Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

HỒ GƯƠM - LONG MÔN - HỔ BẢNG







  Bức ảnh này chụp sau năm 1937, bức tường hoa thấp phía trước Long môn Hổ bảng hiện nay  không còn.
  Hai cột ở lớp cổng thứ hai phía bên ngoài hai bức phù điêu Long Hổ có đôi câu đối đắp nổi, kiểu chữ Lệ:                               Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức
                               Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khán tâm điền
       Nghĩa là:        
                               Ở đời chữ nghĩa không quyền toàn dựa vào âm đức
                               Trên trời chủ tư có mắt chỉ xem xét lòng thành
      Câu trên giảng rộng ra thì được hiểu là trong cuộc sống , chữ nghĩa hay nói cách khác là tài năng sự nghiệp không hẳn đã quyết định vận mệnh con người mà chính là do truyền thống tốt đẹp cả cha ông và công đức của bản thân quyết định.
     Câu dưới nói về Văn Xương Đế Quân sáng suốt chỉ nhìn nhận tấm lòng hướng thiện mà đánh giá kết quả bài thi.
     - Lệ Thư: Lệ thư biến thể từ Triện thư, có hai loại, Tần Lệ là chữ Lệ đời nhà Tần, Hán Lệ là chữ Lệ đời nhà Hán, được dùng chính thức trong văn thư đời nhà Hán. Mông Điềm đời Tần chế ra bút lông, Thái Luân đời nhà Hán chế ra giấy, Hành Di đời nhà Hán chế ra mực. Nhờ vậy nên chữ Lệ có nét lượn cong, đậm nhạt tuỳ ý, uyển chuyển hơn nhiều so với chữ Triện.
    -  Chủ Tư: Trong vế đối này nghĩa là Chánh chủ khảo một kỳ thi, cụ thể hơn là nói về Văn Xương Đế Quân, thần cai quản về văn chương thi cử trên thượng giới.
      Bức Hoành Phi Long Môn  nghĩa là Cửa Rồng

IMG_3655.jpg


   Mặt sau của Long Môn là hình Lý Ngư


Picture 033.jpg


    Long Môn là tên một con sông có một khúc quanh hiểm trở, dưới không thông lên trên nên hễ có con cá Chép nào nhẩy lên được thì hoá Rồng. Hằng năm vào các ngày mùng1, 11,  tháng 7, khi những trận mưa đổ xuống, cá Chép kéo hàng đàn, nhảy lên núi cao. Con nào nhảy được hoá thành Rồng, nên  cá hoá Rồng chỉ thi đỗ.

       Bức Hoành Phi Hổ Bảng nghĩa là Bảng Hổ


IMG_3656.jpg


    Măt sau của Hổ Bảng là hình Tùng Hạc


Picture 034.jpg


      Riêng hai chữ Long Môn, Hổ Bảng này đươc viết kiểu chữ Tiểu Triện ( Kiểu chữ thông dụng vào đời Tần Thuỷ Hoàng, do Thừa Tướng Lý Tư  chỉnh lý dựa trên cơ sở chữ  Đại Triện hay còn gọi là Trụ Văn thời Xuân Thu Chiến Quốc).
           Hai bên Long Môn, Hổ Bảng còn đôi câu đối sau:
                                  
                                   Hổ bảng Long môn thiện nhân duyên pháp
                                   Nghiễn đài Bút tháp đại khối văn chương
     
            Nghĩa là:   
                                   Bảng hổ cửa rồng cơ duyên người thiện
                                   Đài nghiên bút tháp văn vẻ đất trời
                                   

                                    Đậu quế Vương hoè quốc gia trinh cán
                                    Đường khoa Tống bảng sĩ tử thê giai
           
Nghĩa là:        
                                    Quế hoè họ Đậu họ Vương trụ cột của nước nhà
                                    Thi cử  đời Đường đời Tống thang bậc của học trò
   
Nội dung của mấy đôi câu đối này chủ yếu khuyên học trò noi gương người xưa học hành đỗ đạt để giúp dân giúp nước, là trụ cột cho quốc gia.

      Đầu tiên Bảng Hổ là tờ giấy ghi tên những người thi đỗ. Đời nhà Thanh Bảng Hổ dùng để chỉ cái bảng yết tên những người thi đỗ về võ vì Hổ tượng trưng cho sức mạnh.
     Theo ảnh chụp năm 1884, không có Long Môn, Hổ Bảng mà đắp nổi hình một con Nghê
.

http://farm4.static.flickr.com/3479/3941818388_a4c8bf4dd7_o.jpg

      Qua khỏi Long Môn Hổ Bảng là tới Nghiễn Đài..............
                                                                                                                         còn tiếp........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét