Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

HỒ GƯƠM - CẦU THÊ HÚC










     Thê Húc Kiều ( Cầu Thê Húc ) nghĩa là chiếc cầu đón ánh ban mai, sở dĩ đặt tên như vậy là vì ngày xa xưa đó hồ vẫn còn sát với sông Hồng, chưa có nhà cửa che chắn như bây giờ nên khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi sẽ chiếu ngay tới cầu.



   Bức ảnh này được Bác sĩ Hocquard, Quân y Quân đội Pháp chụp năm 1884, ngày đó cầu chưa có lan can, bốn tấm Hoành Phi đề tên cầu chưa có ngay  mặc dù Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đã đặt tên là Thê Húc. Ba chữ Thê Húc Kiều được viết sau năm 1884.



    Hoành Phi đề ba chữ Thê Húc Kiều, có tất cả bốn bức như thế này, hai ở mặt ngoài và hai ở mặt trong của cầu.



   Trải qua sự tàn phá của thời gian, vào đêm giao thừa năm 1952, do lượng người qua lại vào lễ đền quá đông nên cây cầu  gỗ không chịu nổi và đã sụp xuống. Chính quyền Pháp đã cho dựng một chiếc cầu tạm và khẩn cấp cho xây dựng lại cây cầu bị đổ.
    Theo lời kể của bà Phạm Thị Mùi (ở số 44/5/281 đường Tam Trinh) thì vào khoảng cuối năm 1953, chính quyền Pháp giao cho một người xây dựng lại cầu Thê Húc nhưng không được, sau đó họ đã yêu cầu cụ thân sinh ra bà, là  ông Phạm Ngọc Lan khảo sát lại và phải gấp  hoàn thành trước Tết năm 1954. Chỉ vỏn vẹn có 3 tháng, cụ Lan đã phải gấp rút khảo sát địa chất, vẽ thiết kế và giám sát xây dựng lại cây cầu nhưng mà trụ là bê tông sơn đỏ giả gỗ, chỉ có mặt cầu và lan can làm bằng gỗ thôi. Cầu có 15 nhịp, 16 đôi trụ cắm chặt vào lòng hồ. Với nỗ lực của cả tổ thi công, cầu Thê Húc cũng kịp hoàn thành. Để ghi lại công sức của người đã có công xây cầu, chính quyền Pháp đã tặng lại gia đình cụ Lan một album ảnh về quá trình cây cầu được thi công. Trải qua chiến tranh, loạn lạc, cuốn album ảnh đã phần nào bị hư hỏng nhưng vẫn được gia đình cụ Lan lưu giữ đến nay.          Những tấm ảnh về sự chuyển mình của cây cầu là những khoảnh khắc sống động của một phần lịch sử.



    Phụ nữ Hà Thành xưa đẹp dịu dàng kiêu xa mà không chói loá như bây giờ.


   



   Cầu lặng lẽ vươn dài dưới nắng, soi bóng mặt hồ, thật thanh bình, an nhiên, tự tại.



     Màu đỏ tươi thật hài hoà với mặt nước xanh thẫm hồ Lục Thủy, với tán cây um tùm ven đảo.



   Nhưng cứ dịp hội hè là cầu lại oằn mình mang những dải bóng đèn đỏ lòm kinh dị như thế này, mất hết vẻ tao nhã nơi cửa đền thanh tĩnh.



    Đi hết cầu ta thấy trước mắt hiện ra một toà lầu tuy không nguy nga nhưng chẳng kém bề tráng lệ: Đắc Nguyệt Lâu.
 Nếu may mắn , bạn có thể được ngắm một gia đình nhà Cuốc sống trong đám rễ cây ven đảo, ngay khi đi hết cầu nhưng không thẳng tiến vào Đắc Nguyệt Lâu mà rẽ phải,  trong đám rễ cây trước mặt.


S 1657.jpg

                                                                                             còn tiếp.........................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét