Translate

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

CẦN HIỂU ĐÚNG CÂU THƠ CỦA TRƯƠNG KẾ

Bài thơ bất hủ  Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế -nhà thơ lớn đời Đường ,có bốn câu :
                                                      
                                            Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
                                          Giang Phong ngư hỏa đối Sầu Miên
                                           Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
                                           Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

   Bài tứ tuyệt này được in ở trang 13 quyển Thượng của tập Thiên Gia Thi Đồ Chú  do Thượng Hải Văn Hoa Thư Cục  ấn hành ,có lời chú giải như sau :
    " Giang Phong thị danh . Sầu Miên sơn danh  .Ngư hỏa thuyền thượng hỏa  .CôTô thành tức Tô Châu thành . Hàn Sơn tự hữu Phật danh Hàn Sơn .Nguyệt lạc , ô đề dạ thâm chi thời dã .tư vị :Sương lạc mãn thiên ; Giang Phong thị chi ngư hỏa điểm điểm  dữ Sầu Miên sơn tương đối ;nhi thành ngoại tự chung dạ bán thanh văn vu khách thuyền chi thượng . Giang trung dạ cảnh cái như thử .
 
  Có nghĩa là ;

  Giang Phong là tên chợ . Sầu Miên  là tên núi  .Ngư hỏa  là ngọn lửa trên thuyền chài  .Thành Cô Tô tức là thành Tô Châu .Trăng lặn ,quạ kêu là lúc đêm đã khuya .Ấy là ý muốn nói : Sương rơi đầy trời ,những ánh lửa chài lấp loáng ở bến chợ Giang Phong cùng đối nhau với sự tĩnh tại của núi Sầu Miên ; mà lúc nửa đêm đó lại có tiếng chuông chùa Hàn Sơn ngoài  thành Cô Tô vẳng  vọng đến du khách trên thuyền  .Cảnh tượng ban đêm trên sông bao hàm thơ mộng như vậy đấy !
   Đồng thời có minh họa cảnh thuyền khách dưới bến sông ...,chùa chiền trên núi non...và cả thành quách ..
   Ấy vậy mà  K.D. trong thơ Đường  tập I ( in lần thứ 2 )-nhà  xuất bản  Văn học -Hà Nội ,1987 , trang 172  và gần đây trong Tác giả ,tác phẩm -văn học Phương đông -TQ ,nhà xuất bản Giáo dục -2000 ,trang 189 đều dịch không thoát  câu thứ hai của bài thơ  .Bản dịch in trong hai tác phẩm này y hệt nhau ,đều cho Giang Phong là 'cây bến ' ( ?!) và Sầu Miên là 'giấc hồ ' - giấc ngủ buồn (?!) .Giang Phong  và Sầu Miên  là hai địa danh .Vì  chữ  Hán không có thể viết hoa như chữ Quốc ngữ nên hai danh từ riêng này nếu viết bằng chữ thường của  chữ Quốc ngữ sẽ được hiểu theo nghĩa khác .
   Giang Phong ngư hỏa đối Sầu Miên  phải là câu thơ đặc tả  ;Ánh lửa  chài lấp loáng ở chợ Giang Phong chập chờn đối ánh với núi Sầu Miên  ,là câu thơ tả thực về cảnh mà ngụ ý về tình , là sự đối ngẫu  vô ngôn ,vô thanh  .
   Năm 1989 ,trên Quảng Bình số 1 do Hội VHNT Quảng Bình xuất bản ,Quang Phúc đã đề cập ,đính chính và dịch thơ như sau ;
                                          THUYỀN ĐÊM ĐẬU BẾN PHONG KIỀU
                      
       Thể thất ngôn ;
                                         Trăng lặn ,sương dày ,tiếng quạ trong
                                          Sầu Miên loáng lửa cá Giang Phong
                                          Cô Tô ngoài cõi Hàn Sơn ấy
                                          Chuông vẳng thuyền khuya khách chạnh lòng

       Thể lục bát ;
                                         Qụa kêu ,trăng lặn ,sương dày
                                       Sầu Miên lấp lánh lửa chài Giang Phong
                                         Cô Tô thuyền khách thong dong
                                       Nửa đêm lắng tiếng chuông lòng Hàn Sơn
   Trên đây là bài viết của ông Quang Phúc ,chủ nhiệm CLB Hán Nôm -Quảng Bình đăng ở tạp chí Thế giới trong ta số 192, tuy rằng khó có thể nói đây là cách tiếp cận văn bản duy nhất ,đúng nhất như ông nói nhưng dẫu sao cũng cung cấp thêm tư liệu giúp công chúng quan tâm rộng đường suy xét.
   

Ảnh019.jpg

                                           Đây là ảnh chụp lại trang viết trên tạp chí Thế giới trong ta số 192

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét