Translate

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

NGHỀ GIẤY VÙNG BƯỞI

 - Ngày trước, đi qua vùng này, lúc nào người ta cũng được nghe những âm thanh rộn rã của tiếng chày giã dó làm giấy... "Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Nghề giấy vùng Bưởi, Hà Nội đã đi vào ca dao.

Đất ba thôn và tổ nghề


Cách đây 2.000 năm, Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại là phát minh ra giấy. Và không lâu sau đó, nghề giấy đã có mặt ở Việt Nam. Một số tài liệu cho biết, vào khoảng thế kỷ thứ III, nghề giấy đã được truyền vào Giao Chỉ Quận. Người Giao Chỉ đã làm ra một loại giấy gọi là giấy trầm hương, màu trắng, bền, có mùi thơm. Vị tổ sư nghề giấy người Tàu thời Đông Hán là cụ Thái Luân.
x
Ép uốn, một công đoạn làm giấy.

Cụ tổ nghề giấy này của Trung Quốc cũng được các làng làm giấy vùng Bưởi thờ cúng cho đến tận bây giờ nhưng chỉ là bái vọng, không có đền miếu thờ, không có văn bia câu đối. Các làng thờ vọng cụ tổ nghề ở đình làng hoặc Văn Chỉ của làng mình (Văn Chỉ là nơi thờ đức Khổng Tử).

Nghề giấy đã sớm có mặt ở nước ta từ thế kỷ thứ III như vậy, nhưng nghề giấy ở vùng Bưởi chính xác có từ bao giờ thì không ai biết. Dân vùng này truyền lại tích vị Đức Thánh Tổ, là một người con cháu xa đời của cụ Thái Luân đi dọc theo dòng sông Tô Lịch từ Quảng Ninh ra Thăng Long, về tới làng Cót, Cầu Giấy ngày nay, thì truyền cho dân làng này nghề làm giấy.
Sau cụ đi tiếp về tới Nghĩa Đô, rồi rời lên làng Cả (Yên Thái), tiếp đến làng An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu, tới đâu, cụ truyền dạy nghề giấy tới đó vì thấy vùng này nhiều ao hồ, người dân cần cù chịu khó, thích hợp với nghề làm giấy.

Theo ông Nguyễn Thế Đoán, thành viên Hội Di sản Thăng Long, người làng Đông Xã, hiện trông nom coi sóc đình Đông, vị Đức Thánh Tổ này đã đồng ý cho dân làng Đông thờ cúng cụ tại đình làng. Tên cụ không được phép đọc qua cửa miệng, chỉ những người trong ban lễ tiết mới biết và được đọc khấn tên cụ. Còn người dân thường thì không được phép.

Yên Thái, An Thọ, Đông Xã gọi nôm là đất ba thôn, sau có thêm Hồ Khẩu, chuyên nghề làm giấy (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Đặc ân của chúa Trịnh

Theo chỉ dẫn của nhà giáo Vũ Văn Luân, làng Hồ Khẩu, là người dày công tìm tòi, nghiên cứu lịch sử nghề giấy phường Bưởi, chúng tôi được biết trước đây vùng Bưởi bao gồm Nghĩa Đô, Yên Thái (Yên Thái lại bao gồm ba thôn là Yên Thái hay còn gọi là làng Cả, An Thọ, Đông Xã), Hồ Khẩu, Trích Sài thuộc Tổng Chung, huyện Hoài Đức, phủ Phụng Thiên Thăng Long. Vào thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 thì thuộc huyện Hoàn Long, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
x
Để từng tờ giấy lên tảng đá phẳng, dận đều lên gọi là nghè giấy.
Cũng theo ông Luân, làng Nghĩa Đô được truyền dạy nghề làm giấy sắc lệnh, phong sắc, phong thần. Đây là loại giấy khổ to, một số công đoạn cần làm kỹ. Ví như để từng tờ giấy lên tảng đá phẳng, dận đều lên gọi là nghè giấy.
Vì thế mà làng này được gọi là làng Nghè, một phần vì công đoạn nghè giấy một phần vì làng này nổi tiếng có nhiều người đỗ khoa bảng. Làng này có dòng họ Lại, là dòng họ có người làm rể chúa Trịnh nên được đặc ân sản xuất riêng loại giấy này, cung cấp cho vua Lê - chúa Trịnh. Đây là loại giấy được phủ vàng, sau đó vẽ rồng phượng, tùy theo các tước phong khác nhau mà vẽ hai hay bốn rồng.


Việt Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét