Translate

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

ĐÌNH VÒNG - ĐÌNH HẠ ĐÌNH



Đình Vòng (còn gọi là đình Hạ) được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, thờ hai đại vương Cương Nghị, Hùng Lược là hai nhân vật thời vua Hùng thứ 18 đã có công góp phần xây dựng đất nước và chín vị quan người làng Hạ Đình, dưới các vương triều Lê - Trịnh và nhà Nguyễn.







Từ ngoài đi vào là một ngôi nhà vuông (phương đình) hai tầng, tám mái, đầu kẻ chạm rồng râu xoắn, góc mái uốn cong đắp rồng, phượng. Hai bên phương đình có hai sân gạch, hai dãy nhà giải vũ ba gian. Quanh tường có 32 tấm bia hậu.





Đại đình năm gian hai chái lợp ngói ta, đầu hồi bít đốc, vì kèo chống rường giá chiêng, trang trí rồng mây, hoa lá, hoa chanh, rồng cuốn thuỷ, cửa bức bàn. Tiếp theo là nhà ống muống, rồi tới hậu cung ba gian. Hai bên hậu cung là hai dãy nhà tảo mạc.






















Ngôi đình này còn giữ được tám đạo sắc phong của các triều vua, sớm nhất là năm 1847, muộn nhất là năm 1924, dưới thời nhà Nguyễn. Một chuông đồng đúc năm 1882, một bộ kiệu bát cống, hai bộ ngai của hai vị thành hoàng, một bộ đỉnh đồng. Đặc biệt có cây đèn đồng chạm nổi rồng, mây, niên hiệu Càn Long (nhà Thanh, Trung Quốc), một lư đồng đúc năm Đạo Quang thứ 28 nhà Thanh có ba chữ Hán "Thuỷ cung nguyệt", hai choé bằng sứ thời Khang Hy (Trung Quốc), lọ độc bình, hương án, một đôi hạc bằng gỗ cao 2,6 mét, áo mũ thờ…


Đình Vòng đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1992. Hạ Đình nguyên là một làng khoa bảng, có bảy người đỗ tiến sỹ dưới thời phong kiến, là quê hương của Đặng Trần Côn (sống đầu thế kỷ 18), tác giả của "Chinh phụ ngâm" nổi tiếng và có chùa Tam Huyền vừa thờ Phật, vừa thờ Từ Vinh là cha của thiền sư TừĐạo Hạnh.
Bài:Thu Hoa                                                     
Sưu tầm từ:http://tintuc.xalo.vn/                                     
                                                 Ảnh: The Bird                                                                 
Phụ chú:                                                                  
-  
Làng Thượng Đình - Hạ Đình
Thượng Đình và Hạ Đình là 2 trong số 7 làng Mọc nổi danh ở đất Thanh Trì xưa, được chia làm 2 xã là Nhân Mục Cựu và Nhân Mục Môn, lấy đường Lai Kinh (đường Thiên lý từ phía Tây, tức Quốc lộ 6 hiện nay) làm ranh giới:
Xã Nhân Mục Môn gồm 5 thôn: Lý (sau đổi làm Giáp Nhất), Quan Nhân, Hoa Kinh (từ năm 1841 đổi làm Chính Kinh), Cự Lộc và Phùng Khoang. Nay thôn Phùg Khoang thuộc xã Mễ Trì, còn 4 thôn Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh và Cự Lộc thuộc phường Nhán Chính.

Xã Nhân Mục Cựu gồm 2 thôn Thượng Đình (Mọc Thượng) và Hạ Đình (Mọc Cựu thuộc tổng Khương Đình huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng, (từ 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, từ 1904 là tỉnh Hà Đông). Từ 1997, hai thôn này tách ra từ xã Khương Đình huyện Thanh Trì để trở thành phường Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân.

Nói đến các làng Mọc trước hết là nói đến vùng đất cổ, có kinh tế trù phú nhờ làm ruộng, buôn bán ở sát kinh đô “Tiền làng Mọc, thóc Mễ Trì” . Các làng Mọc còn là đất có nhiều người đỗ đạt làm quan ‘Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì”. Theo các nguồn tài liệu, thì 2 làng có 11 Tiến sĩ :
- Làng Thượng Đình có 4 Tiến sĩ : Đỗ Lệnh Danh (1667 - 1747), đỗ năm 1710), Đỗ Lệnh Thiện (1760 - ?), cháu Đỗ Lệnh Danh, đỗ năm……, Nguyễn Huy Ngọc (1716 - ?), đỗ năm 1748, Nguyễn Quý Ban (1746 - ?), con Nguyễn Huy Ngọc, đỗ năm 1787
- Làng Hạ Đình có 7 Tiến sĩ : Lê Đình Dự (1600 - ?), đỗ năm 1643, Lê Đình Lại (1626 - ?), con Lê Đình Dự, đỗ năm 1646, Trương Thời (1701 - ?), đỗ năm 1721, Lê Hoàng Tuyên (1692 - 1778), đỗ năm 1724, Lê Đình Diên ((1824 - ?), đỗ năm 1849, Nguyễn Khuê (1857 - ?) , đỗ năm 1889., Lê Đình Xán (1866 - ?), Phó bảng năm 1901).

Hai làng Thượng - Hạ Đình còn có 5 người đỗ Tiến sĩ võ dưới thời Cảnh Hưng (1740 - 1787) là Lê Thế Quýnh (đỗ 1752), Lê Thế Trâm (1763) Lê Thế Siêu, Lê Thế Định- con của Lê Thế Quýnh, Lê Đình Cẩn đều đỗ 1776. Ngoài các tiến sĩ, làng Hạ Đình còn có 14 người đỗ Hương cống, trong đó họ Trương có 8 người (có 5 anh em ruột của đời thứ 3), họ Nguyễn có 3 người. Thời Nguyễn cả hai làng có 19 Cử nhân.

Trong số các hương cống của hai làng Mọc Cựu và Mọc Thượng, nổi tiếng có Đặng Trần Côn, tác giả của cuốn “Chinh phụ ngâm” nổi tiếng. Cử nhân Lê Đức Hoạt (1890 - 1950) là đồng tác giả của cuốn Lịch thế kỷ, sau Cách mạng Tháng Tám, ông được Hồ Chủ tịch giao soạn thảo các bức thư gửi viên Tư lệnh quân Tưởng Giới Thạch.

Từ hơn 40 năm trước, do phần lớn diện tích dành cho xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình nên đến nay, hai làng chỉ còn lại một số di tích là đình Vòng (làng Hạ Đình) dựng vào đầu thế kỷ XVIII, trong đình hiện còn gần 40 tấm bia cổ có giá trị. Đình Thượng thờ Đức Thánh phụ Từ Vinh - vị thần có liên quan đến “trục“ thần - thánh” Từ Đạo Hạnh, Khổng Minh Không…. thời Lý. Chùa Tam Huyền (Sùng Phúc tự) ở sát đình Thượng, được trùng tu lớn vào năm 1613 - 1614 (theo văn bia còn trong chùa).

Hội làng Hạ Đình 3 năm một lần, vào các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu, diễn ra từ mồng 2 đến mồng 6 tháng 2, có tục rước và thi xôi gà. Hội làng Thượng từ 7 đến 10 tháng giêng, có thi xôi gà giữa các giáp của hai làng Thượng - Hạ Đình. Cứ 12 năm một lần mở hội chung của 7 làng Mọc.

http://hanoimoi.com.vn/forumdetail/1000_nam_thang_long/9807/lang-th4327907ng-272inh--h7841-272inh.htm
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét