Translate

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ - 2


3.TAM TÒA THÁNH MẪU:
   Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau:

1.     Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
2.     Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.     Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
4.     Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa



Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:




Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoảithiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):


    Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương (Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An  ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưng chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

       Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu  cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam   
==================================================

4.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG: 
            Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-  Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
-  Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...
-  Tam Toà Thánh Mẫu 
-  Hàng Quan Lớn 
-  Hàng Thánh Chầu 
-  Hàng Thánh Hoàng 
-  Hàng Thánh Cô 
-  Hàng Thánh Cậu 
-  Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)
- Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...

      Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu)  .Đến ngày nay  hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được  phối hợp  thờ  cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ .Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
       Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
       Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là  người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy
==================================================


5.CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU:

1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.
2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..
3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)
4- Dâng văn thờ
5- Hầu bóng
6- Các nghi lễ khác.....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét