Translate

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

HỒ GƯƠM - ĐỀN NGỌC SƠN - BÁI ĐƯỜNG - CUNG VĂN XƯƠNG


http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/den-ngocson-1930.jpg

 
  Đền Ngọc Sơn năm 1930

    Toàn cảnh Đền



   Đảo Ngọc và Trấn Ba Đình năm 1884



  Nhà  Bái  Đường, hai bên có đôi câu đối.


Picture 073.jpg

                    Đạo hữu chủ trương Đẩu Bắc văn minh chi tượng
   Dịch nghĩa:
                    Đạo có chủ trương, biểu tượng cho văn minh là Bắc Đẩu


Picture 074.jpg

                     Nhân đồng chiêm ngưỡng Giao Nam lễ nhạc chi đô
   Dịch nghĩa:
                     Dân cùng chiêm ngưỡng, trung tâm của lễ nhạc tại Nước Nam



   Đền Ngọc Sơn hiện nay chia làm ba nếp. Đầu tiên là là Tiền Tế
   Bốn chữ Đại tự trên Hoành phi là Hồi Thiên Độ Thế, nghĩa là xoay chuyển tình thế để cứu đời. Đối diện với bức Hoành phi này là một bức Hoành phi, trên khắc bốn chữ Cảm Huệ Linh Phương. Ngoài hai bức này còn bốn bức Hoành phi nữa đặt ở hai bên bức Hồi Thiên Độ Thế. Bức đầu tiên bên trái, phía trong đề  Phồn Hi Vĩnh Tích. Bức  bên trái phía ngoài đề  Văn Đức Tham Thiên. Bức bên phải phía trong đề  Mặc Tướng Sinh Quần. Bức bên phải phía ngoài đề  Khuê Quang Đẩu Xạ.



   Trên hai chiếc cột trong là đôi câu đối:       
                                                                            Vị bỉnh đồ thư khai thái vận
                                                                             Đức lưu hãn mặc xán thiên chương
  

                                                                         
   
Trên hai cột  ngoài là đôi câu đối:
                            Sơn danh bất tại cao thuỷ linh bất tại thâm tự hữu chủ giả
                            Thiên trụ lại dĩ tôn địa duy lại dĩ lập duy thử hạo nhiên
   
Ngoài ra hai bên tường, mỗi bên còn hai tấm bia.
                                                                             
    Tiếp đến là Cung Văn Xương thờ Đức Văn Xương. Tuy nhiên hiện trong cung không chỉ thờ mỗi Đức Văn Xương, mà còn thờ cả Quan Công, có  tuỳ tướng hai bên. Hàng thứ hai là tượng Lã Tổ, hai bên là Thiên Việt, Thiên Khôi. Tượng Văn Xương ở hàng thứ ba, hai bên có tượng nữ thần.



   Toàn cảnh nếp thứ hai, Văn Xương Cung.


IMG_3668.jpg

 Tượng  Thiên Việt. Trên Điều bức phía sau có khắc bốn chữ Văn Xương Đế Quân.





   Hàng thứ nhất: Ngồi giữa là Quan Công đội mũ màu xanh thắt dải lụa, mặt đỏ, râu dài khoác áo choàng màu xanh. Quan Vũ ( ? - 263), tự Vân Trường, nguyên quán huyện Giải, tỉnh Hà Đông( nay là Sơn Tây ), Tào Tháo trọng tài ông phong là Thiên Tướng Quân, rồi Hán Thọ Đình Hầu. Năm Kiến An thứ 24 được phong Tiền Tướng Quân. Triều vua Văn Tông hà Nguyên gia phong Hiển Linh Uy Dũng Anh Tề Vương. Đặc biệt triều  vua Thiệu Trị thứ 9 nhà Thanh ra     sắc phong truy tặng danh hiệu Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế, lai quy định tế Ông vào ngày 13 tháng 5 hằng năm.

   Hàng thứ hai: Chính giữa là tượng Lã Tổ tức Lã Động Tân, đầu đội mũ đạo sĩ, mặc áo vàng.
   Hai bên Lã Tổ là Thiên Việt, Thiên Khôi. Thiên Việt dáng một ông lão hiền từ, đầu đội mũ nhị cấp, mặc áo thụng thêu hình lân. Thiên Khôi dáng quỷ, đầu có sừng, mình trần màu xanh.
   Lã Động Tân sinh năm 789 cuối đời Đường. Không rõ năm mất. Tên là Nhạc, tự Động Tân, tự xưng là Hồi Đạo Nhân, người đời hay gọi Lã Tổ hay  Thuần Dương tổ sư. Người Vĩnh Lạc ( nay là Vĩnh Tế, Sơn Đông ). Trong hàng ngũ Bát Tiên, Lã Động Tân tuy không đứng đầu nhưng ảnh hưởng hơn hẳn mấy vị còn lại. Miếu thờ Bát tiên còn rất ít, riêng miếu thờ Lã Tổ đâu cũng có. Trong dân gian Ông là bậc thần tiên gồm đủ tài Kiếm Tiên, Tửu  Tiên, Thi Tiên. Ông bỏ Nho học Đạo, tay kiếm trừ bạo cứu dân, kiếm Ông chặt đứt Tham Sân Si.



 Tượng   Thiên Khôi



   Hàng thứ ba: Ngồi giữa trên ngai là tượng Văn Xương Đế Quân đội mũ cánh chuồn, mặt hồng, áo xanh, hai bên có thị nữ theo hầu. Văn Xương Đế Quân lại là ghép hai từ Văn Xương và Tử Đồng Đế Quân. Tương truyền có người họ Trương tên Ai tử( hoặc Ác tử ), ở núi Thất Khúc đất Thục, do ác chiến mà chết nên dân lập đền thờ phụng. Vua Hy Tông(873 - 889) chạy vào đất Thục được Thần bảo hộ bèn phong làm Tế Thuận Vương. Năm Hàm Bình (998 - 1003)
đời Tống Chân Tông ông được phong làm Anh Thiển Vũ Liệt Vương. Còn một  thuyết khác, ông sinh vào đầu đời Chu, trải qua 73 lần hoá, cuối thời Tây Tấn mới giáng sinh là A tử ở Tứ Xuyên. Thượng Đế giao cho ông cai quản phủ Văn Xương và sổ Lộc của nhân gian. Năm thứ ba đời nhà Nguyên triều vua Nhân Tông(1316), ông được phong là Phụ Nguyên Khai Hoá Văn Xương Ty Lộc Hoằng Nhân Đế Quân. Vì vậy Tử Đồng Thần và Văn Xương Tinh hợp làm một, trở thành vị thần chủ về văn chương giáo hoá ở cõi nhân gian. ngày 03 tháng Hai là ngày sinh của Ngài và gọi là ngày Văn Xương Hội.






   Khánh cổ vẫn còn được lưu giữ đến nay.

Ảnh: Nguyễn quốc Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét