Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

HỒ GƯƠM - ĐẮC NGUYỆT LÂU






   Bức ảnh này chụp sau năm 1937,  lần trùng tu trong năm đó Cuốn thư đắp nổi ở cổng Nghiễn Đài mới được thêm vào.
   Đi qua Thê Húc Kiều, ta thấy hiện ra trước mắt một toà lầu xinh xắn, đó là Đắc Nguyệt Lâu.
   Đắc Nguyệt Lâu có hai tầng, tầng hai có hai mái, có hai  cửa sổ tròn.



Đắc Nguyệt Lâu năm 1906




     Trên Hoành Phi nổi rõ ba chữ Đắc Nguyệt Lâu.


S 1659.jpg

   Trên cửa có tấm biển khắc ba chữ Đắc Nguyệt Lâu, lấy ý theo Thanh Dạ Lục của Du Văn Báo đời Tống:
                            Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt
    Nghĩa là:
                             Lâu đài hồ nước bao quanh, sớm đón được ánh trăng
   Hai bên cửa sổ còn có hai câu đối:
                              Bất yếm hồ thượng nguyệt
                              Uyển tại thuỷ trung ương
    Dịch nghĩa:
                                Ngắm mãi trăng trên hồ
                                Ngỡ rằng nước quanh ta

IMG_3659.jpg

       Ở hai bên cổng là đôi câu đối:
                                    Linh hồ nhược thủy tùy duyên độ
                                    Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông
         Nghĩa là:
                                     Hồ thiêng suối lạ nhờ duyên tới
                                     Tiên giới trần gian có lối thông
    Đắc Nguyệt Lâu trước năm 1884 chưa có hai bức phù điêu Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư, tường hoa dẫn đến Kính Tự Đình cũng chưa có nốt, nên có thể khẳng định rằng những tác phẩm nói trên mới được người đời sau thêm vào chứ không phải nguyên tác của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.
    Khoảng giữa cửa và hai câu đối là hai bức tranh đắp nổi, bên phải là bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ.

S 1658.jpg
     Bên phía trái là bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư.

S 1660.jpg
    Ở bức Long Mã Hà Đồ có đắp nổi hình con ngựa đầu rồng, trên lưng có đeo bát quái. Đây là truyền thuyết về vua Phục Hi dựa vào các nét vẽ trên lưng con Long Mã lập ra bảng Bát quái toàn đồ, sau này gọi là Hà Đồ. Đó là những con số đếm cũng là những chữ viết đầu tiên của dân tộc Trung Hoa. Về bức Thần Quy Lạc Thư đắp nổi hình con rùa mang trên mai một cây kiếm và một hộp sách cũng dựa theo một truyền thuyết về vua Đại Vũ khi đi trị thuỷ ở sông Lạc thì thấy nổi lên một con rùa, trên lưng có những chấm đen đặc biệt . Ông dựa vào các chấm đó mà tạo ra Cửu trù (chín khoảnh). Đời sau gọi là Lạc Thư. Từ Hà Đồ và LạcThư mà hình thành nên bộ Kinh Dịch.
   Ở hai bên Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư  có hai câu đối tả cảnh:                      Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn
                     Lâu đương minh nguyệt toạ hồ tâm
       Nghĩa là:
                     Cầu dẫn dải cầu vồng đậu vào bờ đảo
                     Lầu in vầng trăng sáng soi bóng lòng hồ
    Bước tiếp qua cánh cửa, quay người lại, bạn hãy ngắm toàn cảnh mặt sau của Đắc Nguyệt Lâu đã nhé.

S 1661.jpg
     Trên tầng hai là đôi câu đối:
                                   Thố ô tùy quá vãng
                                   Sơn thủy tự cao thanh
      Nghĩa là:
                                  Đêm ngày theo nhau trôi
                                  Núi vốn cao nước vốn trong
    Thố Ô ở đây nghĩa là Mặt Trăng và mặt Trời, tượng trưng cho Ngày và Đêm.  Hai mặt đối lập ( đêm, ngày ) chuyển hoá cho cho nhau nằm trong một thể thống nhất là thời gian. Quy luật vũ trụ tồn tại những mặt đối lập, chúng chuyển hoá nhau nhưng cùng nằm trong một thể thống nhất, quy luật ấy là bất biến. Núi vốn là cao, nước vốn là trong, nhưng núi mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu nói ở đây lại để chỉ người chính nhân quân tử, thời gian có trôi đi theo quy luật tự nhiên thì những người chân chính vẫn thanh cao không đổi. Cách Cụ trao thông điệp cho thế hệ sau thật tài tình, uyển chuyển, thâm trầm mà sâu lắng.
   Nhìn từ dưới lên tầng hai của Đắc Nguyệt Lâu.

S 1662.jpg
    Bên cổng là hai con Dơi ngậm đôi câu đối:
                             Thiên căn nguyệt quật nhàn lai vãng(1)
                             Thuỷ sắc sơn quang tương tống nghênh
     Nghĩa là:
                             Thiên Căn, Nguyệt Quật ít qua lại
                             Nước biếc non xanh cùng đón đưa
   -1:Thiên Căn, Nguyệt Quật:
   - Điển cố này lấy từ thơ của Thiệu Ung Thiệu Khang Tiết, tác giả cuốn Hoàng Cực Kinh Thế:
             Càn ngộ Tốn thời quan Nguyệt Quật
            Địa phùng Lôi xứ khán Thiên Căn
             Thiên Căn Nguyệt Quật nhà lai vãng
            Tam thập lục cung giai thị xuân.
  Đây là bí pháp luyện công của Lã Động Tân, Tiêu Dao Quyết, Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ. Do đền Ngọc Sơn thờ Lã Tổ nên một số Hoành phi câu đối nơi đây dùng điển cố Đạo giáo, khó hiểu, khó tra cứu căn nguyên, do vậy không tránh khỏi sai sót.
     Mời Bạn bước tiếp .....
                                                                                                                           còn tiếp..............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét