Có một thời gian dưới thời
Pháp thuộc, phố Hàng Khay gồm cả đoạn cuối phố Tràng Tiền. Sở dĩ gọi tên
phố Hàng Khay vì ở đây chuyên làm nghề đồ gỗ khảm trai, trong đó có mặt
hàng khay.
“Trước
đây (1884- 1890) suốt cả một phố của Hà Nội đã trưng ra nhiều cửa hiệu
của những người thợ khảm. Họ lặng lẽ làm việc, miệt mài... để những quân
nhân mang về Pháp làm kỷ niệm”. Những dòng trên đây trong sách Lịch sử Việt Nam (NXB
Khoa học Xã hội- 1971) viết về phố Hàng Khay (còn có tên là phố Thợ
Khảm). Phố nằm trên mảnh đất nối từ hồ Hữu Vọng đến cửa ô Tây Long vào
thời Lê, xưa thuộc đất thôn Thị Vật và Tô Mộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ
Xương, Hà Nội.
Nghề “độc quyền ở Viễn Đông”
Nghề khảm trai gốc gác từ làng Chuôn Ngọ, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (cũ). Các cụ già trong làng kể rằng, có rất nhiều thợ khảm giỏi giang ở làng họ muốn nghề nghiệp được phát huy ở những nơi phồn hoa đô hội, liền tập hợp lại, mang theo cả gia đình ra Thăng Long làm ăn.
Phố Hàng Khay ra đời, công việc làm ăn ngày càng khấm khá, những người thợ cùng nhau dựng ngôi đền thờ tổ ở làng Cựu Lâu (phố Tràng Tiền ngày nay) để thờ tổ nghề. Làng Cựu Lâu sau bị phá để mở phố Tràng Tiền, vì thế đền thờ tổ cũng bị phá bỏ.
Có một thuyết khác, nói cụ thể hơn về quá trình di dân từ làng Chuôn ra Hà Nội lập nên phố Hàng Khay.
Theo cụ Vũ Văn Trấn (người làng Chuôn), tổ năm đời nghề khảm làng Chuôn họ Vũ, tên là Vũ Văn Kim. Con cụ Kim là Vũ Văn Ngân cùng gia đình và một số thợ giỏi trong làng ra Hà Nội làm ăn và lập nên phố Hàng Khay, thời gian này được xác định vào khoảng thế kỷ 19.
Có nhiều ý kiến khác nhau, thêm vào đó tình hình tư liệu văn bản cũ quá nghèo nàn, nên thời điểm hình thành phố Hàng Khay khó có thể khẳng định chính xác.
Khảm trai là một nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp. Công việc chủ yếu của thợ là làm hoành phi, câu đối phục vụ cho các đình chùa và những đồ dùng đặc biệt như khảm sập gụ, tủ chè, bình phong, điếu ống, tráp trầu, hộp đựng thuốc lá... với những đề tài chọn trong các tích xưa theo đặt hàng của những người quyền quí.
Những cửa hiệu ở phố Hàng Khay vừa bán hàng vừa sản xuất ngay tại chỗ. Những người thợ khảm hành nghề theo qui mô từng gia đình, hoặc từng nhóm nhỏ gồm thợ cả, thợ đục, thợ giũa, tách và vài thợ phụ.
Trong cuốn sách Kỹ thuật của người An Nam in năm 1909, tác giả Oger đã nhận xét: “Thợ khảm là nhà nghệ thuật chân chính, nhẫn nại và khéo tay vô cùng. Họ biết phối hợp các màu sắc của vỏ trai để có sự hoà sắc đẹp mắt, làm cho bức khảm trở nên rực rỡ. Chính vì thế mà nghệ thuật khảm Việt Nam nổi trội lên gần như độc quyền ở Viễn Đông. Những sản phẩm của người thợ khảm Việt Nam tốt hơn nhiều nếu so với sản phẩm của người thợ khảm Quảng Đông”.
Vẻ đẹp vĩnh hằng
Khảm trai có thể chia thành hai loại lớn là khảm lên sản phẩm bằng gỗ, đồng, đồi mồi... và khảm (trai) sơn mài.
Cũng như ở Nhật Bản và Trung Quốc, nghề sơn mài cùng những sản phẩm sơn mài ở ta đã có từ rất sớm, nhưng sự phối hợp giữa sơn mài và khảm trai thì chỉ mới thịnh hành vào đầu thế kỷ này, khi mà trình độ dân trí cùng với giao thông và thị trường mở rộng tới khắp mọi miền.
Mới đầu, chỉ có khảm trai trên các sản phẩm gỗ mà thôi. Trong đó, gỗ trắc được ưa chuộng nhất vì thớ mịn mà lại rắn. Màu nền của gỗ có ánh đỏ, hồng, đối màu với các hoạ tiết trai ốc tạo nên màu sắc tương phản nổi bật rất đẹp mắt.
Ít thế kỷ sau, xuất hiện thêm các sản phẩm khảm trai trên đồng, rồi muộn hơn nữa là khảm trai trên đồi mồi.
Còn căn cứ vào tính hữu dụng thẩm mỹ, ta có thể chia các sản phẩm của làng Chuôn thành hai loại lớn, đồ thờ cúng và đồ gia dụng.
Đồ thờ gồm: núi thờ, hoành phi câu đối các cỡ, án thư, hòm sắc các cỡ, ống quyển, bao kiếm khảm hình rồng, thẻ bài các kiểu...
Đồ gia dụng và khánh tiết gồm các loại như đĩa khảm cá hay hoa, khay, quả trầu, hộp mỹ phẩm, lọ hoa các cỡ, bàn cờ, bình phong, sập, tủ chè và tủ chùa, bàn ghế...
Ngoài những sản phẩm kể trên, người thợ Chuôn còn khảm tuỳ theo yêu cầu đặt hàng của khách như cán tẩu thuốc lá, cán ba toong, khảm trai trên nậm rượu bằng đồng đúc, trên vòng gỗ hoặc đá.
Tuỳ theo giá trị của vật phẩm mà người thợ chọn vật liệu khảm như trai, ốc... cho phù hợp. Những hoạ tiết khảm xà cừ nhìn chính diện óng ánh màu hồng sáng, nhìn chéo lại rực lên ánh sáng của những ngọn lửu màu ngọc lục huyền bí. Giá trị của cái đẹp vĩnh hằng ở những sản phẩm khảm một phần cũng ở cái ánh sáng huyền bí đó.
Ngoài trai ngọc, trong số vật liệu khảm còn có một loại ốc được nhập khẩu từ Singapore, đôi khi được dùng để chạm nổi phối hợp với mảnh ngà voi theo cách của người Nhật. Loại vỏ này được dùng trang trí trên các tấm bình phong lớn, đôi khi chúng còn được gắn trên mái đình chùa. Ngoài ra còn có loài ốc Nhật Bản với cái tên là “Tai gấu”, loại này màu sắc lốm đốm, rực rỡ có nhiều ở vịnh Bắc Bộ.
Sau khi tư bản Pháp đổ xô về đây xây dựng công sở, hãng buôn, Hàng Khay đã trở thành một đường phố sang nhất và “Tây” nhất Hà Nội, những cửa hàng khảm trai dần bị co lại.
Hiện , tuy Hàng Khay chỉ còn một đôi hàng bán đồ chạm khảm, nhưng đã xuất hiện nhiều đường phố bán và sản xuất mặt hàng khảm trai của thợ làng Chuôn tại thủ đô Hà Nội.
Nghề “độc quyền ở Viễn Đông”
Nghề khảm trai gốc gác từ làng Chuôn Ngọ, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (cũ). Các cụ già trong làng kể rằng, có rất nhiều thợ khảm giỏi giang ở làng họ muốn nghề nghiệp được phát huy ở những nơi phồn hoa đô hội, liền tập hợp lại, mang theo cả gia đình ra Thăng Long làm ăn.
Phố Hàng Khay ra đời, công việc làm ăn ngày càng khấm khá, những người thợ cùng nhau dựng ngôi đền thờ tổ ở làng Cựu Lâu (phố Tràng Tiền ngày nay) để thờ tổ nghề. Làng Cựu Lâu sau bị phá để mở phố Tràng Tiền, vì thế đền thờ tổ cũng bị phá bỏ.
Có một thuyết khác, nói cụ thể hơn về quá trình di dân từ làng Chuôn ra Hà Nội lập nên phố Hàng Khay.
Theo cụ Vũ Văn Trấn (người làng Chuôn), tổ năm đời nghề khảm làng Chuôn họ Vũ, tên là Vũ Văn Kim. Con cụ Kim là Vũ Văn Ngân cùng gia đình và một số thợ giỏi trong làng ra Hà Nội làm ăn và lập nên phố Hàng Khay, thời gian này được xác định vào khoảng thế kỷ 19.
Có nhiều ý kiến khác nhau, thêm vào đó tình hình tư liệu văn bản cũ quá nghèo nàn, nên thời điểm hình thành phố Hàng Khay khó có thể khẳng định chính xác.
Khảm trai là một nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp. Công việc chủ yếu của thợ là làm hoành phi, câu đối phục vụ cho các đình chùa và những đồ dùng đặc biệt như khảm sập gụ, tủ chè, bình phong, điếu ống, tráp trầu, hộp đựng thuốc lá... với những đề tài chọn trong các tích xưa theo đặt hàng của những người quyền quí.
Những cửa hiệu ở phố Hàng Khay vừa bán hàng vừa sản xuất ngay tại chỗ. Những người thợ khảm hành nghề theo qui mô từng gia đình, hoặc từng nhóm nhỏ gồm thợ cả, thợ đục, thợ giũa, tách và vài thợ phụ.
Trong cuốn sách Kỹ thuật của người An Nam in năm 1909, tác giả Oger đã nhận xét: “Thợ khảm là nhà nghệ thuật chân chính, nhẫn nại và khéo tay vô cùng. Họ biết phối hợp các màu sắc của vỏ trai để có sự hoà sắc đẹp mắt, làm cho bức khảm trở nên rực rỡ. Chính vì thế mà nghệ thuật khảm Việt Nam nổi trội lên gần như độc quyền ở Viễn Đông. Những sản phẩm của người thợ khảm Việt Nam tốt hơn nhiều nếu so với sản phẩm của người thợ khảm Quảng Đông”.
Khảm trai có thể chia thành hai loại lớn là khảm lên sản phẩm bằng gỗ, đồng, đồi mồi... và khảm (trai) sơn mài.
Cũng như ở Nhật Bản và Trung Quốc, nghề sơn mài cùng những sản phẩm sơn mài ở ta đã có từ rất sớm, nhưng sự phối hợp giữa sơn mài và khảm trai thì chỉ mới thịnh hành vào đầu thế kỷ này, khi mà trình độ dân trí cùng với giao thông và thị trường mở rộng tới khắp mọi miền.
Mới đầu, chỉ có khảm trai trên các sản phẩm gỗ mà thôi. Trong đó, gỗ trắc được ưa chuộng nhất vì thớ mịn mà lại rắn. Màu nền của gỗ có ánh đỏ, hồng, đối màu với các hoạ tiết trai ốc tạo nên màu sắc tương phản nổi bật rất đẹp mắt.
Ít thế kỷ sau, xuất hiện thêm các sản phẩm khảm trai trên đồng, rồi muộn hơn nữa là khảm trai trên đồi mồi.
Còn căn cứ vào tính hữu dụng thẩm mỹ, ta có thể chia các sản phẩm của làng Chuôn thành hai loại lớn, đồ thờ cúng và đồ gia dụng.
Đồ thờ gồm: núi thờ, hoành phi câu đối các cỡ, án thư, hòm sắc các cỡ, ống quyển, bao kiếm khảm hình rồng, thẻ bài các kiểu...
Đồ gia dụng và khánh tiết gồm các loại như đĩa khảm cá hay hoa, khay, quả trầu, hộp mỹ phẩm, lọ hoa các cỡ, bàn cờ, bình phong, sập, tủ chè và tủ chùa, bàn ghế...
Ngoài những sản phẩm kể trên, người thợ Chuôn còn khảm tuỳ theo yêu cầu đặt hàng của khách như cán tẩu thuốc lá, cán ba toong, khảm trai trên nậm rượu bằng đồng đúc, trên vòng gỗ hoặc đá.
Tuỳ theo giá trị của vật phẩm mà người thợ chọn vật liệu khảm như trai, ốc... cho phù hợp. Những hoạ tiết khảm xà cừ nhìn chính diện óng ánh màu hồng sáng, nhìn chéo lại rực lên ánh sáng của những ngọn lửu màu ngọc lục huyền bí. Giá trị của cái đẹp vĩnh hằng ở những sản phẩm khảm một phần cũng ở cái ánh sáng huyền bí đó.
Ngoài trai ngọc, trong số vật liệu khảm còn có một loại ốc được nhập khẩu từ Singapore, đôi khi được dùng để chạm nổi phối hợp với mảnh ngà voi theo cách của người Nhật. Loại vỏ này được dùng trang trí trên các tấm bình phong lớn, đôi khi chúng còn được gắn trên mái đình chùa. Ngoài ra còn có loài ốc Nhật Bản với cái tên là “Tai gấu”, loại này màu sắc lốm đốm, rực rỡ có nhiều ở vịnh Bắc Bộ.
Sau khi tư bản Pháp đổ xô về đây xây dựng công sở, hãng buôn, Hàng Khay đã trở thành một đường phố sang nhất và “Tây” nhất Hà Nội, những cửa hàng khảm trai dần bị co lại.
Hiện , tuy Hàng Khay chỉ còn một đôi hàng bán đồ chạm khảm, nhưng đã xuất hiện nhiều đường phố bán và sản xuất mặt hàng khảm trai của thợ làng Chuôn tại thủ đô Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét