Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

HỒ GƯƠM - ĐÔI CÂU ĐỐI VỚI BỐN CHỮ GÂY NHIỀU NGHI VẤN

    Hà Nội là một đô thị nhiều hồ đầm ,có dễ  đến vài chục cái nhưng to và nổi tiếng chỉ có mấy hồ như Hồ Tây ,hồ Trúc Bạch ,Ba Mẫu ,Bảy Mẫu .v.v...Hồ Gươm là một trong số đó .lúc đầu có tên là Lục Thủy do nước hồ có màu xanh biếc, vì ở  xa trung tâm nên không được chú ý đến mấy ,mãi đến thời Lê Sơ mới đi vào lịch sử với truyền thuyết gươm thần nên mang tên Hoàn Kiếm từ đó . tuy vậy quanh hồ không hề  có di tích hay tượng của Lê Thái Tổ gì cả ,mãi về sau Hoàng Cao Khải cho dựng tượng vua Lê ở mé hồ năm 1897 .Hồ Gươm trở thành nơi nghỉ ngơi của giới quyền quý bắt đầu từ giữa thế kỷ XV trở đi .Ông vua thi sĩ ,giỏi chính trị lẫn quân sự nhưng cũng ham chơi Lê Thánh Tông sai dựng một tòa nhà lớn để câu cá ở hòn đảo phía bắc hồ ,mùa hè ra đó câu cá với các quan đại thần .Nhưng thực sự được sửa sang ,xây dựng thành nơi giải trí được chiếu cố hơn cả Hồ Tây là từ khi có phủ Chúa Trịnh ở đông nam kinh thành .Phủ Chúa ở gần hồ ,tại một địa điểm mà khi hồ được ngăn đôi bằng con đường lát đá thì một bên là hồTả Vọng hay còn gọi là Hồ Gươm ,bên kia là Hữu Vọng hay hồ Thủy Quân  vì vẫn là nơi chiến thuyền của triều đình luyện tập .Cạnh hồ phía đông nam có mở xưởng đúc súng thần công và đóng chiến thuyền .Sát hồ có lầu Ngũ Long vì trên nóc có năm con rồng cuốn ,đây là nơi chúa Trịnh ngự xem thủy quân biểu diễn  luyện tập .Có mấy Chúa ham chơi như Trịnh Giang ,Trịnh Sâm năng làm nhiều công trình kiến trúc ,hồ nước tu sửa thành chỗ nhà Chúa ra chơi thường xuyên.
   Đời Vĩnh Hựu (1735-1741 ) ,Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy ở trên đảo giữa hồ phía bắc, lại đắp hai ngọn núi giả đặt tên là Đào Tai và Ngọc Bội.
   Phía đông bắc hồ có Chân Tiên Điện nhưng dân gian thường gọi là đền Bà Kiệu .


          




                Đền Bà Kiệu (Chân Tiên Điện hay còn gọi là Huyền Thiên Điện )

   Đến những năm loạn ly cuối đời Cảnh Hưng ,họ Trịnh mất ngôi ,chiến tranh phe phái ,lại được Lê Chiêu Thống báo thù bằng cách đốt hết đền đài miếu mạo của họ Trịnh. Có thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Chỉnh đốt, mười ngày sau vẫn còn nghi ngút khói. Điều này không phải không có lý vì ngay đến Văn Miếu cũng bị đập phá tan hoang. " Bia thì đạp đổ tung hoành, nhà bia thì đốt tan tành ra tro..."  Đây là đoạn trích trong Bài sớ của nho sĩ Hà Năng Ngôn dân làng Văn Chương  dâng lên vua Quang Trung xin sửa lại Văn Miếu.
   Tại Hồ Gươm cung Khánh Thụy không còn ,lầu Ngũ Long bị đốt cháy sau khi quân Thanh rút chạy khỏi Thăng Long. Dần dần trên cảnh hoang tàn đó dân làm nhà lan ra ,đền Bà Kiệu trở thành ngôi điện riêng của họ Hoàng . Trong đảo Ngọc trên nền cũ của cung Khánh Thụy là một ngôi đền nhỏ nằm lẫn trong đám cỏ rậm rạp ,đó là đền của một tư nhân là ông Tín Trai ,người làng Nhị Khê ,huyện Thường Tín tu ở Ngọc Sơn ,thờ Tam Thánh .











   Mấy người con  ông Tín Trai đã nhường một nửa phần đất của Đền cho hội Hướng Thiện, phá bỏ gác chuông, xây thêm nhà. Lớp đền bên trong vẫn có sẵn bàn thờ Quan Công, sau đặt thêm bàn thờ  Đức Thánh Trần . Lớp đền bên ngoài hội Hướng Thiện năm Nhâm Dần 1842 đặt ban thờ có tượng Văn Xương là vị thần chủ về Văn chương trên Thiên Giới.Sau lại đặt thêm ban thờ và tượng Lã Đồng Tân , một trong Bát Tiên , là vị tiên chuyên từ tà sát quỷ cứu dân độ thế lại giỏi tìm thuốc chữa bệnh .Đền vừa làm chỗ thờ thần, vừa làm chỗ đi lại gặp gỡ nhau cho hội viên .Hội Hướng Thiên do một số nhà khoa bảng thành lập, đúng như tên gọi, khuyên người ta làm điều lành, duy trì và phục hưng danh giá nhà Nho. Hội được thành lập vào khoảng trong đời Minh Mạng - Thiệu Trị , thập niên ba mươi thế kỷ XIX. Đứng đầu có Vũ Tông Phan, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Văn Siêu. Năm Tự Đức thứ XVIII ( Ất Sửu 1865 ), đền được sửa sang toàn bộ, do Ấn Sát Đặng Văn Tá đứng ra quyên tiền, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu góp ý xây dựng từ ngoài vào trong  có quy mô như hiện nay .


IMG_3666.jpg

                                      Nhà Bái Đường


IMG_3667.jpg

    Bệ thờ trong Cung Văn Xương.


IMG_3669.jpg

   Đồ thờ trong Cung Quan Đế.


IMG_3670.jpg

IMG_3671.jpg
Đây là đôi câu đối ở đền trong ,nơi đặt ban thờ Đức Thánh Trần :
                             
                                   Vạn kim bảo kiếm tàng thu thuỷ
                                   Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
             
Nghĩa là :
                                   Guơm báu ngàn vàng ẩn dưới làn nước thu
                                   Một tấm lòng son trong bình ngọc
   
Đôi câu đối này đặt ở đây nhằm ca ngợi tài năng và đức độ của Đức Thánh Trần. Câu đối này vế thứ nhất ca ngợi tài năng quân sự của Ngài ,vế thứ hai nêu lên đức độ ( Trần Trọng Kim từng chú giải chữ Băng tâm ý là trong lòng đối với danh lợi lạnh lẽo ,coi nhẹ danh lợi ). Điển cố  "băng tâm tại ngọc hồ "  này có lẽ cùng chung nguồn gốc như trong bài Phù dung lâu tống Tân Tiệm  của Vương Xương Linh :
                                    Hàn vũ liên thiên dạ nhập hồ
                                    Bình minh tống khách Sở sơn cô

                                    Lạc Dương thân hữu như tương vấn
                                    Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
      Dịch:
                                    Mưa suốt ngày đêm lạnh thấu hồ

                                    Sáng ra tiễn bạn núi buồn so
                                    Lạc Dương nếu có người thân hỏi
                                    Giữ lòng trong suốt tại ngọc hồ.
    
(Chữ hồ cuối câu thứ nhất nghĩa là hồ ao  .Chữ hồ cuối câu thứ tư nghĩa là cái bình) .
                                     Đang đêm mưa lạnh vào Ngô
                               Sáng ngày đưa khách núi Cô trập trùng
                                     Lạc Dương bề bạn hỏi cùng
                                Băng tâm một mảnh ở trong ngọc hồ.
                                                               Trần Trọng Kim  dịch
   Đôi câu đối này không phải là duy nhất chỉ có ở Đền Ngọc Sơn, ở đền thờ Thành Hoàng làng Đan Hội cũng có đôi câu đối này.  Kỳ lạ hơn nữa là cạnh chiếc giếng cổ ở làng Đường Lâm cũng có tấm bia được dựng đứng trên lưng một con rùa, trên có khắc bốn chữ đại tự Nhất Phiến Băng Tâm ( Đây là ảnh chụp của Lão Quang Thầu, vì thế mới có bài viết này nhưng đúng là mở một cánh cửa ra lại thấy một cánh khác vẫn đóng vì chưa giải đáp hết được về nguồn gốc của tấm bia kia, thôi đành mưa lúc nào mát mặt lúc ấy vậy. )

100_9397.jpg picture by quangthau
  
  Còn một bài thơ có tên là Nhất phiến băng tâm của Tú Mỡ, có liên quan đến quán Ngọc Hồ, chỗ nhà Thủy Tạ bây giờ. Chủ quán là cô Thược, con nhà quan mà lại tài hoa, khéo tiếp khách.
   Nơi đây đã có một phen là chỗ ra vào của đám thanh niên trí thức quan lại luật sư, dược sĩ nghệ sĩ. Và nó cũng là đầu đề cho cuộc chọi thơ châm biếm giữa mấy tờ báo câu khách ( báo Loa và báo Ngày Nay ):

                                 " Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn
                                   Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo..."
         
                                                                                                            còn tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét