Sử sách trước kia còn ghi lại HN có tới 21 cửa ô.
Bản đồ Thành Hà Nội (thành đất), do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng năm 1831, có ghi vị trí và tên 16 cửa ô. Bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức chỉ còn 15 cửa ô, không còn ô Nhân Hòa. Thời xưa, đây là các cửa ra vào kinh thành. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành.
Phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hồng có 11 cửa. Lý do là thời đó đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông, dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung buôn bán.
Ô Yên Hoa: | Nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên | sau đổi thành Yên Phụ | |
Ô Yên Bình: | Ở ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, cạnh nhà máy Điện bây giờ. | sau thành Yên Định rồi Yên Ninh | |
Ô Thạch Khối: | Ở đầu dốc Hàng Than bây giờ. | sau thành Nghĩa Lập | |
Ô Phúc Lâm: | ô Hàng Đậu | Ở đầu phố Hàng Đậu bây giờ. | sau thành Tiền Trung |
Đông Hà môn (東河門) | Ở đầu phố Ô Quan Chưởng | sau gọi là Ô quan chưởng | |
Ô Trừng Thanh | Ở trên con đường dọc theo đê cũ, mé trên là cửa ô Đông Hà, mé dưới là cửa ô Ưu Nghĩa9 Ô Mỹ Lộc). Hiện nay ở Nguyễn Hữu Huân còn đền Ưu Nghĩa thờ Nguyễn Trung Ngạn. | ||
Ô Mỹ Lộc | Ở ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm | ||
Ô Đông An( Yên) | Trước là phố Bè Thượng. | Ở ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng | |
Ô Tây Long: | Khu Nhà hát Lớn Hà Nội, bên trên Đồn Thủy đi vào phố Tràng Tiền. Cổng có hai cột trụ bằng gạch, trên đỉnh đặt đôi Sấu bằng sành. | sau thành Trường Long, rồi Cựu Lâu(còn gọi là Tây Luông) | |
Ô Nhân Hoà: | Ở ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo. | sau không còn | |
Ô Thanh Lãng: | ô Đống Mác | sau thành Lãng Yên | |
Ô Yên Ninh | ô Cầu Dền | Ở ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt | sau thành Thịnh Yên |
Ô Kim Hoa | ô Đồng Lầm | Ở ngã tư đường Giải Phóng - Đại Cồ Việt | Kim Liên |
Ô Thịnh Quang: | Ở ngã Năm Hàng Bột - Khâm Thiên. Thời Lý Trần gọi là cửa Trường Quảng. Sau gọi là Thịnh Hào. Nay là Ô Chợ Dừa. | ||
Ô Thanh Bảo: | Nay ở khu vực bến ô tô Kim Mã. | ||
Ô Thuỵ Chương: | Ở khoảng vườn hoa Lý Tự Trọng ở đầu đường Thuỵ Khuê, đường Thanh Niên. |
- Ô Cầu Giấy ( Ô Thanh Bảo):
Đó là tên ghi trong bản đồ Hà Nội cũ, còn trong dân gian lại gọi là Ô Cầu Giấy. Tên này ở đâu ra?
Ô Cầu Giấy khác với Cầu Giấy.
Nhưng Cầu Giấy nổi tiếng hơn hết là nhờ 2 trận đánh cách nhau 10 năm giữa quân Pháp và quân Cờ Đen, dẫn đến cái chết của hai viên chỉ huy Pháp là Francis Garnier (21/12/1873) và Henri Rivière(19/5/1883).
Mộ của hai viên sĩ quan Pháp này chôn ngay gần Cầu Giấy nhưng cách đây chừng nửa thế kỷ, nó đã được di rời về Pháp. Còn cái cầu gạch thì không rõ bị phá lúc nào.
Cầu Giấy ở làng Hạ Yên Quyết ( nay là Yên Hòa ), chỗ sông Tô Lịch chảy qua con đường đi Dịch Vọng, trên sông bắc một chiếc cầu xây, tương truyền có từ thời Lý, tên là cầu Tây Dương, trên cầu có mái che.Làng Hạ Yên Quyết có nghề làm giấy, thứ giấy thô để phết quạt và gói hàng, khác với giấy Bưởi mịn để viết và in sách. Có lò làm giấy tất có chợ bán giấy, Cầu Giấy là quán chợ bán giấy , chợ chắc hẳn họp bên cạnh cầu, cũng như giấy Bưởi bán ở chợ Bưởi. Giấy Kẻ Bưởi còn mang bày bán dọc phố Hàng Giấy những ngày phiên chợ Đồng Xuân, thì giấy Yên Quyết cũng có người mang đến tận cửa ô Thanh Bảo bán, ở đó có các quán chợ giấy. Người mua kẻ bán đến cửa ô này giao dịch và gọi là Ô Cầu Giấy, lâu ngày thành tên. Khi giấy bản ít thông dụng thì phố Hàng Giấy và Ô Cầu Giấy cũng không còn những hàng bán giấy nữa, nhưng tên phố và cửa ô mãi vẫn còn tồn tại.
- Ô Cầu Dền:
Từ ngã tư phía trước Trung tâm Thương mại Tràng Tiền ở đầu phố Hàng Bài, bên bờ Hồ Gươm, theo phố Hàng Bài (chừng 620m) rồi theo phố Huế (khoảng 1200m) và hết phố Huế, ta gặp ngã tư lớn – nối phố Huế – Bạch Mai (hướng Bắc Nam) và nối đường Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt (hướng Đông Tây) – có tên gọi lịch sử dân gian lâu đời là Cửa Ô Cầu Dền (hay Ô Cầu Dền).
Bản đồ Hà Nội năm 1831 ghi là Ô Yên Ninh, 1866 đổi thành Thịnh Yên. Đường Thiên Lý xuyên mặt đê đi về phía nam phải qua một chiếc cầu bắc qua cái ngòi lớn phía ngoài đê, cầu đó gọi là Cầu Dền. Theo bản đồ năm 1925, con đê La Thành và Ô Cầu Dền này là ranh giới nội ngoại thành ở phía nam. Người Pháp cai trị và mở mang thành phố Hà Nội đã sớm thành lập nhà Lục xì (bắt nhốt, khám bệnh, điều trị gái điếm ), trước khi có bệnh viện Phủ Doãn ( bv Việt Đức ngày nay), năm 1902 chuyển nhà Lục xì ở Hàng Cân có từ năm 1885 về sát Ô Cầu Dền.
- Ô Trung Hiền: Ở ngã tư chợ Mơ bây giờ.Tuy gọi là Ô nhưng không giống các cửa ô khác, chỉ là nơi giao nhau của đường đi mà thôi, tuy nhiên dân gian vẫn gọi như vậy nên đưa vào cho rộng đường soi xét.
Ca dao cổ Hà Nội có câu:
Sống thì canh cửa Tràng Tiền
Chết làm bộ hạ Trung Hiền-Kẻ Mơ.
Câu này do ngày trước xưởng đúc tiền Tràng Tiền dùng nhiều công nhân nữ, mà gác cửa được quyền khám người nên chúng hay lợi dụng sờ mó chị em. Còn làm bộ hạ Trung Hiền do miếu thờ Trung Hiền ở ngã tư chợ Mới Mơ thờ Dâm Thần, đàn bà con gái đi chợ bán hàng sớm qua đây phải vén váy, có như thế buôn bán mới đắt hàng. Miếu này bị phá năm 1954.
- Ô Đồng Lầm:
Nằm ở quãng ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt và Đại học Bách Khoa bây giờ. Đồng thời cũng là cổng làng, kiến trúc cùng một kiểu như như Ô Quan Chưởng, cổng xây theo hướng đường đi sang Ô Cầu Dền.
Đồng Lầm có vải nâu non
Có hồ cá rộng có con sông bồi.
( Sông ở đây là Kim Ngưu, dân khu vực này có nghề nhuộm vải nâu rất đẹp.)
- Ô Đông Mác:
Ở đầu phố Ô Quan Chưởng, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa mòn.
- Ô Yên Hoa:
Nay là Yên Phụ. Ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân,
quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội.- Ô Yên Phụ xưa là cửa ô, bốn mùa cung cấp thực phẩm, hoa quả, lương thực từ các làng ở huyện Từ Liêm mang vào Hà Nội, đến chợ Đồng Xuân có thể coi là chợ đầu mối lớn của Hà Nội 36 phố phường... Nhưng làng Yên Phụ xưa lại cũng là một làng trồng hoa... Ca dao xưa có câu:
Trên đê Cố Ngự (Cổ Ngư)
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có đê Yên Phụ hôm rằm lại sang...
Phiên rằm chính chợ Yên Quang,
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua.
Ảnh: Sưu tầm
Bài: Dựa theo Nguyễn văn Uẩn - Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét