Toàn cảnh bên ngoài Chùa Láng phía bên trái, vẫn còn mấy vạt rau thơm Húng Láng nức tiếng xưa nay.
Hiện đã bị san làm bãi trông xe rồi (2013)
Nghi Môn Chiêu Thiền Tự.( Tam quan Ngoại)
Hoành phi chính giữa đề Thiền Thiên Khải Thánh.
Bên phải đề Tuệ Nhật, bên trái đề Từ Vân.
Có hai ông Voi chầu , nằm trong khám nhỏ hai bên cổng. Mô típ này có ở nhiều nơi như đền Voi Phục, đình Láng Hạ (đình Ứng Thiên)
Chùa hiện nay nằm trên đường Chùa Láng, trước kia vốn là ngõ Giếng của làng Láng Thượng, một đầu nối với đường Nguyễn Chí Thanh, đầu kia ăn thông với đường Láng, vốn có một chiếc cổng to đẹp, trụ cao, trên Hoành phi đề ba chữ Chiêu Thiền Tự, sau này khi mở đường người ta đã dỡ đi mất.
Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền tự và được giải thích trong văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo quản ở chùa như sau: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền (Cái nguyên hữu chiêu hiển gia tường, cố dĩ Chiêu danh. Đĩnh sinh Thiền sư đại thánh, cố dĩ Thiền danh). Chùa ở cuối phố Chùa Láng, một đường phố đẹp mới được hoàn thành vào năm 2004 thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Về cảnh đẹp của Chùa, bài văn bia đã mô tả: Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt Phượng thành bên hữu toả khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh Kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng và đẹp, có nhiều cây cổ thụ, có một quần thể kiến trúc nhịp nhàng cân đối hoà quyện với không gian và cảnh quan thiên nhiên. Cổng tam quan dẫn vào sân chùa có đôi câu đối viết theo lối Khải thư rất đẹp ghép bằng những mảnh sứ màu xanh làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cổ kính và hoành tráng của ngôi chùa. Giữa sân chùa là một kiến trúc độc đáo - nhà Bát giác, nơi đặt kiệu thánh vào đêm trước ngày khai hội. Mái nhà lợp theo kiểu mái chồng, hai tầng, 16 mái trông rất thanh thoát và hài hòa. Phía sau sân chùa là tiền đường, trung đường, nhà thiêu hương, thượng điện, tả hữu hành lang, nhà tổ, nhà mẫu và vườn tháp. Thượng điện được bố trí theo kiểu “tiền Thánh hậu Phật”, với tượng đức thánh Láng đặt ở phía trước, phía sau là các lớp tượng Phật.
Tam quan ngoại chùa Láng |
Theo tục cổ, mười hai năm mở hội lớn một lần:
Nhớ ngày mồng bảy tháng Ba,
Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy.
(Ca dao)
Hai bên bậc thềm dẫn lên nhà Tiền đường có đôi rồng đá uốn khúc uyển chuyển, đẹp và độc đáo. Trên tấm bia đá lập năm 1655 có chạm trổ hai tiên nữ, đôi cánh như đang bay dướn lên trời xanh.
Trong ngày hội, người đổ về đông như nêm cối, suốt chặng đường dài rước kiệu Thánh từ chùa Láng sang thăm thân mẫu bên chùa Hoa Lăng (làng Dịch Vọng Tiền). Khi đám rước qua chùa Thánh Tổ - thờ Đại Điên, người đã sát hại cha Từ Đạo Hạnh – có đốt pháo thăng thiên bắn vào chùa này. Ngoài ra, trong ngày hội còn có các trò chơi đánh đu, đánh vật…
Trải qua các triều đại, chùa Láng được trùng tu nhiều lần. Hình dáng còn lại đến ngày nay được tạo dựng năm 1666, mới tu sửa hồi giữa thế kỷ XIX.
Khuôn viên chùa khá lớn, cõi tục và cửa thiền được ngăn cách bằng lớp tường gạch đặt cao quá tầm nhìn. Bố cục mặt bằng đối xứng theo một đường trục dọc từ cửa Tam Triều( Nghi Môn) đến nhà Tổ phía sau. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc với chức năng khác nhau tổ hợp với sân, vườn, cây xanh, mặt nước tạo nên không gian hài hòa, sâu thẳm, tĩnh mịch và cổ kính.
Du khánh tươi tắn nơi cửa Ngài
Qua cổng trải ra một vạt sân, giữa sân có sập đá vuông, là nơi chồng đòn rước kiệu Thánh ngày hội.
Tam Quan Ngoại hay còn gọi là Nghi Môn.
Dẫn vào cõi Phật là cửa Tam Triều, hình khối đường bệ, thanh thoát, có vẻ đẹp độc đáo : giữa là bốn trụ hoa biêu bằng gạch, trên là ba ô cổng được liên kết bằng ba dải mái cong mềm mại. Mái giữa cao rộng hơn, được đỡ bằng hai trụ vuông to và cao vút.
Tam quan nội là ngôi nhà ba gian, hai hàng cột giữa bằng gạch, để trống thông thoáng. Bên trên có bốn mái hai lớp song hàng theo kiểu mái chồng.
Tích Lã Vọng câu cá bên bờ sông Vị Thủy trên cổng Tam quan nội.
Tích Tam Cố Thảo Lư trong Tam Quốc Chí.
Tiếp đến sân giữa là thảm cỏ thoáng rộng, có hai hàng muỗm to cao bóng cả đổ xuống lòng đường lát bằng gạch Bát Tràng ở chính giữa. Con đường này trước đây có hàng lan can hai bên, tạo nên không khí cảnh chùa ấm cúng, trang nghiêm, nay không còn.
Chùa Láng có 198 pho tượng lớn nhỏ, 39 hoành phi, 31 câu đối, 15 tấm bia đá, lưu giữ 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Tấm bia tạo dựng năm 1656 cao 1,4 mét, rộng 0,8 mét có hoa văn rồng chầu mặt nguyệt, hai bên riềm có phượng chầu hoa sen và hai tiên nữ với đôi cánh dướn bay lên trời xanh. Đáng chú ý là ngoài các tượng Phật, ở hậu cung có tượng vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) ngồi trên ngai vàng và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh mặc áo cà sa.
Bức tượng này đã có từ rất lâu, tương truyền có từ thời Lý, đến thời Lê (khoảng năm 1644 - 1646) được tu bổ cơ bản và đến tháng 01/2005, sau hơn 300 năm, bức tượng một lần nữa được tu bổ toàn diện. Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) được xây dựng thời Vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) là một quần thể kiến trúc rộng lớn, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", tính ra vừa đủ 100 gian.
Tại chùa xưa kia có quyển sách kinh bằng đồng lá "Bát diệp đồng thư" (nay đã mất) và nhiều di vật có giá trị như tấm bia "Tạo lệ" dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) cao 1,4m, rộng 0,8m, hoa văn tinh xảo, bia Phúc điền cùng 13 tấm bia khác từ thời Tự Đức đến thời Bảo Đại. Chùa Láng hiện còn lưu giữ các đạo sắc phong của các triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn, 39 bức hoành phi, 31 đôi câu đối, một "đại hồng chung" và một khánh lớn bằng đồng đúc năm Thiên vận Mậu Ngọ (1738). Đặc biệt, trong hậu cung chùa còn có pho tượng Đức Từ Đạo Hạnh theo truyền thuyết được làm bằng mây rút, phủ sơn son thếp vàng. Theo khảo sát ban đầu, căn cứ vào đường nét tạo hình và các lớp sơn quan sát được tại các điểm vỡ trên thân tượng thì tượng có niên đại vào đời Lê.
Theo sử sách, tương truyền Từ Đạo Hạnh là thiền sư nổi tiếng thời Lý thuộc thế hệ thứ 12 dòng Thiền Nam Phương. Theo sách "Thiền Uyển tập anh", thiền sư Đạo Hạnh họ Từ, tên Lộ, con của Từ Vinh và bà Tăng Thị Ngọc Loan ở làng Yên Lãng (tục gọi là làng Láng), là người thông minh, hiếu học, có chí lớn, tính tình phóng khoáng. Sau khi cha mất, Từ Đạo Hạnh chọn con đường đi Tây Vực để học đạo. Tuy không đến được ấn Độ nhưng theo một số sách, ông đã học được những phép thuật ở phái Mật Tông của Phật giáo. Khi trở về, ông đến tu tại núi Phật Tích (còn gọi là núi Sài Sơn - Hà Tây). Tại đây Từ Đạo Hạnh cho xây am Hương Hải, viện Phổ Đà, sau này trở thành chùa Thiên Phúc (còn gọi là chùa Thầy). Ông là người có kiến thức sâu rộng về đạo Phật, thường đi khắp nơi giảng đạo, hay làm thơ về cuộc sống, nay còn lại 4 bài in trong tập "Thơ văn Lý - Trần". Ông còn được tôn là Tổ sư nghề hát chèo, nay còn lại bài giáo trò mà các vở chèo dân gian nào cũng hát ở phần mở đầu. Từ Đạo Hạnh mất năm 1117 tại chùa Thiên Phúc, thân pháp còn được lưu giữ tại chùa và bị quân Minh đốt huỷ vào khoảng thế kỷ 15. Theo thuyết luân hồi của đạo Phật và một số thư tịch nói rằng ông được đầu thai vào làm con trai Sùng Hiền Hầu, được bác ruột là Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) nuôi, phong làm Thái tử cho kế vị là Vua Lý Thần Tông.
Phát hiện về lớp cốt trong cùng của bức tượng đã làm sáng rõ truyền thuyết xưa là người xưa đã dùng mây đan, rút thành cốt tượng sau đó đem xá lị ngài trộn với sơn ta bồi đắp nên thành tượng. Trong quá trình tu bổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lớp cốt tượng trong cùng được đan bằng một loại đồng đã được rút thành sợi, một kỹ thuật đã có từ thời cổ đại, sau đó dùng sợi mây đã chẻ, phết sơn ta quấn kín sợi đồng mà thành hình cốt tượng. Lớp thứ hai là lớp vải, tiếp theo là lớp cốt bồi, các lớp sơn, thêm một lớp vải, đến các lớp vàng và ngoài cùng là lớp sơn quang. Theo nhận xét của một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam á thì hai lớp vải bồi tượng có niên đại cách nhau khoảng vài trăm năm, loại đồng quấn trong cốt tượng là loại đồng sớm. Bên trong tâm tượng còn phát hiện được 7 đồng tiền cổ có các dòng chữ "Đại Thuận Thông Bảo" và một gương đồng cổ. Theo GS-TS Đỗ Văn Ninh, đây là loại tiền được đúc vào khoảng năm 1644 - 1646. Phát hiện này phù hợp với ghi chép trong tấm bia "Về việc trông coi chùa Chiêu Thiền (chùa Láng)": "Đại thánh Từ Đạo Hạnh thác sinh đầu thời Lý, khi ngài hoá dựng bức tượng, di tích vẫn còn. Đến nay tượng bị mục, ngày 20 tháng 5 năm Mậu Thân kính cẩn tâu xin được làm lại như cũ. Từ ngày 27 tháng 7 khởi công, đến ngày 12 tháng 12 công trình hoàn thành tốt đẹp. Bèn ghi lại lưu truyền để đời sau được biết". Như vậy là sau lần tu bổ vào đời Lê, đến nay, sau hơn 300 năm, tượng Đức thánh Láng mới được tu bổ thêm một lần nữa. Công việc tu bổ do hoạ sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, người đã thành công trong việc tham gia tu bổ, bảo quản 4 pho tượng nhục thân của các thiền sư Chuyết Chuyết (chùa Phật Tích), Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (chùa Đậu), Như Trí (chùa Tiêu Sơn) thực hiện.
Qua một lớp cổng nữa là vào sân trong.
Cửa Phật là từ đây. Giữa sân, trước tòa nhà tiền đường, tả vu, hữu vu là ngôi nhà Bảo Cái, mặt bằng bát giác, nơi đặt kiệu Thánh vào đêm trước ngày hội.
Nhà Bảo Cái đặt ở vị trí trung tâm của chùa, là công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc nổi bật nhất : cột hiên bao quanh tường bên trong đều xây gạch nung già để trần. Mái lợp kiểu mái chồng, hai tầng, gồm mười sáu mái mềm mại thanh nhã.
Chi tiết trang trí dưới mái nhà chạm nổi hình Rồng tuyệt đẹp, trên chùa Nền cũng có nhưng kém phần thần thái.
Bên trong nhà Bát Giác.
Tòa Tiền đường, Trung đường đặt song song, cách nhau chỉ hơn một mét để tạo nên ánh sáng mờ ảo, được nối với nhau bằng nhà cầu ở giữa. Hậu cung gắn với trung đường theo dạng chữ “công”. Khối kiến trúc nối liên hoàn với nhà thờ Tổ phía sau bằng hai dãy hành lang và nhà lim tạo thành một không gian sân vườn ở giữa. Tại đây có lầu chuông, lầu khánh và nhiều cây hoa quả.
Trên Hoành phi đề ba chữ Chiêu Thiền Tự.
Hai đầu hồi nhà là Thập Điện Diêm Vương.
Hành lang dẫn xuống nhà thờ Tổ, sát tường là nơi an tọa các vị La Hán
Ban thờ Tổ
Ban thờ Tứ Vị Vương Bà
Ban Tam Tòa Thánh Mẫu
Ở đây xếp đặt rất lộn xộn, phía trong cùng là Pho Cửu Long, rồi đến Ngũ Vị Tôn Ông chứ không phải Ngọc Hoàng Thượng Đế như thường thấy.
Đôi câu đối này cho thấy có sự liên quan đến việc Mẫu Liễu đản sinh ở phủ Giầy.
Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam thì Chùa Láng được xây dựng từ đời Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tương truyền Từ Đạo Hạnh quê làng Láng (nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa) tu hành đắc đạo ở đây và hóa kiếp ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) đầu thai làm con Sùng Hiền hầu (em vua Lý Nhân Tông). Câu chuyện về Thiền sư Từ Đạo Hạnh mang nhiều màu sắc truyền kỳ. Theo các nguồn tư liệu còn lại đến hôm nay thì câu chuyện đại khái như sau: Từ Đạo Hạnh có tên là Từ Lộ con ông bà Từ Vinh và Tăng Thị Ngọc Loan, học giỏi, đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không ra làm quan, mà tìm đường sang Tây Trúc học đạo để trả thù cho cha. Nguyên Từ Vinh có hiềm khích với Diên Thành hầu, bị Diên Thành hầu nhờ pháp sư Đại Điên giết chết rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch. Sau khi đắc đạo và trả thù được cho cha Từ Đạo Hạnh đến trụ trì ở Chùa Phật Tích trên núi Sài Sơn (chùa Thầy). Bấy giờ vua Lý Nhân Tông không có con trai bèn xuống chiếu tìm con cháu tôn thất để nối ngôi. Em vua Lý Nhân Tông là Sùng Hiền hầu gặp Từ Đạo Hạnh nói chuyện cầu tự và Thiền sư hứa sẽ giúp đỡ. Khi vợ Sùng Hiền hầu sắp sinh, Từ Đạo Hạnh tắm rửa và vào hang núi hóa thân. Sau đó vợ Sùng Hiền hầu sinh con trai đặt tên là Dương Hoán và được lập làm hoàng thái từ nối ngôi hoàng đế tức là Lý Thần Tông, kiếp sau của Từ Đạo Hạnh.
Hậu cung thờ Từ Đạo Hạnh, hoành phi phía trên đề Lý Triều Thánh Đế, hoành phi phía dưới đề Thánh Cung Vạn Tuế.
Xem thêm về hội Láng ở đây:http://myhanoigroup.com/forums/archive/index.php/t-601.html
Trên Hoành phi đề hai chữ Tĩnh Khiết
Trên Hoành phi đề hai chữ Túc Ung
Hiện nay trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh bằng mây đan phủ sơn mặc áo cà sa và tượng Lý Thần Tông bằng gỗ ngồi trên ngai vàng. Dưới mái hành lang còn có hai dãy thập điện và 18 vị La Hán cùng nhiều tượng thờ có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX trải dài từ đời Lê đến triều Nguyễn được bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tạo tác rất sinh động mang tính nghệ thuật cao. Theo lời kể của nhiều người ở địa phương thì trước đây trong chùa còn có một quyển kinh bằng đồng lá, tương truyền mỗi lần vua Lý lên chùa vẫn dùng để tụng. Sau này quyển kinh bị thất lạc. Ngoài những hiện vật quí như đồ thờ cổ, sắc phong, bia đá, chuông, án văn chạm rồng thế kỷ thứ XVII, kiệu rước thế kỷ thứ XVIII, trong chùa còn có một số lượng lớn đại tự, hoành phi, câu đối ca ngợi công đức Thiền sư cũng như triết lý của đạo Phật.
Tham khảo thêm về Ngài ở đây:
http://conduonghuongthuong.info/Home/nghiencuutraodoi/2009/07/222/Su-tich-Thien-su-Tu-dao-Hanh.html
http://conduonghuongthuong.info/Home/luanhoi/nhandao/2009/10/370/Hau-than-cua-dai-su-Tu-dao-Hanh.html
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/222/2010/04/5210/#yLPUqAoNee11http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/222/2010/04/5220/#n8lsyrseD365http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/222/2010/04/5219/#vniwuVETtHSh
http://www.trangnhahoaihuong.com/phpWebSite/index.php?PAGE_id=321&PAGE_user_op=view_page&module=pagemaster
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/41532/pho-t4327907ng-t7915-2727841o-h7841nh-chua-lang-2734327907c-y7875m-b7857ng-ti7873n-2737901i-nao.htm
Khánh đồng cổ
Chùa đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vào năm 1946 và đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa đợt đầu trong cả nước năm.
Tuy nhiên hiện nay nơi đây đã không còn được như xưa nữa, theo lời kể của dân làng thì sư thầy hiện nay đã từng bị dân làng Láng đề nghị uỷ ban chuyển đi vì cách điều hành không trung thực, không tôn tạo chùa, sử dụng toàn người nhà ra phụ giúp để kiếm lời.v.v...
Cổng phụ hai lớp cổng thứ ba trông nhom nhem, bệ rạc thật xót xa khôn tả.
Mấy hôm trước chúng tôi đi thắp hương ở đây, khi đến thì háo hức bao nhiêu thì lúc về uất ức bấy nhiêu. Tiền lễ chưa nóng chỗ thì Chắp táp (thuật ngữ chỉ người giúp việc nơi nhà đền cửa chùa) đã nhanh nhẹn ra đút túi, thắc mắc là chưa lễ xong đâu thì anh ta bèn bỏ đi nhưng đến khi quay lại thì tiền đã bốc hơi? Theo lẽ thường tiền đặt lễ không được lấy của khách, chỉ có tiền lẻ đặt ở các ban thì nhà chùa thu lại đưa vào công đức.
Đến
thăm chùa cùng chúng tôi có một nhà ngoại cảm, Cô nói nơi đây Âm khí
nặng nề nên cảnh vật điêu linh. Nay đã ứng nghiệm phần nào, hôm nay ngày
21/9/2010 có người treo cổ tự tử trong nghĩa trang cạnh chùa. Nghiệt
thay.
Bài và Ảnh: Nguyễn Quốc Việt( có sử dụng tư liệu sưu tầm của các bạn đồng nghiệp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét