Translate

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

PHÁP TU PHỤ LUC- 2

Pháp Tu Phụ Lục

7. Kim Cang Tát Đỏa

Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng diệu ý phiền não tức Bồ Đề và sự kiên cố bất hoại của Bồ Đề Tâm. Có thần chú Bách Tự Minh có khả năng sám hối, tiêu trừ tội chướng, làm cho hành giả có 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
Kim Cang tiếng Phạn là Vajrasattva. Vajra là kim cương. Sattva là Tát Đỏa, cũng là hữu tình chúng sanh, tức loại chúng sanh có tình thức phân biệt với loại vô tình như đất, cát, đá, cây bao đồng. Tên tiếng Tây Tạng là Rdo-rje semsdpah, nghĩa là tâm Kim Cang dũng mảnh. Kim Cang Tát Đỏa còn gọi là Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cang Bí Mật Thủ, Trì Kim Cang Cụ Tuệ Giả, Kim Cang Thượng Thủ, Đại Dược Kim Cang, Nhứt Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Tát Đỏa, Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Thắng Tát Đỏa, Kim Cang Tạng, Chấp Kim Cang, Bí Mật Chủ, Kim Tát, Mật Hiệu Chơn Như, Kim Cang, hoặc Đại Dũng Kim Cang đều lấy Tâm Bồ Đề thanh tịnh, kiên cố, và bất động để hàng phục tất cả loài hữu tình ngoại đạo. Vì vậy nên được gọi là đại dũng. Còn tịnh tâm Bồ Đề là căn bản y thể của hằng sa công đức nên có tên là Chân Như.
Vậy Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng cho tâm Bồ Đề kiên cố, bất hoại và diệu lý của phiền não tức Bồ Đề. Danh xưng nầy trong Phật giáo có 4 ý nghĩa:
1. Vị Tổ thứ hai truyền pháp Mật pháp.
2. Trong Mạn Đà La Kim Cang giới, ngài là một trong 37 tôn vị ở Bộ Viện Kim Cang.
3. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn của 17 tôn vị.
4. Trong Lý Thú hội Mạn Đà La Kim Cang giới ngài là chủ tôn Đại Trí Kim Cang bộ của Kim Cang bộ viện.
Ngoài 4 ý trên, căn cứ Kinh Đại Giáo Vương, quyển 8 nói rằng: Ngài Kim Cang Tát Đỏa
đả giáng xuống hội Tam Thế Yết Na, trong hình tướng của Tam Thế Minh Vương 8 tay 3 mặt,
làm giáo lịnh luân thân của A Súc Như Lai. Cho nên tôn hệ nầy đã phụng giáo sắc của Như Lai
để hàng phục số cứng đầu khó hoá độ của Đại Tự Tại Thiên Chúng, nên đã thị hiện tướng Minh Vương.
Tuy đã kể ra các loại Kim Cang Tát Đỏa như trên, nhưng trong Mật Tông thường dùng Kim Cang Tát Đỏa là Tâm Bồ Đề. Trong 4 gia hạnh của Mật Tông Tây Tạng, Chú Bách Tự Minh là phương pháp sám hối quan trọng nhất. Bách Tự Minh còn có tên là Bách Tự chơn ngôn, Bách Tự Mật Ngữ, Kim Cang Bách Tự Minh, hoặc Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự Minh.
Bách Tự Minh là có 2 loại: Trường chú và tâm chú. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nên trì 7 biến để sám hối những lỗi lầm trong ngày đã phạm. Khi kết một nghi thức hành pháp cũng thường thường tụng chú Bách Tự Minh nầy để bổ khuyết những điều thiếu sót. Những hành giả Mật Tông thường nhận lãnh Quán Đảnh nhiều tôn, do đó nếu không có pháp để hoàn tất toàn bộ pháp tu của các tôn, thì một mặt đem các tôn dồn vào Bổn tôn mà tu, mặt khác mỗi tối phải nên niệm chú Bách Tự Minh để bổ khuyết.
Ngoài ra người lớn tuổi nếu sợ chú Bách Tự Minh quá dài trong Tứ Gia Hạnh (Noãn, Đảnh, Nhẩn, Thế Đệ Nhật), mà muốn sớm đạt được viên mãn công đức của 100,000 biến, đầu tiên có thể y theo Bách Tự Minh quán tưởng và trì chữ Ah (100,000 biến). Còn người trẻ tuổi thì đừng theo phương pháp nầy mà phải theo đúng nghi quỹ để tu hành. Trì Bách Tự Minh 100,000 biến là pháp tu căn bản.
Trì tụng chơn ngôn có thể chọn Phạn hoặc Tạng văn. nếu không phát âm được Phạn văn và Tạng văn thì có thể tụng nghĩa bằng Trung (Hoa) văn (Có thể tụng bằng Việt âm). Theo sự truyền thừa của Bạch giáo ở Tây Tạng, Bạch giáo đồ đã tu trì pháp Kim Cang Tát Đỏa cộng them phần quán vào phần giữa cũa cái đầu (trung mạch) thành một tam giác cân đáy lên trên, mũi chỉ xuống miệng như một cái phễu, phân rõ thành 2 huyệt thái dương và trung tâm của hậu não, từ từ hút vào yết hầu (mũi của tam giác). Đồng thời ở giữa phần trên đỉnh đầu quán thêm một chử Ah màu trắng.
Ngoại trừ đã quán tưởng trên đỉnh đầu Kim Cang Tát Đỏa Phụ Mẫu Cam Lồ quán đảnh, chữ Ah màu trắng nầy cũng chảy xuống cam lồ trắng.
Chú Bách Tự Minh: Dịch nghĩa
Om Qui mạng
Vajra -sattva Kim Cang Tát Đỏa
Samaya Tam muội da
Manu palaya Nguyện thủ hộ ngã
Vajra Sattvenopathistha Vi Kim Cang Tát Đỏa vị
Dridhome bhava Vi Kiên Lao ngã
Sutosyomebhava Ư ngã khả hoan hỉ
Supossyamebhava Kim ngã tùy Tâm dư
Anuraktomebhava Kim ngã thiện tăng ích dã
Sarva Siddhim Meprayassca Thọ dử ngã nhất thiết tất địa
Sarva Karmesu came Cập chư sự nghiệp
Cittam Siyam Linh ngã an ổn
Kuru Tác
Hum Hồng
Ha ha haha Tứ vô lượng Tâm
Ho Hỉ lạc chi thanh
Bhagavam Thế tôn
Sarva tathagata Nhứt Thiết Như Lai
Vajra ma me munca Nguyện Kim Cang mạc xả ly ngã
Vajra bhava Linh ngã vi Kim Cang
Maha samaya sattva. Tam muội da tát Đỏa
Ah Ah
Tâm chú: Om Vajra Sattva, Ah
 . Nếu thời gian không đủ, hành giả có thể tụng tâm chú

8. Phổ Ba Kim Cang

Ngài Phổ Ba Kim Cang có đầy đủ oai lực và lòng từ bi không gì so sánh được, có khả năng đọan trừ những bức hại của quỷ thần, phi nhơn, thiên ma, ác thú (trù yểm). Đồng thời cũng có khả năng hàng ma, chấm dứt tai họa và tiêu trừ các khó khăn nguy hiểm. Phổ Ba Kim Cang , dịch âm Hán là Đa Kiệt Thuấn Nổ, ý là Kim Cang Nhụ Đồng.
Theo âm Tây Tạng, Phổ Ba là cái “Cọc gỗ”. Sở dĩ có âm nầy là vì trong tay Ngài có một pháp khí chủ yếu. Đó là một vật hình tam giác có đỉnh rất nhọn, được gọi là “Cọc Kim Cang” hay “Kim Cang Quyết”. Ngày nay còn gọi là “chày Phổ Ba”. Chữ “Phổ” là Tánh Không. Phổ Ba là sự kết hợp giữa Tánh Không và Trí huệ mà thành chớ không phải nghĩa của 2 sư tánh.
Những hành giả Tây Tạng tu theo Mật Tông ngày xưa thường chọn ngài Phổ Ba là bổn tôn. Theo sự truyền thừa ở Tây Tạng, các phái Cát Cư Ba, Ninh Mã Ba, Cách Lỗ Ba, và Tất Ca Ba cả 4 dòng phái đều có Phổ Ba Kim Cang Pháp, tuy nhiên chỉ có 2 phái Ninh Ma Ba và Tát Ca Ba đặc biệt coi trọng.
Phổ Ba Kim Cang có đầy đủ đại bi oai lực không gì sánh bằng, bên ngoài hiện tướng phẩn nộ để loại trử tât cả những biến hại của chú yểm, Thiên Ma, phi nhơn, quỷ thần…. và hàng phục được ma quân để tiêu trừ tai nạn và nguy hiểm. Ngoài ra còn có khả năng để đối trị được sự chấp trước, tham lam, phiền não của tự ngã, dứt trừ mọi chướng ngại từ trong nội tâm đến ngoại tướng.
Nhân duyên ngài Phổ Ba Kim Cang thị hiện được tương truyền như sau:
Ngày xưa trong rừng Tử Đà Lâm (Rừng bỏ thây người chết) có một Đại Quỉ Thần trú ngụ tên là Ma Đương Lỗ Trác. Quỉ thần nầy có 3 đầu, 6 tay, 4 chân, sau lưng có một đôi cánh thường đem nguy hại đến loài hữu tình trong tam giới.
Trong lúc đó ngài Kim Cang Tát Đỏa hiện thân phẩn nộ Cát Mã Hắc Lổ Ca. Để hàng phục vị Đại quỉ thần nầy, ngài hóa thân thành Phổ Ba Kim Cang, thị hiện với hình tướng và sức mạnh như là Đại quỉ thần và không có sức mạnh hay oai thần nào sánh kịp.
Một thuyết khác lại nói rằng, ở giữa biên giới Ấn Độ và Nepal có một động đá tên là Lại Thư. Ngày xưa ngài Liên Hoa Sanh và công chúa Nepal là Thích Ca Đức Hoa trong lúc tu đạo thù thắng, có 3 con quỷ đến gây chướng ngại làm gián đọan sự tu hành; đồng thời gây hạn hán cho vùng đất ấy trong 3 năm không một hạt mưa; bịnh dịch hoành hành, và bịnh đói kém kéo dài nhiều năm. Vì thế mà ngài Liên Hoa Sanh đã phái 2 sứ giả đến Ấn Độ, mang theo phép trừ gián đọan tên là Phổ Ba để truyền lại rồi trở về. Trong khi sứ giả đang hành pháp để chống lại thì 3 vị quỷ nầy đều tự động tránh xa, lập tức  trời mưa xuống và bịnh dịch cũng chấm dứt.
Lại tương truyền rằng: Ngày xưa, ngài Liên Hoa Sanh cùng đệ tử đi từ Tây Tạng vào xứ của Doa Xoa, trên đường đi ngang qua vùng tên là Khổng Than Lạp, một con đường mòn lõm xuống giữa 2 hòn núi. Ngài Liên Hoa hóa thành 2 thân người: một là Phổ Ba Kim Cang với thân thể sáng chói, còn thân kia vẩn là thân củ của ngài.
Ngài Liên Hoa Sanh hỏi các đệ tử: “Các con sẽ hướng về ai để đảnh lễ.”
Các đệ tử đều trả lời: “Trước đây chúng con mỗi ngài đều thấy Liên Sư, mà chưa thấy được bổn tôn Phổ Ba Kim Cang, đến ngày hôn nay mới được thấy ngài, cho nên chúng con cần hướng về ngài Phổ Ba Kim Cang mà 2 đảnh lễ”.
Trong số đó có một đệ tử tên là Di Hỷ Tha Gia thưa rằng: “Từ trước đến nay con kính lễ thượng sư của con, hôm nay con cũng vẫn hướng về Thượng Sư của con mà đảnh lễ.” Vì thế mọi người trừ Di Hỷ ra đều hướng về Phổ Ba Kim Cang mà đảnh lễ.
Ngay sau đó, ngài Liên Hoa Sanh niệm: “Ban Tra Mảnh” lập tức thấy Phổ Ba Kim Cang nhập vào thân của ngài Liên Hoa Sanh. Sự kiện nầy cho thấy rằng Bổn tôn chính là Thượng sư hiện ra, mà chỉ có Di Hỉ Tha Da đã đặc biệt được Phổ Ba Kim Cang gia trì. Pháp Phổ Ba Kim Cang truyền thừa cho đến ngày hôm nay là từ ngài Di Hỷ Tha Gia. Đây là một lối nhận được sự truyền thừa từ phép gia trì đặc biệt.
Phổ Ba Kim Cang thân màu đen lam, có 3 đầu mổi đầu có 3 con mắt, 6 tay, và 4 chân. Giữa một đầu màu lam, đại biểu tướng phẫn nộ của ngài Đại Thế Chí (Kim Cang Thủ), đại biểu ý của chư Phật, mặt bên phải màu trắng đại biểu phẩn nộ tướng của ngài Văn Thù Bồ Tát (Đại Oai Đức Kim Cang) đại biểu thân của chư Phật. mặt phía bên trái màu đỏ, đại biểu A Di Đà Phật (có thuyết nói là Quan Thế Âm Bồ Tát) hiện tướng phẩn nộ (Mã Đầu Minh Vương) đại biểu “Ngữ” của chư Phật. Trong miệng của mỗi đầu có 2 răng lộ ra xỉ lên trên và 2 răng xỉ xuống dưới.

9. Cát Tường Thiên

Cát Tường Thiên là một vị năng trừ tất cả phiền não của chúng sanh, tiêu diệt tất cả tội chướng, gợi lên tất cả các phước đức, xua đuổi tất cả những điều bất tường. Cát Tường Thiên có Phạn danh là Sri-Maha-Devi, là thần hộ pháp của Phật Giáo, bảo vệ tất cả chúng sanh được cát tường, an lạc. Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ Thập Nhị Danh Hiệu đã kê ra những danh hiệu của Ngài gồm có như sau: Cát Khánh, Cát Tường Liên Hoa, Nghiêm Sức, Cụ Tài, Bạch Sắc, Đại Danh Xưng, Liên Hoa Nhãn, Đại Quang Diệu, Thí Thực Giã, Thí Ẩm giả, Bảo Quang, Đại Cát Tường… Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ cũng đã đưa ra 108 danh xưng. Ngoại trừ những danh xưng nầy ra còn có Bảo Tạng Thiên Nữ hoặc Đệ Nhứt Oai Đức Thành Tựu Chúng Sự Đại Công Đức Thiên.

Hình Tượng Của Cát Tường Thiên

Các kinh sách diễn tả không giống nhau về tôn tượng của Cát Tường Thiên. Theo “Chư Thiên Truyện” quyển hạ đã tường thuật như sau:
Thân ngài đoan chánh, có 2 tay màu trắng, đỏ. Tay trái cầm ngọc Như Ý, tay phải kết ấn Thí Vô Uý. Ngài ngồi trên một bảo đài, bên trái có Phạm Thiên tay cầm bảo kính, bên phải có Đế Thích rải hoa cúng dường. Sau lưng Ngài có 7 ngọn núi báu, trên đầu Ngài có 1 vừng mây ngũ sắc, trên vừng mây có 6 thớt voi ngà trắng, vòi voi nâng bình mã não, tự trong bình tuông ra đủ các loại đồ vật, tưới công đức xuống đầu Ngài. Sau lưng Thiên Thần có trăm rừng hoa báu, trên đầu Ngài có thiên diệp bảo cái, trên những lọng của chư Thiên có kỹ nhạc, rải hoa cúng dường.
Lợi Ích
Kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ Thập Nhị Danh Hiệu dạy rằng: Nếu có chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc hay ưu bà di…cho đến tất cả những loại hữu tình thường niệm 12 danh hiệu Ngài, hoặc thọ trì đọc tụng, tu tập cúng dường, vì kẽ khác mà tuyên thuyết, làm được như vậy thì các nghiệp chướng bần hàn, nghèo khổ đều được tiêu trừ và sẽ được giàu sang phú quí. Lại nói, Đà La Ni nầy và 12 danh hiệu năng trừ bần cùng và tất cả những điều bất tường, làm cho tất cả những nguyện cầu đều được viên mãn, hoặc thường xuyên thọ, trì, đọc, tụng, phát tâm tinh tấn không gián đọan, tùy sức thành tâm cúng dường Đại Cát Tường Thiên Nữ Bồ Tát, đều được tất cả tài bảo mong cầu và cát tường an lạc.
Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ còn nói, trì Đại Kiết Tường chơn ngôn và 108 danh hiệu, năng trừ tất cả phiền não, tội chướng, mang lại những công đức, khử trừ tất cả những điều không lành.
Thần chú: Kiết Tường Chơn Ngôn
Nam mô tam mãn đa, mẫu đà nẫm
A bát ra để, ta nẳng nẫm
Đát điệt tha
Án. Khê hế, khê hế
Hồng, Hồng
Nhập phạ ra, nhập phạ ra
Bát ra nhập phạ ra
Bát ra nhập phạ ra
Để sắc sá, để sắc sá
Sắc trí rị, sắc trí rị
Ta phấn tra, ta phấn tra
Phiến để ca, thất rị duệ
Ta phạ ha

10. Hoàng Tài Thần

Hoàng Tài Thần là một trong năm họ tài thần chủ về tài phú, có khả năng giúp cho chúng sanh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và được tài nguyên thăng tiến phong phú hơn. Trong ngôn ngử Tây Tạng, Thần Tài Thần là Tạng Ba Lạp Ta Ba
Thời gian đầu tiên khi đức Thích Ca giảng kinh Đại Bát Nhã trên núi Linh Thứu, tất cả các loại ma quỷ, thần từ trước đến nay thường gây ra trở ngại đã làm cho núi cao sụp lỡ, khiến đại chúng kinh hoàng. Lúc nầy Hoàng Tài Thần liền hiện thân để bảo vệ, sau đó Đức Thế Tôn đã dặn dò ngài Hoàng Tài Thần rằng trong thời vị lai hãy giúp cho tất cả chúng sanh nghèo khổ trong thế gian. Hoàng Tài Thần đã nhận lời ủy thác của Phật và trở thành một đại hộ pháp trong Phật môn.
Bổn tôn hình tướng ngài là bụng to, thân hình nhỏ, hai tay mạnh mẽ sức lực, da màu vàng hoe. Tay mặt Ngài cầm Ma Ni châu, tay trái nắm một con chuột đang nhả viên ngọc quí. Đầ ngài đội mũ Ngủ Phật, thân mặc thiên y trang sức bằng những tràng hạt ngọc quí và hoa sen màu lam. Ngực Ngài đeo tràng hạt ngọc Ô Ba La. Ngài ngồi trên nguyệt luân hoa sen, an nhiên với chân trái co lại, chân phải đạp lên trên những con ốc biển quí báu.
Thành tâm trì tụng tâm chú Hoàng Tài Thần, sẽ được sự bảo vệ và tài nguyện được thăng tiến, tăng trưởng, không bị cảnh ngèo khó, tránh được mọi tình trạng túng quẫn kinh tế. Nếu như phát tâm Vô Thượng Bồ Đề cũng như phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh nghèo khổ, chắc rằng phước đức vô lượng.
Thần Chú:
Tibetan : Om. Jambhala Jalandraye So HaHán-việt: Án. Tạng bạt lạp, trát niệm trát da. Tóa ha

11. Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu có khả năng trừ khử tất cả mọi nghiệp chướng, phiền não, phá tan mọi ác đạo đã gây ra cho chúng sanh vô số khổ ách. Ngài làm cho chúng sanh nhận được sự hộ trì, che chở của chư vị Bồ Tát trong cuộc sống hiện tại và không bị những chướng ngại khổ não bịnh tật.
Trong Phạn văn (tiếng Ấn Độ) Ngài được gọi là Vijaya, mật hiệu là Trừ Ma Kim Cang, lại còn có tên là Tôn Thắng Phật Mẫu, Trừ Chướng Phật Đảnh. Phật Đảnh, chỉ cho V Kiến Đảnh Tướng của Như Lai, người thường không có cách nào thấy được đức tướng thù thắng tối thượng ấy. Trong tất cả các Phật đảnh, Tôn Thắng Phật Đảnh có khả năng trừ khử tất cả mọi phiền não nghiệp chướng của chúng sanh, phá tan mọi khổ ách trong ác đạo vì vậy có tên là Tôn Thắng hay Trừ Chướng Phật Đảnh.

Hình Tượng Tôn Thắng Phật Mẫu

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu còn có tên là Đảnh Kế Tôn Thắng Phật Mẫu gọi tắt là Tôn Thắng Mẫu.
Hình tượng ngài có 3 mặt, 8 tay. Trên mỗi mặt có 3 mắt
Ba Mặt
1. Mặt chính giữa màu trắng, khuôn mặt trầm lặng đẹp đẽ, biểu thị cho sự yên dẹp tai chướng.
2. Mặt phải màu vàng sáng, trong dung mạo mỉm cười vui vẻ biểu thị cho các pháp Tăng Ích.
3. Mặt bên trái màu xanh lam của hoa sen, nhìn thấy hàm răng hiện tướng hung nộ, thân như trăng sáng mùa thu không gợn một tí mây, mặt như một cô thiếu nữ tuyệt trần, biểu thị pháp Hàng Phục.
Tám Tay
1. Tay phải thứ nhất cầm chày Yết Ma Kim Cang chử thập 4 màu để trước ngực, biểu thị hàng ma trừ tai chướng để sự nghiệp tu hành được thành tựu.
2. Tay phải thứ nhì nâng Ngài A Di Đà (hay Đại Nhựt Như Lai) ngồi trên toà sen làm thượng sư biểu thị Hòa Ái.
3. Tay phải thứ ba cầm mũi tên biểu thị sự khơi dậy lòng Từ của chúng sanh.
4. Tay phải thứ tư kết Thí nguyện ấn đặt phía trước đùi chân phải, biểu thị đáp ứng đầy đủ tất cả tâm nguyện của chúng sanh.
5. Tay trái thứ nhất kết ấn Phẫn Nộ Quyền cầm quyến sách (sợi dây) biểu thị sự thu phục tất cả chúng sanh khó điều phục.
6. Tay trái thứ hai kết ấn Thí Vô Úy, biểu thị hướng dẫn chúng sanh ra khỏi sự sợ hãi.
7. Tay trái thứ ba cầm cung biểu thị sự chiến thắng tam giới.
8. Tay trái thứ tư kết Định ấn nâng bình Cam Lồ biểu thị làm cho chúng sanh không bịnh tật, sống trường thọ.
Căn cứ vào những lời tường thuật trong nghi quỹ, Tôn Thắng Phật Mẫu lấy Quan Âm tay hoa sen và Bồ tát tay cầm Tịch Tịnh Kim Cang màu lam làm tả, hữu thị giả, Tứ Đại Thiên Vương làm hộ pháp. Phía đông là Bất Động Minh Vương tay cầm bảo kiếm, phía Nam là Ái Nhiễm Minh Vương tay phải cầm móc sắt, phía Tây là Trì Bổng Minh Vương tay phải cầm gậy màu lam, phía Bắc là Đại Lực Minh Vương tay phải cầm chày Kim Cang. Tất cả bốn Minh Vương thân đều màu lam, tay trái đều kết ấn Phẩn Nộ Quyền để trước ngực. Tóc, lông mi, và râu của 4 Minh Vương như hình lửa cháy, hàm răng lớn phẫn nộ nghiến lại. Tất cả đều mặc quần da cọp, đeo rắn làm chuỗi hột, hai chân trái thẳng, chân phải cong lại, đứng oai vệ như lực sĩ.
Tôn Thắng Phật Mẫu tâm chú:
Om. Brum So Ha
Om Amrita Ayuh Dade So Ha


12. Đại Tùy Cầu Bồ Tát

Hạnh nguyện của Ngài Đại Tùy Cầu Bồ Tát là theo sát chúng sanh để biết được lời cầu nguyện mà giải trừ tất cả khổ ách, tiêu diệt ác đạo, làm cho những mong cầu của chúng sanh được thành tựu viên mãn. Lại còn bảo vệ cho quốc gia, khiến cho mưa thuận gió hòa, hoa trái mùa màng được tốt đẹp.
Đại Tùy Cầu Bồ Tát tên Phạn ngữ là Maha Pratisara, phiên âm Hán Việt là Ma Ha Bát La Đê Tát Lạc, có thuyết cho rằng Ngài là hóa thân của đức Quán Thế Âm. Thường gọi tắt là Tùy Cầu Bồ Tát. Ngài thường làm cho mọi sở cầu của chúng sanh đều được thỏa mãn. Trong Thai Tạng Mạn Đà La, Ngài ngự ở Quan Âm viện. Đây là một Bồ Tát thường theo sát những điều mong cầu của chúng sanh để tiêu trừ khổ ách, diệt ác đạo, làm cho mọi mong cầu như ý, vì thế mà tên gọi là Đại Tùy Cầu.


Hình Tượng Ngài Đại Tùy Cầu

Thân ngài màu vàng, một mặt tám tay, làm thành hình trạng vô úy. Ngài đội mũ trong có Hóa Phật, mỗi tay của Ngài đều kết khế ấn. Tám loại ấn có tám loại chơn ngôn theo từng ấn. Trong Phật Giáo Nhật Bản, Phật tử thường tu pháp Ngài để cầu con và cầu cho sản phụ sanh được bình an. Tám tay cầm các vật khác nhau như:
Tay phải thứ nhất cầm chày Kim Cang
Tay phải thứ hai cầm bảo kiếm
Tay phải thứ ba cầm phủ (búa)
Tay phải thứ tư cầm kích ba chỉa
Tay trái thứ nhất cầm hỏa diệm kim luân
Tay trái thứ hai cầm luân sách
Tay trái thứ ba cầm bảo tràng
Tay trái thứ ba cầm hộp kinh
Mật hiệu là Dự Nguyện Kim Cang. Tam muội Da hình là Phạm khiếp (Phạm Khiếp: Phạm khuông là cái hộp gỗ kẹp quyển Kinh viết trên lá)
Đại Tuỳ Cầu chơn ngôn:
Om. Bhara Bhara
Sambhara Sambhara
Indriya Visodhani
Hum, Hum
Cale
Soha

20. Lục Độ Mẫu (Green Tara)

Hạnh Nguyện: Green Tara làm tăng trưởng phước đức, thành tựu tất cả mọi sự tốt lành, giàu sang, phú quí, khiến cho người tu hành an trú vui vẻ trong phước điền, được an nhiên tự tại. Phàm những người cầu tài bảo đều tùy nguyện được viên mãn. Lục Độ Mẫu tên xưng đầy đủ là Thánh Cứu Độ Mẫu, là hóa thân của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, là Phật mẫu trong Bộ Quan Âm Mật Giáo. Lại còn xưng là Thánh Đa La Bồ Tát, Đa La Tôn, Đa La Tôn Quan Âm, Đa La Quan Thế Âm, Lục Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu, Thánh Cứu Độ Phật Mẫu, gọi tắt là Độ Mẫu. Cộng tất cả là 21 tôn, gọi là 21 Độ Mẫu đều do ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân
Căn Cứ theo Đại Phương Quảng Mạn Thù Thất Lợi Kinh, phẩm Quán Tự Tại Bồ Tát nói rằng: Trong khi ngài Quán Tự Tại Bồ Tát an trụ trong Phổ Quang Minh Đa La tam muội, dùng tam muội lực, trong mắt phóng ra đại quang minh, Đa La Bồ Tát tức theo ánh sáng mà hóa sanh thành một thiếu nữ xinh đẹp, dùng ánh sáng trong mát chiếu khắp chúng sanh, thương xót chúng sanh như người mẹ hiền, thệ nguyện độ hết tất cả chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử.
Tu trì theo pháp của Ngài Lục Độ mẫu đọan trừ được sinh tử luân hồi. tiêu trừ tất cả mọi chướng ngại, bịnh , khổ…cũng trừ được tai nạn, tăng phước sống lâu, mở rộng trí huệ, phàm có cầu nguyện đều được thành tựu.
Trong Kinh Thánh Đa La Bồ Tát Nhứt Bách Bát Danh Đà La Ni: Nếu hành giả phát tâm chí thành trì niệm 108 danh hiệu và đọc Đà La Ni nầy 1 biến, 7 biến, cho đến 21 biến, trong lúc tụng niệm không được bỏ sót chữ hoặc câu, người tu hành làm được như vậy sẽ gặt hái được mọi sự tốt lành và phú quí cũng như thành tựu được pháp nầy, tùy nguyện của mình mà vĩnh viễn không có trở ngại. Ngoài ra trong kinh Tán Dương Thánh Đức Đa La Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh cũng có đề cập như sau: Nếu có người theo đúng Pháp mà thọ trì Đa La Bồ Tát Nhứt Bách Bát Danh, sẽ được tăng phước, nổi danh, tiền của nhiều, tốt lành an trú trong ruộng phước, tài sản tăng lên và được tự tại. Kinh Cứu Độ Phật Mẫu Nhị Thập Nhất Chủng Lễ Tán nói: Cứu Độ Phật Mẫu Nhị Thập Nhất Chủng Lễ tán nói: Cầu tiền của, địa vị được tăng lên, đều được vào viên mãn ý nguyện.
Hình Tướng:

Vị tôn nầy hiện tướng một thiếu nữ toàn thân màu lục. Một mặt, hai tay, hiện tướng rất hiền lành. Đầu đội mũ Ngũ Phật. Thân mang các tràng hạt quí, mặc Thiên y. Hạ thân quàng váy. Thân tướng trang nghiêm, ngồi trên nguyệt luân Bồ Tát tòa. Chân phải ở trong tư thế đạp ra, chân phải co lại, Tay phải hướng ra ngoài đặt trên đầu gối phải, bắt Thí Nguyện Ấn, cầm hoa sen xanh. Tay trái để trước ngực cũng cầm hoa sen xanh.
Chơn ngôn:
Om. Tare Tuttare Ture Ye So ha
(Om. Ta-rê Tút-Ta-Rê Tu-rê Ye, So Ha)
 Đàn LỤC ĐỘ MẪU 
.

HẾT - dienbatn giới thiệu .