Translate
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
CHÙA NỀN - ĐẢN CƠ TỰ
Ba chữ Đản Cơ Môn trên cổng chùa.
Qua cổng, khoảng sân trống bên trái này sắp tới sẽ được xây dựng quy hoạch lại cho phù hợp với tổng thể kiến trúc của chùa.
Mái che để tiến hành xây dựng lại chùa Nền.
Phù điêu Phật diện được phật tử đưa về từ Ấn Độ
Từ trong sân nhìn ra cổng chùa, bên phải là nhà Tổ.
Chùa nằm sâu trong ngõ 1160, đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Gần ngã năm Cầu Giấy.
Trong nhà Tổ
Khu nhà Tổ nằm ngay bên trái lối vào, đối diện và song song với khu thờ Mẫu, cùng với Tam Bảo tạo thành hình chữ Công, điển hình của kiến trúc đền chùa cổ Viêt nam: Nội Công Ngoại Quốc.
Chùa Nền có tên chữ là Đản Cơ Tự. Nguyên trước đây, chùa là đền thờ song thân của nhà sư Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, vị trí đền làm trên nền nhà của Ngài. Khi Từ Đạo Hạnh trở thành nhà sư nổi tiếng thì đền trở thành chùa.
Ba chữ Đản Cơ Tự trên nóc Tam Bảo. Phong cách thờ Bạch Y trước Tam Bảo như thế này là du nhập từ miền Nam ra.
Chị này là cán bộ bên Viện Khoa học và công nghệ giao vận tải nhưng rất thành tâm sắp lễ chuẩn bị cho ngày Phật Đản hôm sau.
Dân làng đến chùa làm công quả nhân ngày Phật Đản.
Bức Cuốn Thư trên đề bốn chữ Thanh Phong Minh Nguyệt ở khuất sau hòn non bộ, cây cảnh.
Ngôi nhà cũ này là nơi đặt tượng song thân Từ Đạo Hạnh và Ngài, sau này sẽ xây lại.
Cổng cũ của chùa Nền dẫn đến nơi thờ Ngài. Trên Hoành phi còn đọc được mờ mờ ba chữ Đản Cơ Tự.
Hoành Phi đề ba chữ Đản Thánh Tự, đây mới là nơi chính thờ Ngài cùng song thân.
Hoành phi đề Hiển Thần Uy
Phong cách Mật Tông đặc trưng . Phía sau là Cung Cấm, có đôi câu đối liên quan đến thần Long Đỗ (đền Bạch Mã )
Ba chữ Chiêu Thánh Cảnh, theo Tiến sĩ Giao, viện Nghiên cứu văn hóa thì "Cảnh "ở miền Bắc chỉ một bộ phận của chùa, nhưng từ Huế trở vào thì lại dùng để thay cho " Chùa"
Chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Câu chuyện về Thiền sư Từ Đạo Hạnh mang nhiều màu sắc truyền kỳ. Theo các nguồn tư liệu còn lại đến ngày nay thì câu chuyện được kể như sau: Từ Đạo Hạnh có tên là Từ Lộ, con ông bà Từ Vinh và Tằng Thị Loan. Ông học giỏi, đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không ra làm quan, mà tìm đường sang Tây Trúc học đạo để trả thù cho cha (Nguyên Từ Vinh có hiềm khích với Diên Thành hầu, bị Diên Thành hầu nhờ pháp sư Đại Điên giết chết rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch). Sau khi đắc đạo và trả thù được cho cha, Từ Đạo Hạnh đến trụ trì ở chùa Phật Tích trên núi Sài Sơn (chùa Thầy). Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông không có con trai bèn xuống chiếu tìm con cháu tôn thất để nối ngôi. Em vua Lý Nhân Tông là Sùng Hiền hầu gặp Từ Đạo Hạnh nói chuyện cầu tự và Thiền sư hứa sẽ giúp đỡ. Khi vợ Sùng Hiền hầu sắp sinh, Từ Đạo Hạnh tắm rửa và vào hang núi hóa thân. Sau đó, vợ Sùng Hiền hầu sinh con trai đặt tên là Dương Hoán và được lập làm hoàng thái tử nối ngôi hoàng đế, tức là Lý Thần Tông, kiếp sau của Từ Đạo Hạnh. Do sự tích này mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất Chiêu Thiền Tự để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa Nền có Tam Bảo được xây cất khá quy mô. Bên trái có nhà Tổ,bên phải là nhà Mẫu ,nhà Vọng và Tịnh xá.
Khu nhà bên trái là nhà Tổ, khu bên phải là nơi thờ Thánh, đặc trưng cho kiểu kiến trúc tiền Phật hậu Thánh giống như ở chùa Thầy.
Kiến trúc chùa đơn giản nhưng tinh tế thanh nhã khiến tâm du khách như nhẹ đi thoát khỏi bộn bề lo toan của cuộc sống thường nhật. Ở đây tuy chỉ có Sư Thầy Phương và sư Bác tên là Hà trông nom nhưng từ ngày có bàn tay của Người chăm sóc, chùa đã thêm phần khởi sắc, được tu bổ nâng cấp. Sắp tới chùa còn được mở rộng thêm phần phía ngoài vốn đã hoang tàn bao năm. Tiếp xúc với người dân sống quanh chùa và du khách thập phương đi lễ nơi đây, cả trăm người như một đều không tiếc lời ca ngợi.
Hàng hiên với cột vuông chạm khắc tinh xảo.
Phong cách chạm Rồng này giống như ở nhà Bát Giác trong sân Chiêu Thiền Tự.
Trong Tam Bảo
Trên các bức Hoàng phi câu đối ở khắp nơi trong chùa được chạm khắc Long Hổ, hoa lá cách điệu. Chùa còn giữ được khám thờ chạm đề tài tứ linh của thế kỉ XVII. Ngoài các pho tượng Phật, chùa Nền còn có tượng Từ Đạo Hạnh và song thân.
Lầu Mẫu Cửu Trùng Thiên
Lầu Cô.
Lầu Cậu.
Khoảng hiên trước nhà được phủ bằng thảm dây leo xanh mướt, mát rượi.
Hàng cột đá chạm Rồng tuyệt đẹp.
Thanh Xà, Bạch Xà
Ban Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngũ Vị Tôn Ông, Hoàng Mười, Hoàng Bẩy.
Tam Tòa Thánh Mẫu
Hạ Ban thờ Ngũ Hổ, hai bên hai Cậu.
Hầu hết các Hoành phi câu đối ở nhà Tổ và Tam Bảo đều là thể chữ Khải.
Ban Trần Triều.
Hoành phi đề bốn chữ Công Đức Vạn Viên, cùng đôi câu đối hai bên xuất xứ từ Bạch Vân Động, Trung Quốc.
Mùa Đông, năm Giáp Tý 1924.
Lạc khoản cho biết xuất xứ từ Bạch Vân Động.
Cùng với bức Hoành phi tuyệt đẹp kia, đôi câu đối này cũng viết bằng thể chữ Lệ.
Đi qua lối nhỏ giữa Thượng Điện thờ Phật và khu nhà ngang thờ Thánh có một khu vườn nhỏ u tịch, chính giữa là ba toà tháp. Ba toà Tháp này giữ di thể của các cao tăng đời trước.
Vườn cây lưu niên sau chùa
Chùa Nền cùng với chùa Thưa( ở gần chùa Nền, nhưng phải đi qua cổng của Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải ở số nhà 1252, gần Cầu Giấy, cạnh Công an quận nhưng không mấy người biết?),Chiêu Thiền Tự( chùa Cả hay chùa Láng) cùng có sự gắn bó mật thiết với chùa Thầy, với Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét