Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

CHÙA TRẤN QUỐC

   Ở giữa hồ Dâm Đàm có một cái gò nổi tương đối rộng gọi là gò Kim Ngư , đời Lý Thánh Tông ( 1054-1071 ) đã cho xây dựng trên gò đó một tòa hành cung gọi là Thúy Hoa Cung .
   Đời nhà Trần ,trên gò có Hàm Nguyên Điện dùng làm nơi nghỉ mát của các Hoàng Thân ,Công Chúa .
   Các nhà Phong thủy cho rằng gò có hình thể " Phượng hoàng ẩm thủy " .
   Đến đời Hậu Lê cung điện  không còn ,nền cũ bỏ hoang tàn . Năm Hoàng  Định XVI ( Ất Mão 1615 ) đời Lê Kính Tông ,chùa Khai Quốc ở bên bờ sông Hồng ,nền bị nước xói có nguy cơ bị lở nên dân làng xin phép di dời  chùa vào trong đê và xây dựng trên nền điện cũ gò Kim Ngư .



   Chùa Khai Quốc vốn có từ thời  Lý Nam Đế ( 415 ) không những  là một ngôi chùa cổ của nước Nam  mà còn là trung tâm Phật giáo dòng Vô Ngôn Thông .
 (  dòng Vô Ngôn Thông gốc ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng; chùa Khai Quốc đã từng có các vị sư nổi tiếng như Văn Phong  người làng Từ Liêm mất năm 956, Khuông Việt tể tướng triều Lê Đại Hành ) .



   Vào khoảng năm Đại Bảo ( 1440-1442 ) chùa còn có tên là An Quốc , chùa nhiều lần được xây lại hoặc tu sửa ,quy mô ngày càng mở rộng .
    Năm Vĩnh Tộ thứ X (Mậu Thìn 1628) triều Lê Thần Tông ,xây Thượng Điện,Tam Bảo ,Tiền Đường ,Hậu Đường ,Thiêu Hương Đài .


  Năm Dương Hòa thứ V  ( Kỷ Mão 1639 )trùng tu ,làm thêm Tam Quan , Hậu Đường  và hành lang hai bên . Bia Dương Hòa 1639 do Đại phu Hàn lâm thị thư ,Trạng nguyên khoa Đinh Sửu

1637 Nguyễn Xuân Chính soạn.




    Năm Chính Hòa (1680-1704) đời Lê Hy Tông chùa đổi tên thành Trấn Quốc Tự nay ở trong

chùa vẫn còn giữ được tấm biển cũ


( năm GiápThân 1824 ,vua Nguyễn Hiến Tổ [Thiệu Trị ] ra Bắc đến thăm chùa ,cho đổi tên là Trấn Bắc nhưng chẳng ai gọi thế cả ngoại trừ Bà Huyện Thanh Quan đưa vào thơ của mình :
                Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
                Khách đi qua đó chạnh lòng đau .... )

   Chùa Trấn Quốc suốt thời Hậu Lê vẫn là chốn tổ của dòng Phật giáo Vô Ngôn Thông ,sau vườn chùa có dựng nhiều tháp của các đời Sư tổ như Tu Ma ,Đạo Quang ,Tín Tâm ,Châu Thực ,Viên Quang ,Hiển Hiện .v.v...




   Theo niên hiệu ghi lại thì đa số thuộc đời Vĩnh Hựu (1735-1739 ) Lê Ý Tông và đời Cảnh Hưng (1740-1786)Lê Hiển Tông .
   Chiến tranh cuối thế kỷ XVIII đã tàn phá nhiều nơi trong chùa ,chỗ còn lại bị hư hỏng nặng .
   Năm Gia Long thứ XIV (Ất Hợi 1815 ) dân sở tại quyên giáo sửa chữa lại chùa ,gần như xây dựng lại vì việc hưng công phải mất ba năm mới xong . Sau lần trùng tu đó chùa Trấn Quốc vẫn giữ quang cảnh như ngày nay ,tuy có mấy lần sửa chữa thêm nữa nhưng vẫn theo quy cách cũ như lần trùng tu năm 1934 và  lần nữa vào năm 1953 vì chiến sự năm 1946- 1947 có phạm đến nhà cửa  trong chùa .
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét