Translate

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

SUY NGHĨ TIẾP VỀ "BÁT QUÁI"

Trong một bài báo trước (Tạp chí Hán Nôm số 29), tôi đã mạo muội đưa ra một số suy nghĩ thô thiển về Bát Quái. Bài báo đó đã cố gắng nói lên cấu tạo nội tại của Bát Quái, bằng cách đó làm rõ được trật tự lô gích của cái được gọi là “Tiên Thiên Bát Quái”. Đó là một cách trình bày Bát Quái theo một lô gích toán học chặt chẽ. Nó được coi là Bát Quái cổ sơ nhất và được gán tác giả là Phục Hy, một nhân vật huyền thoại Trung Quốc cổ đại, cách đây có đến năm - bảy ngàn năm.
Trải qua mấy ngàn năm, hệ Bát Quái được sắp đi xếp lại nhiều lần, trong đó lần sắp xếp của Chu Văn Vương phản ánh một sự biến đổi nhất định về chất. Bát Quái sắp xếp theo cách được coi là của Chu Văn Vương này gọi là “Hậu Thiên Bát Quái”. Đây là hình Bát Quái phổ biến nhất cho đến ngày nay.
Bài báo này nói riêng về một số điều tìm hiểu thêm về trật tự trong “Hậu Thiên Bát Quái”.
Trong sách Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê cho biết hai tên “Tiên Thiên Bát Quái” và “Hậu Thiên Bát Quái” không thấy dấu hiệu xuất hiện trong Kinh Dịch, chắc là do người đời sau đặt ra, có thể là từ đời Hán. Nhưng, những “người đời sau này” căn cứ vào đâu để đặt ra hai cái tên đối chọi nhau như vậy. Hình như ngay tên gọi đó đã xác nhận một sự phân biệt rạch ròi, một bước biến đổi về chất. Nguyễn Hiến Lê cũng đưa ra một số lời giải thích, nhưng rồi chính ông lại bác bỏ cả, và thú thật là “không hiểu nổi”, và “Kinh Dịch có nhiều điều khó hiểu”... “ta phải chấp nhận vậy thôi”.
Trong một công trình hết sức nghiêm túc và rất có triển vọng, mới đây ông Nguyễn Hoàng Phương đã dùng lý thuyết dập mờ để nghiên cứu phân tích một số thuyết dự báo Trung Quốc cổ, trong đó có Bát Quái. Về Bát Quái, ông đã đưa ra một hệ phương trình có hai hệ nghiệm, và ông gán cho một hệ nghiệm là của “Tiên Thiên”, còn hệ nghiệm kia là của “Hậu Thiên” thì chưa có lời giải thích. Nhưng vì sao cái này là "Tiên Thiên", cái kia là "Hậu Thiên" thì chưa có lời giải thích. Và từ những hệ nghiệm đó tìm ngược trở lại các đặc thù của “Tiên Thiên” và “Hậu Thiên” thì chưa thấy nói đến, ngay đến cách làm việc này cũng còn bỏ ngỏ. Cho nên, chưa thể từ các hệ nghiệm đó mà nhận biết sự phân biệt về chất giữa “Tiên Thiên” và “Hậu Thiên”, thậm chí cũng chưa nêu bật được sự khác nhau về hình thức giữa hai cách sắp xếp này.
“Tiên Thiên” và “Hậu Thiên” khác nhau trước hết ở cách sắp xếp thứ tự, và đặc biệt ở nội hàm, tượng ở “Hậu Thiên” được mở rộng thêm nhiều. Mỗi cách sắp xếp là theo một tiêu chí riêng nào đó, và chính cái tiêu chí sắp xếp đó sẽ bộc lộ tư tưởng, ý đồ của sự sắp xếp. Như bài báo trước đã trình bày, “Tiên Thiên” được sắp xếp theo hệ thống cấu trúc. Cứ theo ngôn từ mà xét, từ điển Hán ngữ hiện đại cho biết “Tiên Thiên” là để chỉ “người và động vật khi còn là bào thai”. Vậy “Tiên Thiên Bát Quái” là Bát Quái thời kỳ phôi thai, còn là một “cấu trúc tự thân”, thậm chí chưa phải là một sự vật cụ thể, có sức sống. “Kinh dịch” Khi chỉ mới có Bát Quái, chưa có lời văn, thì ý nghĩa “dịch” dù có hàm súc mấy đi nữa cũng chứa đựng một nội hàm rất mờ. Khi Văn Vương viết lời văn đầu tiên cho “Kinh Dịch”, có thể ông còn được học truyền khẩu cái nội hàm mờ đó, và đã chế biến nó theo cách của ông.
Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo những tiêu chí nào đó phù hợp với những lời giải thích “dự báo học” mà ông gán cho các quẻ. “Kinh Dịch” hình thành và ra đời dưới dạng hoàn chỉnh, cả về biểu tượng và lời văn. Bát Quái được sắp xếp lại này gọi là “Hậu Thiên Bát Quái”, tức là Bát Quái thời kỳ đã thực sự ra đời và hoạt động như “người và động vật sau khi rời khỏi thân thể mẹ và có một đời sống độc lập” (Từ điển Hán ngữ hiện đại). Vấn đề của chúng ta là dò tìm lại các tiêu chí mà ngày xưa các cụ đã dùng để sắp xếp lại thành “Bát Quái Hậu Thiên”. Gần như không có khả năng tìm được đúng các tiêu chí đã được sử dụng, chẳng qua chỉ là một cách minh họa lời phán đoán về các tiêu chí có thể đã được dùng.
Bát Quái thường được đưa ra cùng với các sơ đồ “Hà Đồ” và “Lạc Thư”, hai hình tượng được coi là hình tượng gốc gợi lên ý tưởng và biến dịch cho Bát Quái. Thực ra, mối liên quan giữa: “Hà Đồ” và “Lạc Thư” với Bát Quái tỏ ra khá mỏng manh, có tỉnh hình thức. Có thể nghĩ rằng người xưa có hứng thú đặc biệt với các “ma phương”, vĩ “Hà Đồ” và “Lạc Thư” đều thuộc loại “ma phương” theo nghĩa nào đó. “Lạc Thư” rõ ràng là một “ma phương” cấp 3 theo nghĩa tương tự như ngày nay (tổng theo dòng ngang, cột dọc và đường chéo đều bằng 15). Còn “Hà Đồ” lại là một ma phương loại khác, theo đường xoắn (tham khảo “Chu Dịch Thập Nhật Đàm”, Trung Văn, Nhà xuất bản Thượng Hải, 1946).
Trong Hà Đồ và Lạc Thư, số 5 đứng giữa không ứng với quẻ nào, nên thứ tự sắp xếp các quẻ của Văn Vương có thể mã hóa thành.
Trật tự Quẻ Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
Mã xuôi 1 2 3 4 6 7 8 9
Mã ngược 9 8 7 6 4 3 2 1
Có thể thấy ngay rằng dù mã xuôi hay mã ngược, cách sắp xếp theo thứ tự này của Văn Vương cũng không phù hợp với trật tự các con số trong Lạc Thư hay Hà Đồ.
Ngược lại, có thể mã theo trật tự Tiên Thiên rồi theo các con số của Lạc Thư hay Hà Đồ mà đổi thành trật tự Hậu Thiên chăng ?
Bảng mã sẽ là:
Trật tự Quẻ Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn
Mã xuôi 1 2 3 4 6 7 8 9
Mã ngược 9 8 7 6 4 3 2 1
Với Hà Đồ, ta cũng vẫn không thể làm cho cách sắp xếp phù hợp được. Còn với Lạc Thư, mặc dù bằng các phép chuyển vị (đổi dòng thành cột). đổi hàng, đổi cột ta có thể có 8 ma phương khác nhau, nhưng vẫn không thấy được sự phù hợp cần thiết. Vậy là với giả thiết dựa vào sự gợi ý của Lạc Thư hay Hà Đồ, ta đều chưa tìm ra được một hình ảnh có thể minh hoạ cách sắp xếp của Văn Vương. Có thể còn có những khóa mã khác nữa mà người viết bài này không biết đến. Mong rằng nó vẫn còn là một gợi ý có ích.
Tiêu chí sắp xếp thứ hai có thể nghĩ đến là tiêu chí “giá trị”. Do bói toán có nhu cầu xác định trình độ “Cát - Hung” nên mỗi quẻ có thể được gán một “giá trị” biểu thị phần cát, phần hung, và có thể có phần phi cát, phi hung. Có thể coi giá trị của một quẻ là tổng hợp (theo một nghĩa nào đó) của các giá trị của các hào tạo nên nó. Ta có thể lấy giá trị ban đầu của các hào là bằng nhau vào bằng 0,5. Và, vì theo lý thuyết Trung Quốc cổ đại, trong âm có dương và trong dương có âm, nên phép hợp ở đây có thể dùng phép cộng xác suất biến cố không độc lập (giá trị được coi như xác suất), tức là phép hợp phi bài trung (hợp (a, b) = a + b - ab). Cáo hào âm và dương ban đầu có giá trị 0,5 như nhau, nhưng khi trở thành thành phần một quẻ thì giá trị của nó thay đổi tuỳ theo vị trí và vai trò trong quẻ. Vị trí và vai trò này được thể hiện bằng những hệ số làm thay đổi giá trị của hào. Trong mỗi quẻ có ba hào, mà sự phân chia hệ số thay đổi phải tùy thuộc vào tính chất của hào mà thay đổi. Theo Nguyễn Hiến Lê, giá trị của hào có thể thay đổi theo các điều kiện sau đây:
- Đắc trung: hào chiếm vị trí giữa của quẻ.
- Đắc chính: hào dương chiếm vị trí lẻ, hào âm chiếm vị trí chẵn.
Có thể xét thêm hai điều kiện phụ:
- Hợp chủ: hào dương trong quẻ dương, hào âm trong quẻ âm.
- Có thế: hào ở trên được coi là thế phát triển cao hơn hào ở dưới.
Tôi đã chọn các hệ số sau đây để tính giá trị các quẻ:
- Trung: đắc trung = 0,6; không đắc trung: 0,2.
- Chính: đắc chính = 0,5; không đắc chính: 0,25.
- Chủ: hợp chủ = 0,4; không hợp chủ: 0,3
- Thế: hào trên tăng giá trị 1,5 so với hào dưới.
Với các hệ số này, tôi đã tính giá quẻ theo hai cách:
- Cách thứ nhất: kết hợp phép hợp xác suất với phép tính thông thường (với các yếu tố không phụ thuộc).
- Cách thứ hai: dùng phép hợp xác suất phổ biến và đã thu được kết quả như sau:
Quẻ Càn Đoài Ly Chấn Tổn Khảm Cấn Khôn
Giá tích 0.12267 -0.11725 -0.12164 0.12149 -0.12556 0.12457 0.12227 -0.11950
Giá hợp 0.99963 -0.25264 -099219 0.91971 -0.99546 0.95432 0.94987 -0.25529
Xếp riêng các quẻ âm và dương và theo thứ tự trị tuyệt đối của “giá trị” giảm dần, ta sẽ được:
Quẻ dương Quẻ âm
Càn (giá tích: 0.12667; giá hợp: 0.99963 Tốn giá tích: - 0.12556;
giá hợp: - 094546
Khảm (GT:0.12457; GH: 0.95432) Ly (GT: - 0.12164;GH: - 0.99219)
Cấn (Giá Thành 0.12227; GH:0.94987) Khôn (GT: - 0.11950; GH: - 0,25529)
Chấn (GT:0.12149; GH:0.91971) Đoài (GT: - 0.11726; GH: - 0.25264)
Trong kết quả tính trên đây, riêng quẻ Đoài đã được điều chỉnh bằng một hệ số bộ phẩn bổ sung).
Thứ tự sắp xếp trên đây phù hợp với cách sắp xếp “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương. Như vậy, lời phán đoán trong số báo trước nói “thứ tự sắp xếp các quẻ... được làm lại theo nhu cầu bói toán”... đã được minh họa bằng cách tính giá trị các quẻ, có thể coi như “biểu thị hàm lượng cát - hung” chứa đựng trong quẻ đó. Chưa ai tìm được tư liệu đáng tin cậy nào có thể chứng minh được rằng Văn Vương đã sắp xếp lại Bát Quái theo tiêu chí gì và như thế nào. Cách suy nghĩ và tính toán như trên nhiều lắm cũng chỉ đáng coi là một ví dụ minh hoạ một cách tiếp cận vấn đề nan giải này.
Việc dùng tập mờ có giá để minh hoạ “Hậu Thiên Bát Quái” trên đây mới chỉ được thực hiện với 8 quẻ đơn, 24 hào. Tôi chưa dám đi vào 64 quẻ trùng, với 368 hào, một việc vượt quá xa khả năng rất hạn chế của mình. Xin nêu cách làm như một lời gợi ý thô thiển./.
                                                                                                                    Sưu tầm

TB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét