Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ Lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà Phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét chạm chắc, khỏe.
Ban thờ Long Đỗ Đại Vương
Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ.
Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt.
Hoành Phi tuyệt đẹp
Chuông cổ trong đền
Kiệu thờ thần Long Đỗ
Cột gỗ Đinh trải qua nghìn năm vẫn chưa hề mối mọt
Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Ban Mẫu
Đền mở rộng năm Chính Hòa 1680- 1705, sửa chữa những năm Dương Hòa đệ VI Canh Thìn 1740 ; Cảnh Hưng đệ XDVII Bính Ngọ 1786 ;Minh Mạng đệ I Kỷ Mão 1819 ; Canh Thìn 1820 ; Dựng Phương Đình Minh Mạng XX Kỷ Hợi 1839. Có nhiều nơi ở Hà Nội cùng thờ thần Long Đỗ - Bạch Mã như Bè Thượng ở Nguyễn Hữu Huân ;Cổ Vũ ở Hàng Gai ;Đại Lợi và Đồng Lạc ở Hàng Đào ;Đồng Xuân ở Hàng Giấy ;Phúc Lâm ở Ngô Văn Sở ;Tân Khai ở Hàng Gà ;Cổ Tân ở Hàng Vôi. Chùa Nền ở Láng Thượng cũng có đôi câu đối liên quan đến thần Long Đỗ.
Đền
Bạch Mã với diện tích hơn 500m2, quả là một công trình đồ sộ còn
được gìn giữ, bảo quản khá tốt. Tuy đền đã được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn
giữ được dáng vẻ kiến trúc thời Trần, Lê. Các cửa võng, các mảng điêu khắc
trong đền mang tính nghệ thuật cao.
Vào thời Trần ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược, đốt phá kinh thành nhưng đền vẫn được vô sự. Lúc hoàn giá kinh đô, Thái sư Trần Quang Khải đã có thơ đề ở đền:
Hoả bốc tam khu thiêu bất tận
Phong trần nhất trận phiếu nan khuynh
Vào thời Trần ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược, đốt phá kinh thành nhưng đền vẫn được vô sự. Lúc hoàn giá kinh đô, Thái sư Trần Quang Khải đã có thơ đề ở đền:
Hoả bốc tam khu thiêu bất tận
Phong trần nhất trận phiếu nan khuynh
Tạm dịch;
(Bốn bề khói lửa, không sao hết
Gió bụi một trận chẳng hề chi)
Sau này ở thế kỷ XVIII, Đình nguyên Hoàng giáp Trần Bá Lãm (1757-1815), quê ở Vân Canh, Hoài Đức( Cụ là đời thứ 11, mẹ tôi là đời thứ 16 của họ Trần Vân Canh - Nguyễn quốc Việt) cũng có thơ đề ở đền:
Mạch dẫn bàn long truyền thắng địa,
Tích lưu bạch mã trấn danh châu .
Cao vương vãng sự câu thần thổ
Vật hoán tinh di kỉ độ thu
Tạm dịch:
(Mạch dẫn rồng nằm kia đất đẹp
Dấu xưa ngựa trắng giữ danh đô
Cao vương vật cũ không đâu hết
Vật đổi sao dời độ mấy thu).
(Bốn bề khói lửa, không sao hết
Gió bụi một trận chẳng hề chi)
Sau này ở thế kỷ XVIII, Đình nguyên Hoàng giáp Trần Bá Lãm (1757-1815), quê ở Vân Canh, Hoài Đức( Cụ là đời thứ 11, mẹ tôi là đời thứ 16 của họ Trần Vân Canh - Nguyễn quốc Việt) cũng có thơ đề ở đền:
Mạch dẫn bàn long truyền thắng địa,
Tích lưu bạch mã trấn danh châu .
Cao vương vãng sự câu thần thổ
Vật hoán tinh di kỉ độ thu
Tạm dịch:
(Mạch dẫn rồng nằm kia đất đẹp
Dấu xưa ngựa trắng giữ danh đô
Cao vương vật cũ không đâu hết
Vật đổi sao dời độ mấy thu).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét