Người thế gian vì chẳng hiểu rõ các pháp đều do nhân duyên sinh ra nên tin lầm rằng cả thảy các pháp là có thực ,là vĩnh cửu nên
ôm giữ mà không chịu buông bỏ .Bởi thế mới có sự thiết tha yêu quý sự
vật từ sinh mạng ,tài sản ,sự nghiệp ...và cho đó là vui sướng ...Rồi
khi thấy sinh mạng ,tài sản ,sự nghiệp tiêu trầm ...lại cũng cho rằng
nó sẽ bị tiêu diệt ..khiến lòng trở nên bi thảm ,đau khổ vì tiếc uổng .
Tất cả sự vật do nhân duyên mà sinh ra ,nghĩa là không có sự vật nào có tự tính cả ,và sinh ở đây cũng chỉ là huyễn sinh .mà diệt ở đây cũng chỉ là huyễn diệt .Bởi sinh ,diệt đều là huyễn cả nên diệt không phải là diệt hẳn ( thường diệt ) mà chỉ là đoạn diệt ,và nếu chỉ là đoạn diệt thì sau khi diệt lại còn có thể sinh nữa .
Gọi sinh ,diệt cũng chỉ là giả tướng của nó biến hóa ,còn bản thể thì chưa từng sinh diệt, cũng chưa từng động biến .
Bởi không hiểu rõ lẽ ấy mới có sự nhận lầm những giả tướng là bất sinh ,bất diệt và cho nó là có thực.Cho nó là có thực mới sa vào thường kiến (thấy sự vật là thường trụ bất biến ).
Nhưng khi nghe Phật giảng cho nghe các pháp chỉ là giả tướng ,hữu sinh hữu diệt ,thì lại nhận lầm rằng bản thể cũng có sinh có diệt và nhân thế lại sa vào đoạn kiến nghĩa là bản thể cũng có sinh có diệt như giả tướng .Đó đều là mê lầm cả .
Luật nhân quả không bị sự hạn chế của thời gian ,có cái đời trước trồng nhân nhưng đến đời hiện tại mới gặp duyên mà thành ra quả .Cũng có cái đời trước trồng nhân mà mãi đến đời sau và đời sau nữa mới thành quả ,hoặc trồng nhân nhưng ngay trong đời đấy thành quả .
Bởi không rõ lẽ ấy cho nên mới có kẻ thấy có người kiếp này tu nhân
tích đức nhưng lại bị tai họa .Hoặc thấy có kẻ kiếp này làm nhiều điều
ác thế mà được hưởng phúc , nên kêu rằng luật quả báo sai lầm .Họ nào có hay :ác báo hay phúc báo này đều là do tạo nhân ở kiếp trước mà đến kiếp này mới bị ,hay được hưởng ,còn những nhân ác trồng ở kiếp này chưa đủ thời gian để thành quả ác. Luật nhân quả thuyết minh quả báo cho rằng chính mình làm ,mình chịu dù là chỗ thân tình đến mấy như cha với con cũng không thể gánh vác cho nhau được .
Người đời vì thường thấy những nhà phúc đức lại sinh được con nhân hậu
,hiếu thảo ...nên mới cho rằng nhờ âm đức tổ tiên , con cháu được phúc
ấm .Hiểu như thế là chưa hiểu tận lý nhân quả ,phải
biết rằng con cháu được phúc báo là của tự chúng nó làm nên chứ không
liên quan đến công đức tổ tiên ,nhưng tổ tiên tích đức nên cảm được
nghiệp chung ( cộng nghiệp )
mà cùng được tụ hợp với nhau lại một
nơi để ân đền nghĩa trả ,được nhiều người phúc báo sinh ra cùng làm
quyến thuộc ,hiểu vậy mới là cùng lý tận nghĩa ( liễu nghĩa ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét