Translate

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

TỔ ĐÌNH MẬT TÔNG NHẬT BẢN - ĐÔNG TỰ - II


Đông Tự là Tổng Bản Sơn của Mật Giáo Nhật Bản, đồng thời là nơi Mật tông Nhật  Bản truyền Mật Pháp và chùa này tôn thờ Đức Phật Dược Sư làm Bổn Tôn
 nên tên gọi chính thức là: “Bát Phan Kim Quang Minh Tứ Thiên Vương Giáo Vương Hộ Quốc Tự Nhật Mật Giáo Truyền Pháp Viện” tên  thường gọi “Giáo Vương Hộ Quốc Tự”. Do vị trí nằm ở phía Đông Kinh đô Nhật Bản nên dân gian thường gọi Đông Tự (chùa ở phía đông).

Đông Tự được Hằng Vũ Thiên Hoàng  xây dựng vào năm thứ 13 niên hiệu Diên Lịch (794) khi dời kinh đô từ Trường Cang về Bình An, vì để chấn giữ kinh đô nên ngoài cổng chính của La Thành phía đông thành xây Đông Tự (chùa hướng Đông), phía tây xây Tây Tự ( chùa hướng Tây) cổng La Thành  do mưa bão nên sụp đổ, chùa Tây Tự vào cuối thời kỳ Bình An bị huỷ hoại do hoả hoạn, còn chùa Đông Tự được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay và vì vậy chùa Đông Tự được coi là chùa trấn giữ Kinh đô Bình An.

Ngài Không Hải Đại Sư sau khi đắc Mật Pháp với ngài Huệ Quả tổ Mật Tông đời nhà Đường Trung Quốc và trở về  Nhật Bản hoằng dương Mật Giáo. Niên hiệu Hoằng Nhơn thứ 14 (823) Tha Nga Thiên Hoàng sắc tứ cho ngài Không Hải Đại Sư sau này thường tôn xưng là Hoằng Pháp Đại Sư, Hoằng Pháp Đại Sư tại chùa Đông Tự xiển dương Mật Giáo và được triều đình ủng hộ, Đông Tự còn là nơi để Triều đình cũng như Thiên Hoàng lễ Phật và cầu nguyện từ đó Đông Tự không những là chùa bảo hộ quốc gia mà còn là đạo tràng căn bản của Mật Giáo Nhật Bản.

Sau khi Hoằng Pháp Đại sư viên tịch Đông Tự bước vào thời suy thoái. Đến thời kỳ Liêm Thương (1185-1333) tín ngưỡng Mật Giáo của Hoằng Pháp đại sư được phục hồi và hưng thạnh trong dân gian cũng như tầng lớp quý tộc và triều đình. Chùa Đông Tự là tự viện của tổ Không Hải cho nên một lần nữa được triều đình bảo hộ. Chùa Đông tự trãi qua nhiều đời Thiên Hoàng cũng như quí tộc sùng kính như Bạch Hà Pháp hoàng, Ninh Đa Thiên Hoàng, Đề Hồ Thiên Hoàng, Túc Lợi Tôn Thị và các thế lực chấp chánh trong Triều Đình nên vô cùng hưng thạnh, kiến trúc chùa tháp vô cùng nguy nga tráng lệ.

Kiến trúc chính chùa Đông Tự gồm có Bảo Tháp, Kim Đường, Giảng Đường, Đại Sư Đường. Bảo Tháp kiến trúc cổ xưa nhất của Đông Tự cao 56.4 m được Không Hải Đại Sư xây dựng năm 826, trãi qua 50 năm mới hoàn thành và sau đó bị hoả hoạn vào năm 1644 được Tướng Quân Đức Xuyên Gia Quang trùng  kiến, là Bảo tháp làm bằng gỗ lớn và cao nhất ở Nhật Bản còn lại cho đến ngày nay.

Chánh Điện còn gọi là Kim Đường xây dựng năm794, đến năm 1468 bị hoả hoạn thiêu huỷ và xây dưng lại vào năm 1603 là một toà kiến trúc cao to hùng vĩ và vô cùng thanh tịnh, tuy được xây dựng lại nhưng vẫn tuân theo kích thước và hình dáng ban đầu của đại điện vốn có, Tượng thờ chính trong Kim Đường là đức Phật Dược Sư hai bên có Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát.

Giảng Đường do Không Hải Đại Sư xây dựng năm 835, năm 1486 thì bị thiêu huỷ, kiến trúc Giảng Đường hiện nay được dựng lại năm 1491. Bên trong Giảng Đường lối thờ tự theo đồ hình Mạn Đà La lấy đức Tỳ Lô Như Lai làm trung tâm và xung quanh có bố trí nhiều tượng thần và Bồ Tát khác.

Đại Sư Đường là chổ ở xưa kia của ngài Không Hải Đại Sư cũng bị hoả hoạn cháy mất, kiến trúc hiện giờ được trùng tu vào năm 1390, trong Đại Sư Điện tôn thờ tôn tượng của ngài Không Hải Đại Sư và các cổ vật do ngài Không Hải khi đi cầu học tại Trung Quốc vào thời nhà Đường mang về. Nay tất cả những kiến trúc này được liệt vào danh sách Di Sản Văn Hoá Thế Giới.










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét