Translate

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

ĐỀ TÀI TRANG TRÍ TRONG KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VN

Văn Học và Nghệ Thuật - Điêu Khắc Phật Giáo
Viết bởi TLC   
  Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công tình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như đình, đền, chùa , miếu... thì mảng điêu khắc được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên vẻ đẹp cho công trình. Xin giới thiệu đến các bạn  hình tượng trang trí thường gặp trong kiến trúc cổ truyền thống từ Bắc tới Nam, mang đậm ảnh hưởng của Phật Giáo và một số đạo khác như Đạo Giáo, Nho giáo.
Các hình tượng trang trí đơn lẻ

Rồng
các dạng trang trí hình Rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, hình tượng Rồng cũng được phát hiện từ những di vật còn lại từ thời Lý.

  Rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua (theo quan niệm phong kiến), biểu hiện ước mong mưa rhuận gió hoà (dân gian). Trang trí trên bệ tháp, cấu kiện gỗ, đỉnh mái... Những di tích như chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Ðọi ( Hà Nam)...




H1a. Rồng chạm đầu dư



H1b. Rồng trang trí trên cửa

  Lân

  Được gọi đầy đủ là Kỳ Lân (còn gọi là  Nghê, Ly và dân gian gọi là Sấu). Hình tượng  Lân được định hình từ thời Lý và phát triển cho đến suốt thời Nguyễn.
Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, cho sự an bình. Trang trí trên cấu kiện gỗ (gặp ở nhiều chùa), thành bậc (chùa Bà tấm, Hà Nội), tượng tròn (chùa Phật Tích, Bắc Ninh).




H2. Tượng Lân đá tại chùa Phật Tích

  Rùa:
  Ít gặp trong kiến trúc Phật giáo

  Biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc (trong phạm vi cung đình) và sự sống lâu, trường thọ (dân gian), Thường thấy sử dụng như  vật đỡ chân bia tại  chùa hoặc tại Văn Miếu.




H3. Rùa đội bia

   Phượng: ít gặp trong điêu khắc Phật giáo.
   Phượng không gắn nhiều với Phật giáo mà chỉ tượng trưng cho điềm lành, mỗi khi xuất hiện thì báo hiệu đất nước thái bình, phồn thịnh, vẻ đẹp của phụ nữ... Thường được chạm khắc trên cốn, thành bậc, đầu dư, đầu đao...



H4. Đầu đao hình chim Phượng

   Hoa Sen: Từ thời Lý đã sử dụng hoa Sen trong biểu tượng chùa Một Cột, bệ tượng Phật A Di Ðà chùa Phật Tích.
   Biểu hiện cho sự trong sạch thanh cao, biểu tượng cho sự thanh tịnh của Phật giáo. Ðỉnh tháp, chân tảng, bệ Phật, diềm bia.




H5. Trang trí hoa Sen trên chân tảng

  Hoa Cúc:
  Hoa Cúc thời Lý Trần thường thể hiện với dạng dây lượn hình sin. Lúc đầu hoa Cúc phổ biến ở Trung Quốc với biểu trưng Ðạo giáo, về sau ảnh hưởng vào Phật giáo như một biểu tượng bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền.



H6. Trang trí hoa cúc chùa Phổ Minh

  Lá đề:
  Cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật. được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp thời Lý.



H7. Trang trí lá đề tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc

  Cá:
  Tượng trưng cho sự giàu có, phồn thịnh hay gặp trong trang trí cấu kiện gỗ cùng sóng nước.



H8. Trang trí Cá trên cốn gỗ

  Trâu:
  Hình tượng Trâu cũng xuất hiện từ thoì nguyên thuỷ trong văn hoá Hoà Bình. Và hình tượng Trâu còn thấy được ở kiến trúc Phật giáo là bắt đầu từ thời Lý.
Trâu rất có ý nghĩa trong nhà Phật, thể hiện qua bức tranh thập mục chăn trâu. Tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá ( chùa Bút Tháp)




H9. Hình tượng Trâu ở  lan can đá chùa Bút Tháp

Sư tử:
là đề tài trang trí phổ biến ở thời Lý hơn các thời sau này. Sư tử hí cầu nghĩa như vật bảo vệ giáo pháp.
Có thể gặp tượng Sư tử ở chùa Hương Lãng, bệ có 2 con Sư tử đỡ ở chùa Bà Tấm. Các chòm lông và đuôi Sư tử thường xoắn lại theo kiểu trôn ốc hoặc xoè ra.



H10. Sư tử đá đỡ bệ tượng chùa Bà Tấm
  Hổ:
  Nền văn hoá Ðông Sơn cách đây trên dưới 2500 năm đã xuất hiện rất nhiều tượng Hổ. Thời Trần bắt đầu xuất hiện tượng Hổ.
Theo tín ngưỡng của dân ta thì Hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại mọi tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển. Bệ đá tam bảo ( chùa Ðại Bi Hà Tây), chạm khắc trên kẻ ( chùa Sơn Ðồng, Hà Tây), hai bên tam quan (chùa Long Tiên Quảng Ninh)



H11. Phù điêu Hổ chùa ông Bổn


  Ngựa: Thời Lý
  Xuất hiện dưới dạng tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá (chùa Bút Tháp). Theo Phật thoại, Ngựa trắng khi không có người cưỡi là biểu tượng của Phật.



H12. Trang trí ngựa tường hồi chùa Hưng Ký

Còn tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét