Translate

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT - TÊN GỌI - HÌNH DÁNG - P1

0
Hệ thống biểu tượng thờ Phật (tính từ trọng tâm ra) thường gồm có:

Thượng điện và Thiêu hương


1- Tượng Tam Thế: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật A Di Đà, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật).

2- Di Đà Tam Tôn:Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Maha Sthanaprata) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải.

3- Tượng Thế Tôn:Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (Cakyamonni) ở giữa; đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjucri) ở bên trái; đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (Samantaghadha) ở bên phải. Một số chùa, bên cạnh đức Thế Tôn là đức A Nan Đà (Ananda) và Ma Ha Ca Diếp (Mahakacyapa)

4- Tượng Di Lặc Tam Tôn:Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.

5- Tượng Phật nhập Niết Bàn

6- Tượng đức Thích Ca đản sanh

7- Tượng Đế Thích (Indra) ở bên trái và đức Ngọc Hoàng (Brahma) ở bên phải.

8- Tượng Tứ Thiên Vương (Đông, Tây, Nam Bắc) hay Tứ Bồ Tát (Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát và Quyền Bồ Tát).

9- Tượng Địa tạng Vương Bồ Tát (Ksutigabha) tay cầm bảo châu, tay kia cầm tích trượng. Hai tượng hầu hai bên làChưởng Thiện (bên trái) và Chưởng Ác (bên phải).

10- Các tượng về đức Quan Thế Âm Bồ Tát như:
Quan Âm Chuẩn Đề (3 mặt, 18 tay) Quan Âm Thiên Thủ, Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt) Quan Âm Nam Hải (đi bè vượt biển cả), Quan Âm Thị Kính...

Tiền đường

1- Bát Bộ Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Nhãn, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tĩnh Thủy, Xích Thanh Hoá, Định Trừ Tai, Tử Hiền và Đại Thần Học.

2- Hộ Pháp (Paladharma): ông Thiện và ông Ác

3- Thổ Thần, Long Thần, Đức Ông, Thánh Tăng (Ananda) Giám Trai.

4- Thập điện Diêm Vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.

Hành lang:

Thờ những vị Tổ: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Giá Na Hoà Tu,Ưu Ba Cầu Đa, Đề Ca Đa, Ba Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phụng Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thụ Tôn Giả, La Hầu Ha, Tăng GiàNan Đề, Gia gia Đa Xá, Cưu Ma La Đa, Đồ Dạ Đa.


Tượng Phật

Có 5 cách thể hiện Phật Thích ca diễn tả những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của đức Thế Tôn:

a.Tượng Cửu Long (chín con rồng chầu)thể hiện lúc đức Thích Ca đản sanh.
b.Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn tìm đạo, tu khổ hạnh.
c.Tượng Niệm Hoa:thể hiện giai đoạn đức Bổn sư cầm hoa sen thuyết pháp
d.Tĩnh toạ:đức Phật thành chánh quả.
e.Nhập diệt:đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.

Tượng Phật đản sinh

Tượng nầy được chế tác nhiều loại khác nhau. Đặc trưng của pho tượng nầy là tượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai tai có thùy châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật". Trong những pho tượng tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quy pháp tạo hình cũng không thống nhất: chẳng hạn: pho tượng đúc Thích Ca đản sanh tại chùa Hóc Ông Che thì tay phải chỉ lên trời; còn pho tượng lưu hành tại chùa Tân Quang (Hoá An / Biên Hoà) thì ngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất không nguyên tắc nầy cũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở các ngôi chùa miền Nam.

Về sau từ thập niên 60 của thế kỷ XIX, trong những loại tượng đúc thành khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biến hàng loạt những pho tượng "tay mặt chỉ lên trời". Những pho tượng nầy đều dựa theo ý niệm "trụ như sơn" chứ không theo lối "hành như phong". Ở những pho tượng Phật đản còn lưu hành tại miền Nam Việt Nam hiện nay,sự tuân thủ nguyên tắc đồ tượng cũng được áp dụng trong những loại tượng khác

Tượng Di Đà Toạ Thiền

Tượng Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầu có tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuống gần vai, áo cà sa rộng trùm và hai bả vai, cổ tròn, tay áo dài rộng. Phật ngồi theo thế kiết già trên tứ phương toạ; chung quanh trang trí hình sen. Hai tay đặt chồng đối với nhau theo thế "thủ ấn thiền định" (dhyana mudra). Đây cũng là họa tiết và kiểu thức của các pho tượng Bồ tát Quan Âm, mà có những đường nét theo kiểu tượng hình Di Đà Tam Tôn; nhưng những ngôi chùa trong vùng lại không thấy tượng của ngài Bồ Tát Đại Thế Chí. Nhìn chung, tượng đức Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩn mực, thể hiện được "tướng hảo quang minh" và "tùy hảo vô lượng". Chưa thấy có đủ các tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tuỳ hản" mà kinh sách thường ghi chép.

Tượng đức Phật Di Lặc

Trong đồ tượng học, tượng Phật Di Lặc là tập hợp được thể hiện trong diện mạo hình tướng "Di Lặc lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y toạ, tĩnh tâm, thiền định.


Tượng Quan Âm

Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định

a.Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay.
b.thiên thủ, thiên nhãn:Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như pho tượng ở chùa Bút Tháp.
c.Quan Âm tọa sơn:thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi.
d.Phật Bà:thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũ ni, ngồi toà sen.
e.Quan Âm tống tử:thể hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt)

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề

Trong đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ Tát Chuẩn Đề không khác gì so với Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiều tay: có tượng 6 tay, có tượng 18 tay, biểu trưng cho công năng trong từng giai đoạn và trường hợp hành trì. Tại chùa Hóc Ông Che, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại thêm nhiều tay nữa, ngồi kiết già. Tại một số chùa khác thì đài toạ và tư thế có hai loại tượng khác nhau: một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi công (gọi là Khổng Tước tọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.

Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì các pho tượng Chuẩn Đề ở những chùa chiền Việt Nam có phần được giản lược hơn. Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.

Địa Tạng Vương Bồ tát

Trong tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đúc Địa tạng Vương Bồ tát được phân chia ra làm hai loại chính: loại thứ nhất là tượng ngồi trên ngai, chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loại thứ nhì ngồi trên con thanh sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trì chánh pháp. Cả hai đều có những điểm chung nhất trong nghệ thuật tạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên Sứ Tì Lư), toàn thân khoác Y bá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có một hồ bình hay Bửu bát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn lên ngón cái. Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô uý. Ngoài ra, một số tượng biểu trưng cho "ấn an ủy".

Trong một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn có hai đệ tử theo hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Một số tượng khác thì còn thêm Chủ Mạng Quy Vương. Trong nhiều tượng đất nung về pho tượng nầy thì gậy tích của ngài Địa Tạng Vương lại thấy ở tượng của Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó trái châu biểu hiện cho thần lự của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công.


Giải thích điều nầy, Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một trong 6 trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa Tạng. Lục địa tạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng, Trì Địa Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng.

                                              Sưu tầm tự:
http://www.vanhoaphuongdong.com/forum/showthread.php?t=5&page=8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét