Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - Phần 3

  Các Mandala Đặc biệt:

    Các nét mô tả dù sơ lược ở đây sẽ tạo nên sự liên kết tích cực với Phật giáo Mật tông, và gieo các hạt giống tích cực vào dòng tâm thức của người chiêm bái tạo nên những quả chín mùi lợi ích trong tương lai như là các tiên đoán từ giáo pháp Thời luân về hệ thống thế giới của chúng ta.16.

    Mandala Thời Luân

    Chữ Thời Luân (Sanskrit: कालचक्र; IAST: Kālacakra; Tibetan: དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།; Wylie:dus-kyi 'khor-lo) được dịch nghĩa từ chữ Kalachakra tức là chu kì của thời gian Mật Thừa Thời luân là  hệ thống Phật giáo thâm sâu về giáo pháp và thực hành nội dung gồm các khiá cạnh:

    Thời Luân Ngoại vi:là môi trường bên ngoài bao gồm vũ trụ và các chu kì của nó về sinh khởi và hoại diệt, hệ thống thế giới và các chu kì của nó về mặt trời sự sống trong vũ trụ.

    Thời Luân Nội thể: bao gồm chu kì sinh tử và các dòng vận hành bên trong thân thể của hơi thở và năng lực

    Thời Luân Thay thế: các thực hành về sự thuần khiết hóa được tiến hành bởi cá nhân để chuyển hóa các trạng thái thường là không kiểm soát được của sinh, tử và sự biểu thị của các trạng thái này trong cả hai mức độ cá nhân và vũ trụ trở thành trạng thái hoàn toàn giác ngộ của Phật quả.

    Mật Thừa Thời Luân được giảng dạy bởi đức Phật Thích-ca theo yêu cầu của quốc vương Shambala (nơi được xem là một cõi Tịnh Độ có sự liên hệ mật thiết với thế giới của chúng ta) Nhiều tiên đoán chú trọng đến Shambala quan hệ tới các sự kiện của thế giới ngày nay đặc biệt về hoà bình có thể so sánh với các bài tiên tri của các tôn giáo khác.  Mật Thừa thời Luân là một lớp Mật tông Du già Tối thượng, là đặc trưng giáo Pháp Phật giáo cao nhất. Chỉ  ở Tây Tạng giáo Pháp này còn được lưu truyền và thực hành như là một truyền thống sống động sau khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ (vào thế kỉ 11)

    Mandala Thời Luân trong dạng hạt màu (như cát hay bột đá quý chẳng hạn) biểu tượng chỗ lưu trú của Thánh bổn tôn Thời Luân và các Thánh Hộ Trì tháp tùng ở xung quanh, tất cả biểu thị các thành tố của một cá nhân trong dạng đã thuần khiết -- tức là một chúng sinh đã giác ngộ hoàn toàn.

    Giải thích chi tiết về ý nghĩa mandala Thời Luân sẽ trình bày trong phần ý nghiã.
    Người ta có thể đi vào mandala thông qua một trong các cổng ở cấp thấp nhất (của mandala thân) bộ hành vào bên trong qua các bức tường trong suốt và có năm lớp từ bên ngoài đến bên trong theo các thứ tự màu sắc vàng trắng đỏ đen và lục, bước xa hơn vào trong và leo lên từng bước  để đạt  cấp thứ nhì (mandala khẩu). Cấp này cũng được bao bọc bởi các bức tường có năm màu trong suốt. Lên thêm một tầng kế của các bước bộ hành là cấp mandala ý, bao gồm các bức tường với 3 màu trong suốt.
Bên trong của tầng này có thể thấy được bệ nền (platform) của tầng thứ tư mandala ý thức ban sơ (hay bản lai diện mục). Bên trên bệ nền này là một bệ nền của cấp độ thứ năm  mandala đại mãn nguyện là nơi Thánh bổn tôn Thời Luân đứng trên hoa sen 8 cánh.

    Sự biểu thị của mandala này được hành giả sử dụng trong Mật thừa Thời Luân nhằm mụch đích hình dung hóa trong thiền định. Như là một phần của việc rèn luyện, hành giả phát triển năng lực tập trung thiền định để khả dĩ hình dung hoá không chỉ mỗi chi tiết của mandala mà cả các thánh hộ trì hiện diện bên trong.
   

    Các mandala khác dù được mô hình trong bề mặt hai chiều nhưng  thực sự là một cung điện 3 chiều. Cung điện thường có dạng vuông với 4 cổng dẫn vào trung tâm. Mandala được đặt trên hoa sen, chung quanh là làn biên các cánh sen màu . Một hàng rào bảo vệ của các chùy Kim cương bao bọc làn biên này. Vòng rào ngoài cùng là các ngọn lửa biểu thị cho lửa trí huệ. Bên ngoài đó là 8 loại mồ chôn đại diện cho sự buông xã và vô thường.

    Khi thực hành Mật điển tương ứng với các mandala này, hành giả sẽ tự thông thuộc mọi chi tiết trên mandala và các Thánh hộ trì trong đó, tiến hành thục tập nhiều lần dựa trên cơ sở hình dung hóa các chúng sinh và môi trường đã thuần khiết đó là sự hình tượng hoá chính mình và môi truờng của mình trong một dạng thuần khiết và tinh tế. Những luyện tập như thế được thực thi trong khuôn khổ giáo pháp về việc phát triển trí huệ và từ bi đem lại sự chuyển hoá sâu sắc của tâm

    Mandala Yamantaka
Yamantaka (Tibetan: Shinjeshe, གཤིན་རྗེ་གཤེད་; Wylie: Gshin-rje-gshed) hay còn viết trong Tạng ngữ là Pal Dorjee Jig-Je là một phương diện của Thánh hộ trì Phật giáo nhân cách hóa cho lý tưởng về trí huệ.  Vị này có thể được truyền chân trong nhiều dạng và nó là sự biểu thị xung nộ của Ngài Văn Thù (tượng trưng cho trí huệ). Hoa sen chưá mandala này có màu xanh lục.



Truyền thống Chakrasamvara

    Chakrasamvara (Tib. Korlo Demchog, Wylie: ’khor-lo bde-mchog) có nghĩa là "Bánh xe  đại mãn nguyện" đó là các trung tâm năng lực hay chakra của thân vi tế, và kinh nghiêm về đại mãn nguyện của trí huệ sẽ liên quan tới các chakra này.  Hệ thống Mật điển Chakrasamvara là Một tông du-già tối thượng đặc biệt nhấn mạnh đến lý tưởng giác ngộ theo giống cái.

    Mandala được cấu trúc bằng cát trên mặt bằng mô tả chỗ lưu trú của 62 Thánh hộ trì mà hình ảnh bổn tôn là Heruka Chakrasamvara, một phương diện của đức Phật A-súc-bệ (Akshobya), chung quanh là các Thánh hộ trì khác tất cả đều có cùng bản chất như Thánh bổn tôn hiển thị trong nhiều dạng.

    Có năm bánh xe trong mandala:  một cơ sở hình vuông của mandala nguyện ước, trong đó là vòng tán dương các mandala thân, khẩu, ý và đại mãn nguyện.  Hoa sen trung tâm có 8 cánh; tâm sen và 4 hướng chính biểu thị 5 vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm.  Trong trung tâm màu xanh lam, Phật A-súc-bệ thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại.  Ở phần hướng Đông, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom).  Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng.  Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc màu lục Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn.  Các thánh nữ hộ trì gọi là dakini đúng trên 4 cánh sen còn lại.

    Mandala Guhyasamja

    Mật điển Guhyasamja (tib.:gSang-'dus rtsa-rgyud -còn đưọc gọi là Bí Mật tập hội tantra) nghiã là vua của các Mật điển. Mandala mô tả chỗ ngụ của 32 Thánh hộ trì, trong đó, thánh bổn tôn là Phật A-súc trong dạng Guhyasamja; mọi thánh hộ trì đều hiện thân khác với Thánh bổn tôn ở trung tâm. Mandala đặt trên hoa sen màu xanh lục chung quanh là làn biên của 64 cánh sen. Bên trong tường thành vuông, tại tâm của vòng tròn và bốn hướng biểu thị 5 vị Phật tương ứng với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) . Các vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm.
Phật A-súc-bệ ở trung tâm màu xanh dương thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại. Ở phần hướng Đông màu trắng, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom). Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng. Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn.





Mandala Vajrakilaya

    Hệ thống Mật điển Vajrakilaya là một Mật điển du-già Åti thuộc truyền thống Ninh-mã (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng.

    Mandala tuơng ứng có vành tròn ngoài cùng bao gồm tất cả các màu của mandala trộn lẫn nhau, biểu tượng cho bản chất vô biên, vôi giới hạn của mandala. Vajrakilaya là một thánh hộ trì hung nộ, là biểu tượng cho năng lực cần thiết để vượt qua và tịnh hoá các trạng thái tiêu cực của tâm thức;  Tất cả các Thánh hộ trì ngự phân bên ngoài của mandala là các thánh hộ trì bảo vệ nhằm ngăn ngừa các quấy nhiễu và phân tán có thể phá hại thiền giả.

    Chất liệu dùng làm mạn-đà-la và các thành tố hình học, màu sắc và ý nghĩa:
    Như đã đề cập, các mạn-đà-la có thể được làm từ các loại đá quý, hoa, gạo khô, đá màu hay cát màu.  Trường hợp cát, thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đòi hỏi kĩ năng rất khéo léo để tạo nên các mạn-đà-la có các chi tiết tuyệt hảo.  Do mỗi hạt cát được nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể mạn-đà-la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ của năng lực tinh thần.

    Các thành phần hình học của mạn-đà-la cát thông thường:
    Dạng thông thường nhất là một cung điện vuông với 4 ngỏ vào và các vành tròn đồng tâm biểu thị cho hoa sen  mà trên đó mandala được đặt lên và các tia sáng giải thoát từ mandala. các mandala có mức phức tạp rất khác nhau. Nó có thể đơn giản như một vòng tròn hay một tam giác với chỉ một thánh hộ trì, hoặc có thể phức tạp ở mức rất cao bao quanh bởi nhiều mandala được lồng nhau mandala nhỏ bên trong mandala lớn hơn, và có đến hàng ngàn Thánh Hộ Trì. Về kích cở, nó có thể nhở như lòng bàn tay hay gồm những phần khổng lồ. 16

    Nhìn một cách tổng quát, người ta dể dàng nhận ra các mạn-đà-la cát đều được đặt trong các khuôn nền hình vuông.  Toàn bộ nội dung chính của nó lại giới hạn trong một hình tròn lớn, nội tiếp trong đó sẽ là các lớp dạng vuông hay tròn đồng tâm trên mỗi lớp sẽ có các hình biểu tượng khác nhau. Tùy theo đặc tính của từng mạn-đà-la sẽ có các biểu tượng đặc trưng riêng.
   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét