Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

ĐƯỜNG CỔ NGƯ ( ĐƯỜNG THANH NIÊN )

Cổ Ngư là một con đường  đất dài ngót cây số ,đi từ đầu cửa ô Yên Hoa ở phía bắc xuống đến cửa ô Thụy Chương ở phía nam ngăn đôi hai hồ lớn của Hà Nội là Hồ Tây và Trúc Bạch .
   Có lẽ lúc đầu đường được hình thành từ cái đập mà dân mấy làng ven Hồ Tây cùng nhau làm để ngăn bắt cá giữa hai Hồ vào năm Canh Thìn 1640 ,có thuyết nói là tên Cổ Ngư là do đọc chệch từ Cố Ngự là tên của đập mà ra 
   ( thời Pháp thuộc đường mang tên Thống chế Lyautey  ) .
   Đường Cổ Ngư sớm được giới thượng lưu quyền quý năng đến du ngoạn thưởng thức phong cảnh đẹp , tránh nắng ,đón gió mát mà Phạm Đình Hổ tả cảnh ăn chơi xa xỉ của chúa tôi Trịnh Vương cuối đời Hậu Lê trong Vũ Trung Tùy Bút hoặc  Tang Thương Ngẫu Lục  của Nguyễn Án sau này không còn nữa do quân Tây Sơn ra Bắc đã quét hết đi .Đường Cổ Ngư  không còn là nơi du ngoạn nữa ,đền Trấn Vũ ,chùa Trấn Quốc cảnh cũng tiêu điều 
           Bà Huyện Thanh Quan từng tả chùa Trấn Quốc thế này :
                                      Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
                                      Khách đi qua đó trạnh lòng đau...  

   Người Pháp chiếm Hà Nội ,mở mang phố xá ,trung tâm thành phố chuyển về khu vực đông nam Hồ Gươm thì Hồ Tây bấy giờ là đất ngoại thành ít được chú ý .



   Cho mãi đến những năm 20-30 đường Cổ Ngư vẫn chỉ là một con đường hẹp ,có khác trước chăng đó là hai hàng cây Phượng suốt dọc đường   ,mùa hè hoa nở đỏ ối so với hai mép đường ,ngang  mặt nước lau sậy mọc cao lút đầu người ,đường vắng người qua lại vì không phải lối đi chính ,hơn nữa khi nhá nhem tối trở đi hay xảy ra nạn cướp giật khách  bộ hành lẻ loi .Tuy nhiên Hà Nội chỉ có hai con đường để cho người Tây cưỡi xe ngựa đi hóng mát  là Đường  Thành  ( Digue Parreau   nay là đường Hoàng Hoa Thám  ) và đường Cổ Ngư

mà thôi .
Sau thế chiến thứ I Hà Nội bắt đầu có nhiều xe ô tô tư thì chiều hè nóng bức người Tây đua nhau đi ô tô lên đây hóng gió ,thế rồi đầu đường Cổ Ngư về mé Yên Phụ xuất hiện một câu lạc bộ Thể thao Bơi lội ( Société nautique de Hà Nội ) của người Tây đóng tiền để chơi thuyền và bơi lội trên  hồ .
   Hội có độ ba chục chiếc thuyền thoi  ( périssoires ) và chục chiếc thuyền buồm (yacht ) .Nơi đây vẫn chỉ là chỗ giải trí riêng của người Tây ,thời kỳ đầu người Việt chẳng có ai bén đến .
   Về thời kỳ đó cả chuyện lên đường Cổ Ngư hóng mát cũng chưa thành phong trào đối với người Việt ,cảnh đôi tình nhân lên đây ngắm trăng tự tình như Hoàng Ngọc Phách tả trong Tố Tâm năm 1921 chưa phải là phổ biến thậm chí chưa có nữa .
   Phải đến những năm sau 1935-1936 do "Phong trào vui vẻ trẻ trung " ,người Hà Nội mới có cái mốt lên chơi đường Cổ Ngư  như Tây ,và cũng vì có phương tiện là xe đạp  khá phổ biến . Một người tên là Lê Tiến có sáng kiến thành lập một nơi dành riêng cho người Việt  chơi thuyền Hồ Tây ,đặt tên là Tiểu Đồ Sơn .Cũng sắm thuyền thoi ,áo tắm, phao bơi cho thuê ,ban  đầu Tiểu Đồ Sơn đặt ở Nghi Tàm ,nơi đó xa đường Cổ Ngư nên vắng khách,Lê Tiến mở thêm chi nhánh ở cạnh đình Nghĩa Dũng ,chỉ ít lâu sau nhà thuyền này làm ăn rất phát đạt .
  Hồ Tây hay xảy ra tai nạn đắm thuyền chết người ,vì mặt nước hồ rộng mênh mông thỉnh thoảng đang im lặng đẹp trời bỗng nổi lên những cơn gió xoáy làm sóng nổi cao khiến thuyền chơi mát và người bơi tắm dễ bị ngụp ( năm 1955 đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn ở Hà Nội  ,đi chơi thuyền Hồ Tây gặp gió xoáy ,thuyền ụp làm chết một số diễn viên ưu tú không biết bơi ) .Trong chùa Trấn Quốc chỗ nhà hậu nhan nhản những bia đá do gia đình nạn nhân ký tại chùa cầu siêu tịnh độ cho thân nhân xấu số , có một điều là ở Hồ Tây người chết đuối hiếm là người tự tử mà hầu hết là tai nạn ,nạn tự tử trẫm mình hay gặp ở Hồ Gươm hơn .


   Từ sau 1935 đường Cổ Ngư thành nơi gặp gỡ của dân Hà Nội thèm thoáng mát những người khổ sở vì nhà ở chật chội và nóng bức trong phố xá và nhất là giới  trẻ thích vui chơi .


   Đường Cổ Ngư từ lâu chỉ là một con đường nhỏ hẹp giữa hai hàng cây cao ,đến năm 1957 thành phố quyết định mở rộng con đường này thành đường đôi .





Vì thế lấp đất cả về mé Hồ Tây và Trúc Bạch nhưng lấp phía Hồ Tây nhiều hơn,người ta đã huy động nhân lực thanh niên  các trường học,cơ quan xí nghiệp ,đất lấy ở ngoài bờ sông khi ấy toàn bãi dâu và ruộng ngô ,vì thế sau này đường bị đổi tên thành đường Thanh Niên .Phía bên hồ Trúc Bạch cho đến tận bây giờ mới kè xong ( trên một cái gò nhỏ giữa hồ Trúc Bạch có đền Cẩu Nhi ,đền này có từ thời Lý Thái Tổ  đầu thế kỷ XI ,khỏi thủy ở cạnh Núi Nùng trong Hoàng Thành ,khi xây lại thành sau này mới chuyển bài vị thờ thần ra đây .Về sau những người coi đền và đến lễ bái chỉ biết là đền thờ "Thủy Trung Tiên " ,vậy mà đền đã bị phá năm 1982 để làm chỗ sản xuất của một hợp tác xã và đến năm 1985 thì biến thành "Quán ăn Cổ Ngư "có sàn nhảy ).

  Phần cuối của con đường là một con dốc đứng ,nếu không khỏe mạnh thì không thể đạp xe lên hết dốc được ,nhưng thanh niên Hà Nội trước kia hầu như không bao giờ để bạn gái phải xuống xe để dắt cả ,ngày nay hầu hết đi xe máy nên nét ga lăng đặc trưng kia đã mất cũng như nhiều thứ khác của Hồ Tây cùng với thời gian .
                                                                                                 
                         
                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét