Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

ẤN CHƯƠNG

Thời xưa mỗi độ xuân về ,Tết đến người ta thường đi xin chữ  về treo trong nhà ,xem như vật quý trang trí  tao nhã .Chữ của người nổi tiếng lại càng quý vì không phải cứ có tiền là mua được .
   Cổ nhân khi xưa cho chữ  vô cùng cẩn trọng ,vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa ,nội dung một bức thư pháp còn thể hiện tư tưởng ,kiến thức ,tâm hồn người viết nữa .Khi cầm bút ,ngoài việc thể hiện những nét  rồng bay phượng múa còn phải nắm vững phương pháp phân bố chữ với chữ ,hàng với hàng và các hàng với toàn bộ bức Thư pháp  .
   Một bức Thư pháp thành  công hay không là do ở Chương pháp như :
                  Đầu câu không thụt vào .
                  Các hàng đều và dài bằng nhau .
                  Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng .
                  Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng .
                  Không dùng dấu chấm câu .
    Bức Thư pháp thường nằm trong bốn hình dạng sau :
                 Hình chữ nhật đứng ( Trung đường )
                 Hình chữ nhật ngang ( Hoành phi  )
                Hình vuông  ( Đẩu phương )
                Hình rẻ quạt  ( Phiến diện )
   Đến việc sử dụng Triện  (Ấn chương ) cũng là nghệ thuật ,đặt đúng vị trí ,Ấn chương tăng thêm giá trị của tác phẩm ,ngược lại sẽ biến nó thành đồ bỏ đi.Nghiên cứu Ấn chương có thể giám định một bức Thư họa là chân bản hay ngụy bản .Ấn triện thường được khắc chìm hoặc nổi ,tuy nhiên có loại nửa nổi nửa chìm nữa .Có nhiều vị trí được quy ước để đóng dấu như :
             Đóng ở bên phải ,phía trên Thư tác gọi là Nhân chương .
             Đóng ở ngang lưng Thư tác gọi là Yêu chương .
            
Đóng ở phía dưới bên trái Thư tác gọi là Danh chương .
    Tùy theo Thư tác khổ lớn hay nhỏ ,dài hay ngắn mà có thể đóng một ,hai  hoặc nhiều dấu Triện .
    Vị trí các dấu Triện đều có ý nghĩa riêng ,không được đóng bừa bãi .Khi người viết ý của tác giả khác (văn ,thơ ...) nhưng chưa có sự đồng ý của họ thì dấu của người viết chữ đặt ở dưới ,bên phải ,còn bên trái ghi tên tác giả ý đó và người viết phải ghi thủ bút hoặc viết  ,vị trí này gọi là Bán triện .Khi người viết ý của tác giả khác  (văn thơ ...) mà có sự đồng ý của tác giả thì được quyền đóng dấu ở dưới bên phải  nhưng phải đề tên tác giả ý đó phía trên cao ,bên trái và cũng phải ghi là thủ bút hoặc viết  ,vị trí này gọi là Đồng triện .Trường hợp vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí đúng chỗ    thì phải ghi rõ tác giả về ý ,vị trí này được gọi là Ngoại triện .
  
Tết ở Hà Nội mấy năm gần đây rộ lên phong trào đi xin chữ lấy may cho cả năm ,hầu hết tập trung ở sân Văn Miếu ,tuy  các nhà thư pháp thời @ này viết chưa thật đẹp chứ đừng nói là có hồn cốt nữa ,tất nhiên là trừ mấy vị danh sư  tuổi cao nay chỉ ngồi nhà mà đuổi khách đi không hết  nhưng nay cũng thưa thớt dần vì hầu hết đều gần bách tuế cả rồi .
   Hỡi ôi ,tre già ,măng bị luộc
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét