năm 1923 được phát hành ở Bắc kỳ, rồi sau đó được phát hành bằng quốc ngữ ở Nam kỳ. Các mùa hè năm 1924, 1925, 1926 ông Nguyễn Ngọc Tỉnh đều được Đồng Lạc Khuyến Thiện đàn ở Nam Định mời đến giảng kinh Đạo Nam cho tín đồ của đàn ấy nghe. Nhưng đến năm 1929, trong cuộc đàn áp đối với các đảng bí mật tiến hành ở khắp Bắc kỳ, chính quyền mới soát nhà mà tịch thu tất cả bản kinh còn lại và các tấm ván in để huỷ đi và bắt đàn chủ là ông Nguyễn Đức Kinh và chủ bút là ông Nguyễn Ngọc Tỉnh làm án giám".(Sđd tr.200-224)
Như vậy là, các thiện đàn trong suốt quá trình hoạt động của mình luôn gặp phải sự dò xét của thực dân Pháp và quan lại phong kiến Nam triều. Có một thực tế là chính nhờ vào hình thức giáng bút, như một hoạt động mê tín dị đoan, các bài hát bài thơ yêu nước thương nòi và nặng lòng với văn hoá dân tộc đã được lưu truyền. Các thành viên của các phong trào yêu nước đấu tranh cách mạng cũng nhờ đó mà thoát khỏi sự rình rập và đàn áp của kẻ thù.
Thiện đàn với cuộc vận động ái quốc
Vận động ái quốc, trước hết các nhà yêu nước kêu gọi lòng thương yêu của những người cùng nòi giống, mà ở đây cụ thể là giống da vàng con Lạc cháu Hồng cùng chung một bọc. Các thiện đàn thường tổ chức các buổi giảng kinh, các bản kinh này thường xin được của một vị Thần thánh nào đó. Thời gian đầu các vị Thánh giáng bút thường là các danh thần võ tướng, các thần linh của thần điện Trung Quốc, song càng về sau các vị Thần giáng đàn lại là các vị danh thần võ tướng các thần linh trong thần điện Việt Nam như Tản Viên sơn thánh, Liễu Hạnh công chúa, Phùng Khắc Khoan, Tô Hiến Thành, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, các Thánh Mẫu
Những năm đầu thế kỷ này, trước tình hình bị giặc Pháp đàn áp nặng nề, một số cơ sở vận động yêu nước tại Hà Nội và các đô thị phải chuyển về vùng nông thôn phụ cận. Một trong những cơ sở có hoạt động mạnh là Văn Hiến đường ở làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Tây). Văn Hiến đường hoàn thành vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1909), là nơi thờ Thái uý Tô Hiến Thành và các vị tiên hiền của làng. Thực ra thì trước đó, vào năm 1907, thiện đàn ở đây đã cho khắc in bộ sách Cổ kim truyền lục đề tuyên truyền vận động yêu nước. Bộ sách gồm 4 tập Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh với gần 400 bài thơ văn, bao gồm nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, do tập thể tác giả đều là người địa phương sáng tác. Văn Hiến đường hiện có đôi câu đối về việc giáng bút và khắc in kinh:
Kinh điển bản tàng Tiên hiền giáng bút thuỳ kinh điển
Cổ kim truyền lục Vãng thánh di thư diệu cổ kim
(Kinh điển bản khắc Tiên hiền giáng bút truyền kinh điển
Cổ kim truyền lục Thánh hiền di cảo sáng cổ kim).
Tại Hạ Mỗ, không chỉ Văn Hiến đường là nơi có giáng bút mà giáng bút còn được tổ chức trong chùa Hải Giác nữa. Và Cổ kim truyền lục chính là tập thơ văn được tập hợp sau gần 4 tháng giáng bút. Về cách phát hành thì phát cho mọi nhà, biếu tặng các nơi với mục đích: Thư lai địa địa, tuyên truyền vạn vũ (tức Sách đến mọi nơi, tuyên truyền khắp chốn. Văn Hiến đường cũng còn là nơi bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Tháng 4 năm 1996, khi về Hạ Mỗ để lấy tài liệu tôi còn thống kê được 14 tên sách / bộ sách Hán Nôm tại Văn Hiến đường như: Thiên ất chân kinh (in, Bảo Đại 8 ), Văn Xương đế quân cứu kiếp bảo sinh kinh (in, 1911), Ngọc Hoàng chân kinh (viết tay), Ngọc Hoàng phổ độ tôn kinh (2 bản in, Bảo Đại 8), Liệt thánh bảo cáo (in), Ngũ phúc kinh .Tập Ninh (in), Tâm pháp thiết yếu chân kinh (2 bản in, Bảo Đại Mậu Thìn), Bảo huấn hợp thiên (in, Tự Đức Bính Tý), Lã Tổ trung hiếu cáo (in, Thành Thái Ất Tỵ), Dược sư kinh,...
Thơ văn giáng bút đã được lưu truyền khá rộng rãi trong nhân dân vùng xứ Đoài. Hình thức lưu truyền quảng bá thơ văn yêu nước trong khuôn khổ của một hình thức của tôn giáo, và nhất lại là trong bối cảnh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám đã gây ảnh hưởng lớn và có hiệu quả rõ rệt.
Thiện đàn với công cuộc chấn hưng văn hóa dân tộc
Đóng góp của các thiện đàn trong công cuộc chấn hưng văn hoá dân tộc là một đóng góp quan trọng. Đóng góp này thể hiện trên hai khía cạnh: Xây dựng, giữ gìn nếp sống văn hoá theo chuẩn mực của truyền thống và Tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, in ấn các kinh sách.
Xây dựng và giữ gìn nếp sống văn hoá theo chuẩn mực của truyền thống là một yêu cầu của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trước hết là sinh hoạt của thị dân ở đô thị. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ lên Bắc kỳ, Trung kỳ. Sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh chóng trong toàn bộ xã hội. Luân lý cổ truyền cùng các giá trị đạo đức truyền thống rạn nứt trước sự xâm thực của văn minh phương Tây. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ, kéo theo quá trình “Âu hóa” rất mãnh liệt.
Ở nông thôn bộ máy lý dịch đã trở nên tha hóa. Bức tranh nông thôn Việt Nam trong suốt thời gian hàng thế kỷ là một khoảng tối tăm với một đời sống khổ cực và những áp bức nặng nề của bộ máy cường hào, lý dịch.
Trong tình hình xã hội như vậy việc gióng lên tiếng trống thức tỉnh cách mạng, kêu gọi chấn chỉnh nếp sống theo mẫu mực truyền thống là một công việc có ý nghĩa.
Các thiện đàn đã mọc lên ở khắp mọi nơi và hoạt động khá sôi nổi trong cuộc chấn hưng văn hoá dân tộc. Các buổi giảng thiện được thực hiện đúng theo lịch đã định sẵn, có đông đảo nhân dân tham dự. Việc tu bổ và tôn tạo các di tích được nhiều người hưởng ứng, và rất nhiều văn bia hiện đặt trong các di tích đã ghi lại việc sửa chữa, tôn tạo này. Trong số các thiện đàn đã biết thì đền Ngọc Sơn là một cơ sở tiêu biểu nhất. Đền Ngọc Sơn không những là một cơ sở được thành lập sớm nhất, có đóng góp toàn diện nhất, là một cơ sở in ấn và tàng bản lớn nhất, mà còn có vai trò như là một trung tâm có sức lan toả rất lớn, trong phạm vi khắp cả đông bằng châu thổ Bắc bộ, nếu không muốn nói là trong cả miền Bắc.
Theo bài văn bia Ngọc Sơn đế quân từ ký do Tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm 1843 thì đền Ngọc Sơn do hội Hướng Thiện tạo dựng năm 1842. Ngoài mục đích thờ thần thánh, đây còn là nơi cho “sĩ phu kết bạn với nhau yêu cảnh này, vì mến tên hồ này việc tu dưỡng, du ngoạn, nghỉ ngơi đều có nơi có chốn”.
Từ sự thống nhất trong Hội Hướng Thiện, chủ trương chấn hưng văn hoá của Hội được các nhà khoa bảng có uy tín trong hội và khắp Hà thành tán dương và coi là mục đích cao nhất của Hội. Việc đầu tiên mà các nhà Nho hướng đến là hướng dẫn cho mội người tu dưỡng chính bản thân mình, trước hết là ngay là sự chính tâm (ngay thẳng) và ngăn chặn những dục vọng xấu nảy sinh trong ngay chính lòng mình
Đền Ngọc Sơn đã được biến thành một giảng đàn là nơi mà đều đặn vào các ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng Hội tổ chức giảng thiện. Cũng tại đây đã tiến hành các buổi giáng bút để xin những lời dạy của Thánh nhân qua một người trung gian. Các bản kinh in ở đền Ngọc Sơn đại bộ phận đều là các kinh giáng bút bằng chữ Hán, ghi lời giáng bút của các vị thần thánh có nguồn gốc từ Trung Quốc như Quan Thánh đế Quân, Văn Xương đế Quân. Tuy nhiên, nội dung lời văn của các bản kinh này lại rất phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội như: Tự giác ngăn ngừa các thói tham lam, độc ác, dâm loạn, gian dối..., khuyên hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng người trên, thương kẻ khốn cùng, chuyên cần học tập, chăm chỉ làm ăn... Mượn lời dạy của Thần tiên nhưng các bản kinh được in tại đền Ngọc Sơn không hề đưa lại một tinh thần xuất thế, lảng tránh cuộc đời thực mà ngược lại lại rất tích cực. Và có lẽ cũng chính vì thế, các kinh văn giáng bút được in ra ở đây được lưu truyền rất rộng khắp trên nhiều địa phương cho tới tận Cách mạng Tháng Tám 1945.
Một khía cạnh khác trong việc chấn hưng văn hoá dân tộc của Hội Hướng Thiện ở đền Ngọc Sơn là tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Tại khu vực xung quanh Hồ Gươm, Hội Hướng Thiện đã tôn tạo Trấn Ba Đình, trùng tu đền Ngọc Sơn, xây Tháp Bút và Đài Nghiên... Khu vực Hồ Gươm có được khuôn mặt như ngày nay là do những lần tu bổ tôn tạo này. Không những thế, với tình cảm yêu mến Thăng Long, các nhà nho trong Hội Hướng Thiện còn sáng tác biết bao áng văn thơ đề vịnh trên những di tích danh thắng Hà Nội.
Trên đường vào đền, đối diện với Tường hoa là nhà Giảng Kinh, có ba đôi câu đối dọc theo hàng cột.
Hoả trạch liên khai kim cổ mộng
Kim môn chung hưởng thảo hoa hàn
Phiên âm:
Hoả trạch liên khai kim cổ mộng
Kim môn chung hưởng thảo hoa hàn
Dịch nghĩa:
Cõi trần sen nở làm tỉnh mộng cổ kim
Nhà vàng chuông gióng khiến giá lạnh cỏ hoa
Đôi thứ hai:
Cô sơn mộc ấm tam thiên giới
Chước thủy ba trừng thập cửu xuân
Phiên âm;
Cô sơn mộc ấm tam thiên giới
Chước thuỷ ba trừng cửu thập xuân
Dịch nghĩa:
Núi chiếc cây che toàn vũ trụ
Môi nuớc sóng yên suốt mùa xuân
Đôi câu đối này ở mặt trước sát nhà Tiền Tế.
Phiên âm:
Cao đê vận tống hoành giang điểu
Hồng tử tần khai cách ngạn hoa
Dịch nghĩa:
Chim là mặt nước nhẹ hót véo von
Hoa ở trên bờ đua nở hồng tươi
Trước mặt nhà Tiền Tế là khoảng sân nối liền với Trấn Ba Đình.......
còn tiếp.............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét